Ông Biden ký luật cấm nhập khẩu từ Tân Cương, Trung Quốc giận dữ đáp trả
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã lên tiếng chỉ trích sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật cấm hàng hóa nhập khẩu từ Tân Cương.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Reuters).
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden ngày 23/12 đã ký ban hành Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật hồi tháng trước sau khi đạt được sự thống nhất từ các nhà lập pháp.
Chính quyền Biden cấm hàng hóa nhập khẩu từ Tân Cương với cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức tại khu vực này. Nếu muốn nhập khẩu vào Mỹ, các hàng hóa từ Tân Cương phải chứng minh đây không phải sản phẩm của lao động cưỡng bức.
Một số hàng hóa như bông, cà chua và polysilicon được sử dụng trong sản xuất pin năng lượng mặt trời được coi là các hàng hóa “ưu tiên cao” trong lệnh cấm nhập khẩu của Mỹ.
Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích đạo luật vừa ban hành của chính phủ Mỹ, phủ nhận hành vi cưỡng bức lao động ở Tân Cương. Tân Cương là nhà cung cấp lớn về bông cũng như nguyên liệu cho pin mặt trời trên thế giới.
Video đang HOT
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết hành động này của Mỹ đã “phớt lờ sự thật và vu khống ác ý tình hình nhân quyền ở Tân Cương”.
“Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế, đồng thời là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Trung Quốc cực lực lên án và kiên quyết bác bỏ điều đó”, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc Liu Pengyu cho biết trong một tuyên bố qua email hôm 23/12.
Ông Liu cho biết Trung Quốc “sẽ phản hồi thêm tùy theo diễn biến của tình hình”, nhưng không nêu chi tiết.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết việc Tổng thống Biden phê chuẩn đạo luật đã nhấn mạnh “cam kết của Mỹ trong việc chống lại lao động cưỡng bức”.
“Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết làm việc với Quốc hội và các đối tác liên ngành của chúng tôi để tiếp tục giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương và tăng cường hành động quốc tế chống lại sự vi phạm nghiêm trọng này”, ông Blinken cho biết trong một tuyên bố.
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ ước tính khoảng 9 tỷ USD sản phẩm bông và 10 triệu USD sản phẩm cà chua đã được nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm qua.
Trung Quốc ngày 21/12 công bố lệnh trừng phạt 4 quan chức thuộc Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của chính phủ Mỹ nhằm đáp trả việc Washington trước đó trừng phạt các quan chức Bắc Kinh liên quan tới vấn đề Tân Cương. Theo đó, các quan chức trên sẽ bị cấm tới thăm Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Macao và bất cứ tài sản nào mà họ sở hữu tại Trung Quốc sẽ bị đóng băng.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây căng thẳng gần đây do vấn đề Tân Cương. Phương Tây cáo buộc Bắc Kinh có hành động không đúng mực như cưỡng bức lao động đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Tuy nhiên, Trung Quốc nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Liên Hợp Quốc ước tính hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị bắt giữ tại các trại cải tạo ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận cái gọi là trại cải tạo cũng như cáo buộc ngược đãi, khẳng định người Duy Ngô Nhĩ vào các trung tâm giáo dục nghề nghiệp này là hoàn toàn tự nguyện.
Mỹ trừng phạt các quan chức, công ty Trung Quốc
Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố áp lệnh trừng phạt đối với các quan chức Tân Cương và công ty Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng song phương chưa hạ nhiệt.
Công nhân xử lý bông tại Tân Cương, Trung Quốc (Ảnh: Getty).
Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/12 đã đưa công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime của Trung Quốc và 2 lãnh đạo chính trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Shohrat Zakir và Erken Tuniyaz, vào danh sách trừng phạt.
Zakir là lãnh đạo khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Trung Quốc từ năm 2018 đến năm 2021, và Tuniyaz hiện là quyền lãnh đạo khu vực này.
Mỹ cáo buộc công ty SenseTime phát triển chương trình nhận diện khuôn mặt được sử dụng trong việc kiểm soát người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo thiểu số khác tại Tân Cương. SenseTime từng bị đưa vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ vào năm 2019.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây căng thẳng gần đây do vấn đề Tân Cương. Phương Tây cáo buộc Bắc Kinh có hành động không đúng mực như cưỡng bức lao động đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Tuy nhiên, Trung Quốc nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2020 đã ký thông qua Đạo luật Chính sách Nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, kêu gọi trừng phạt các cá nhân có liên quan tới cáo buộc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng Hồi giáo tại Tân Cương.
Chính quyền Mỹ đã áp lệnh cấm nhập khẩu bông và các sản phẩm từ bông của Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC), trong khi Bộ Tài chính Mỹ cũng cấm toàn bộ giao dịch tài chính với tổ chức này. XPCC là một trong những nhà sản xuất bông lớn nhất của Trung Quốc. Mỹ nghi ngờ XPCC sử dụng lao động cưỡng bức là những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Washington cấm nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào nếu phát hiện có hành vi cưỡng bức lao động liên quan tới quá trình sản xuất sản phẩm đó. Liên minh châu Âu (EU) đầu năm nay cũng áp lệnh trừng phạt các quan chức ở Tân Cương và XPCC.
Liên Hợp Quốc ước tính hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị bắt giữ tại các trại cải tạo ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận cái gọi là trại cải tạo cũng như cáo buộc ngược đãi, khẳng định người Duy Ngô Nhĩ vào các trung tâm giáo dục nghề nghiệp này là hoàn toàn tự nguyện.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ tuyên bố cáo buộc lao động bị cưỡng bức là "lời nói dối chính trị" và cảnh báo sẽ có biện pháp hành động để bảo vệ lợi ích của các thực thể bị ảnh hưởng.
Viện Chính sách Chiến lược Australia năm 2020 ước tính ít nhất 80.000 người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng thiểu số khác đã được chuyển từ Tân Cương tới các nhà máy trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh kịch liệt phản đối việc sử dụng lao động cưỡng bức và xóa sổ tình trạng này dưới bất kỳ hình thức nào.
Ngoài lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc, Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/12 cũng áp lệnh trừng phạt đối với một loạt cá nhân và thực thể tại Triều Tiên và Myanmar.
Mỹ, Trung Quốc đánh giá tích cực về vòng đối thoại 'phá băng' cấp cao Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Ngoại vụ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 6/10 đã có cuốc gặp trực tiếp tại một khách sạn ở Zurich, Thụy Sĩ. Ông Dương Khiết Trì (trái) và ông Jake Sullivan. Ảnh: AFP Theo thông cáo...