Mỹ lợi bất cập hại nếu dùng sức ép quân sự ở Panama và Greenland

Theo dõi VGT trên

Các nhà phân tích cho rằng, việc Washington sử dụng biện pháp quân sự để giành quyền kiểm soát kênh đào Panama và đảo Greenland sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ nhiều hơn là Trung Quốc.

Mỹ lợi bất cập hại nếu dùng sức ép quân sự ở Panama và Greenland - Hình 1

Ông Trump nói Greenland có ý nghĩa chiến lược đối với an ninh của Mỹ (Ảnh: Reuters).

Ngày 7/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo, Washington có thể giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama, thuộc chủ quyền của Panama ở Trung Mỹ, mua lại đảo Greenland, một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch.

Ông nói Greenland rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ và kênh đào Panama rất quan trọng đối với an ninh kinh tế của Mỹ, cáo buộc Trung Quốc đang kiểm soát kênh đào này.

Ông cũng tuyên bố không loại trừ việc sử dụng biện pháp quân sự để giành lại kênh đào Panama và Greenland.

Đối với Bắc Kinh, cả 2 khu vực này đều có tầm quan trọng chiến lược vì chúng cung cấp khả năng tiếp cận các tuyến đường hàng hải trong thương mại toàn cầu và cho vận chuyển tài nguyên khoáng sản.

Trả lời báo Straits Times, Tiến sĩ Scott Kennedy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ khẳng định: “Khả năng Mỹ sử dụng vũ lực ở Greenland hoặc Panama là bằng không. Đó chỉ là lời hùng biện thể hiện sự quan tâm của Mỹ đối với 2 lĩnh vực đó. Đây là mối quan tâm rất bình thường về khả năng tiếp cận khoáng sản, tuyến đường vận chuyển và tính tự cường”.

Nhiều nhà phân tích Trung Quốc nghĩ rằng ông Donald Trump sẽ tránh khả năng sử dụng sức mạnh quân sự.

“Hầu hết mọi người đều biết ông Trump là người đưa ra yêu sách trên trời khi bắt đầu đàm phán nhưng sẵn sàng giải quyết ở cấp độ cơ bản”, Giáo sư Cui Hongjian, một chuyên gia châu Âu tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, cho biết.

Chuyên gia này nghĩ rằng ông Trump có thể đạt được mục tiêu đảm bảo an ninh kinh tế của Mỹ ở Greenland bằng cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như khuyến khích hòn đảo yêu cầu quyền tự trị nhiều hơn từ Đan Mạch, điều này có thể để lại nhiều chỗ hơn cho ảnh hưởng của Mỹ.

Cũng theo Giáo sư Cui, nếu áp dụng một cách tiếp cận mềm mỏng hơn, ông Trump sẽ khó có thể đáp ứng các lợi ích thương mại của Greenland, vốn là cơ sở để Greenland cho phép Trung Quốc đầu tư vào các mỏ của họ.

Đối với kênh đào Panama, sẽ rất khó để ông Trump hạn chế các tàu buôn Trung Quốc đi qua đây.

Video đang HOT

Một hiệp ước đã đảm bảo tính trung lập vĩnh viễn của kênh đào kể từ khi Mỹ bàn giao tuyến đường thủy cho Panama vào năm 1999. Kênh đào hiện nay cho phép khả năng tiếp cận công bằng cho tất cả các quốc gia và thu phí không phân biệt đối xử.

“Tôi không biết bất kỳ sáng kiến nào để thay đổi tình hình hiện tại”, Tiến sĩ Evan Ellis, giáo sư nghiên cứu về Mỹ Latinh tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Đại học Chiến tranh Quân đội Mỹ, nói với Straits Times.

Các nhà phân tích Mỹ lo ngại sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở kênh đào Panama có thể đe dọa an ninh kinh tế của Mỹ.

Sau khi Panama cắt đứt quan hệ với đảo Đài Loan vào năm 2017 và trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên ký kết Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc vào năm 2018, sự hiện diện của Trung Quốc ở kênh đào đã tăng lên.

Tuy Trung Quốc không kiểm soát kênh đào nhưng các công ty đại lục và Hong Kong kiểm soát các cảng lớn ở cả 2 đầu Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của tuyến đường thủy Panama. Điều này khiến Mỹ lo ngại Bắc Kinh có khả năng phong tỏa kênh đào để cản trở việc đi lại của các tàu Mỹ.

Trung Quốc là nước sử dụng kênh đào Panama lớn thứ hai sau Mỹ. Hiện có khoảng 40 công ty Trung Quốc hoạt động xung quanh kênh đào trong các lĩnh vực như hậu cần, tài chính và điện.

Tiến sĩ Ellis lấy ví dụ về các thỏa thuận thuận lợi mà chính phủ Panama trước đây đã đưa ra cho các công ty Trung Quốc: các điều khoản gia hạn hợp đồng thuê của Hutchison Port Holdings (có trụ sở tại Trung Quốc) để vận hành các nhượng quyền cảng quan trọng; mức thầu của China Landbridge để thành lập một cảng container mới lớn ở Colon; một hệ thống tàu chở khách nhanh trị giá 4 tỷ USD và một công trình dự phòng của đường dây điện xuyên Panama thứ 4.

Các sáng kiến mới hơn cũng gây nghi ngờ như các thỏa thuận trả tiền cho Power China để lắp đặt 530MW công suất năng lượng mặt trời, cùng với các dự án 5G và thành phố thông minh có thể có rủi ro dữ liệu.

Tiến sĩ Kennedy cho biết Trung Quốc cần phải làm nhiều hơn nữa để trấn an Mỹ và các nước khác.

Các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng nếu Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự hoặc các biện pháp mạnh tay khác để hạn chế hoạt động hợp pháp của công ty Trung Quốc ở Panama và Greenland, thiệt hại tập thể đối với các giá trị phương Tây và mối quan hệ của Mỹ với phần còn lại của thế giới sẽ lớn hơn tổn hại mà Trung Quốc gặp phải.

Ông Trump có nói đùa khi muốn kiểm soát kênh đào Panama và sáp nhập Canada?

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã thẳng thắn nêu vấn đề mua Greenland, đưa Canada thành bang thứ 51 của Mỹ và giành lại kiểm soát đối với kênh đào Panama.

Ông Trump có nói đùa khi muốn kiểm soát kênh đào Panama và sáp nhập Canada? - Hình 1

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).

Thời gian gần đây, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhiều lần nói đến việc mua lại đảo Greenland của Đan Mạch, biến Canada thành bang thứ 51 của Mỹ, giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama và đổi tên "Vịnh Mexico" thành "Vịnh Mỹ", hay sẽ áp đặt các biểu thuế mới với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada...

Đặc biệt, tại cuộc họp báo ngày 7/1 ở Mar-a-Lago, Florida, khi được hỏi liệu ông có thể đảm bảo sẽ không dùng sức ép quân sự hay kinh tế để giành lại đảo Greenland và kiểm soát kênh đào Panama hay không, ông Trump đã không hề úp mở: "Không, tôi không thể đảm bảo với các bạn về bất kỳ điều nào trong 2 điều đó. Song, tôi có thể tuyên bố rằng chúng tôi cần những thực thể đó vì an ninh kinh tế". Không chỉ vậy, ngay trước sự kiện trên, con trai cả của ông là Donald Trump Jr. đã đích thân đến thăm Greenland và mô tả chuyến đi là "khá vui vẻ".

Tầm quan trọng của Greenland, Canada và kênh đào Panama

Thứ nhất là Greenland, một hòn đảo lớn nhất thế giới ở cực Bắc trái đất nằm giữa Bắc Mỹ và Bắc Âu hiện do Đan Mạch quản lý; rất giàu tài nguyên khoáng sản quý hiếm như dầu mỏ, khí đốt và đặc biệt là đất hiếm rất cần cho nền kinh tế Mỹ. Từ 1951, Washington lập căn cứ không gian Pituffik ở phía Tây Bắc Greenland, nằm giữa đường nối Moscow với New York và là tiền đồn cực Bắc của lực lượng vũ trang Mỹ và có trang bị hệ thống cảnh báo tên lửa.

Theo ông Ulrik Pram Gad, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch, với vị trí chiến lược ở Bắc Cực, từ lâu Greenland đã được coi là chìa khóa cho an ninh Mỹ vì có vai trò đặc biệt quan trọng trong đối phó với các cuộc tấn công tiềm tàng từ Nga. Đặc biệt, trước tình hình nhiệt độ toàn cầu lên cao khiến độ tan chảy băng ở Bắc Cực ngày càng nhanh, Greenland càng trở nên quan trọng về mặt chiến lược đối với Mỹ, nhất là khi Nga đang đẩy nhanh việc khai thác khu vực Bắc Cực và việc băng tan sẽ giúp mở thêm các tuyến vận chuyển hàng hóa qua Greenland (theo Hội đồng Bắc Cực thì vận chuyển hàng hóa qua Bắc Cực đã tăng 37% trong thập niên tính tới năm 2024).

Còn theo giáo sư Klaus Dodds thuộc Đại học London, các mỏ tài nguyên thiên nhiên phong phú của Greenland mới là điều hấp dẫn ông Trump hơn cả. Thực tế là theo một cuộc khảo sát tiến hành năm 2023, ngoài dầu mỏ và khí tự nhiên, hòn đảo này còn có 25 trong tổng số 34 loại khoáng sản quý hiếm rất thiết yếu đối với công nghiệp bán dẫn như than chì, lithium, niken, coban và đất hiếm.

Thực ra dù trong nhiệm kỳ đầu tiên đã nêu ra nhưng ông Trump cũng không phải tổng thống Mỹ đầu tiên đưa ra ý tưởng mua Greenland. Từ năm 1867, khi mua Alaska, Tổng thống Andrew Johnson cũng đã cân nhắc mua Greenland và vào cuối Thế chiến II, chính quyền Tổng thống Truman đề nghị trả cho Đan Mạch 100 triệu USD để mua hòn đảo này. Tuy nhiên, tất cả những ý định đó đều không thành.

Thứ hai là Canada, quốc gia láng đồng minh láng giềng phía Bắc rất quan trọng của Mỹ với vùng "Ngũ Đại Hồ", khu vực xuyên Canada và Mỹ kéo dài từ miền Tây New York và Pennsylvania của Mỹ ở phía Đông đến miền Nam Ontario của Canada ở phía Tây, là khu vực đông dân nhất Tây bán cầu và cũng là một trong những nơi tạo ra tài sản lớn nhất của thế giới, với tốc độ vận chuyển hàng hóa qua lại qua biên giới Canada - Mỹ luôn ở mức rất cao.

Hiện tại ngoài việc xuất điện sang Mỹ, Canada đang là nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất của Mỹ với 4,6 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, uranium của Canada là nguồn nhiên liệu chủ chốt cho các nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ, còn kali Canada chính là nguyên liệu sản xuất phân bón chủ lực cho các trang trại của Mỹ. Vì thế, việc sáp nhập Canada có thể đem lại cho Mỹ những lợi ích quan trọng về mặt kinh tế và giúp giảm thâm hụt thương mại mà ông Trump gọi là "khoản trợ cấp" cho Canada (200 tỷ USD mỗi năm).

Thứ ba là kênh đào Panama do Pháp bắt đầu xây dựng vào năm 1881, nhưng về sau gặp nhiều khó khăn nên năm 1904 Mỹ đã tiếp quản toàn bộ, hoàn thành vào năm 1914 và giành quyền kiểm soát từ đó đến năm 1999 thì bàn giao lại cho Panama theo Hiệp định Carter - Torrijos ký tại Washington năm 1977.

Thực tế là khi Tổng thống Carter ký Hiệp định trên đã gặp phải sự phản đối của nhiều nghị sỹ Mỹ bởi họ không muốn mất đi một biểu tượng quyền lực và sức mạnh khoa học công nghệ của Mỹ như chính Tổng thống Theodore Roosevelt từng tuyên bố đó là "một kỳ tích mà người dân nền Cộng hòa này sẽ nhìn lại với niềm tự hào cao nhất". Nay, khi kênh đào Panama trở thành cửa ngõ chiến lược của ngành vận tải đường biển quốc tế, một "con gà đẻ trứng vàng" với doanh thu là 4986 tỷ USD trong năm tài chính 2024 (theo thông báo của Cơ quan quản lý kênh đào Panama), đóng góp cho Panama khoảng 10% GDP, nhiều người Mỹ hẳn cảm thấy tiếc nuối vì đã chuyển giao cho Panama kênh đào này.

Phản ứng của các nước liên quan

Có thể nói, ngay từ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nêu vấn đề mua Greenland, đưa Canada thành bang thứ 51 của Mỹ và giành lại kiểm soát đối với kênh đào Panama, tất cả các nước liên quan trực tiếp đã nhanh chóng lên tiếng phản đối.

Trước hết là về Greenland, ông Muste Egede, thủ lĩnh của hòn đảo này đã nói: "Chúng tôi không phải để bán và sẽ không bao giờ để bán". Còn Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen khẳng định: "Chỉ có người dân tại lãnh thổ tự trị Greenland mới có thể quyết định tương lai của họ". Về phía Canada, Thủ tướng Justin Trudeau cũng nói rõ "không bao giờ có chuyện Canada trở thành một phần của Mỹ" và lập luận rằng "người dân ở cả hai quốc gia đều được lợi khi là đối tác thương mại và an ninh lớn nhất của nhau"; còn theo khảo sát vào tháng 12/2024 của công ty nghiên cứu thị trường Leger, chỉ 13% trong số 1.520 người Canada tham gia trả lời là có mong muốn nước này trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ, trong khi 82% phản đối đề xuất này.

Trong khi đó, Chính phủ Panama cũng tuyên bố "chủ quyền của kênh đào là không thể thương lượng"; còn theo Bộ trưởng Ngoại giao Javier Martinez-Acha, "chủ quyền công trình này là một phần trong lịch sử đấu tranh của Panama". Ngoài ra, Tổng thống Honduras Xiomara Castro cũng đã dọa sẽ đóng cửa một căn cứ không quân Mỹ tại nước này nếu ông Trump trục xuất người Honduras như đã hứa trong chiến dịch tranh cử.

Không chỉ vậy, khi Washington tập trung vào Ukraine, Trung Đông và Đông Á, các nước Trung Mỹ nhích lại gần Trung Quốc về mặt kinh tế và biến Bắc Kinh thành đối tác thương mại lớn nhất của mình. Đặc biệt, tháng 11/2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khánh thành một cảng mới trị giá 1,3 tỷ USD tại Peru do Trung Quốc tài trợ.

Đáng chú ý, khi ông Trump tuyên bố không loại trừ việc dùng vũ lực để kiểm soát đảo Greenland và kênh đào Panama, Ủy ban châu Âu nói chung cũng như các nước đồng minh lớn của Mỹ ở châu Âu và chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã đồng loạt lên tiếng phản đối, trong đó Ủy ban châu Âu tuyên bố khẳng định "chủ quyền của các quốc gia cần được tôn trọng và đây cũng là giá trị ngoại giao và nguyên tắc cốt lõi mà Ủy ban châu Âu đang hướng tới". Thậm chí, ông còn nêu rõ: "Điều khoản về Phòng thủ chung theo Hiệp ước Lisbon cũng sẽ được áp dụng đối với Greenland trong trường hợp xảy ra các động thái quân sự".

Ngày 8/1, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố: "Nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới áp dụng cho mọi quốc gia, bất kể quốc gia đó hùng mạnh đến mức nào". Sau đó, ông đã viết trên mạng xã hội X: "Biên giới không được thay đổi bằng vũ lực. Nguyên tắc này áp dụng cho mọi quốc gia, dù ở phương Đông hay phương Tây". Còn Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Jean-Noel Barrot cũng cho rằng "Greenland là lãnh thổ châu Âu và không có chuyện EU để các quốc gia khác trên thế giới, bất kể họ là ai... tấn công biên giới có chủ quyền của mình".

Với chính quyền của đảng Dân chủ ở Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken ngày 8/1 đã phải lên tiếng trấn an khi cho rằng "ý tưởng của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc kiểm soát Greenland là không tốt và sẽ không bao giờ thực sự xảy ra, vì vậy không nên lãng phí thời gian để nói về vấn đề đó".

Ý đồ sâu xa của ông Trump và triển vọng sắp tới

Trong bài viết trên tạp chí Foreign Policy của Mỹ số ra mới đây, ông Howard W. French, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Columbia, đã viết: "Một trong những điều Tổng thống đắc cử Trump cần nhận ra khi trở lại Nhà Trắng là tầm nhìn của ông về sự thống trị hoàn toàn của Mỹ ở Tây bán cầu đã hết sức lỗi thời". Không chỉ vậy, ông French còn cho rằng Tổng thống đắc cử Trump "đã không nhận ra rằng thịnh vượng của Mỹ cũng chính là thịnh vượng của hai nước láng giềng Canada, Mexico và rằng các cặp kinh tế Mỹ - Canada cũng như Mỹ - Mexico thuộc loại bổ trợ nhau cao nhất thế giới".

Rõ ràng là ông Trump đã không nói đùa khi nêu những mục tiêu đầy tranh cãi như trên cũng như liên tục đe dọa áp những biểu thuế mới với nhiều nước khác nhau suốt thời gian qua, nhưng lại rất phù hợp với mục tiêu "MAGA - Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" của mình. Lợi ích về kinh tế và an ninh từ những dự định thâu tóm lãnh thổ nước/lãnh thổ cận như trên là rất rõ ràng và khổng lồ, nhưng ông Trump cũng đủ khôn ngoan để hiểu là sẽ khó khăn như thế nào khi sẽ phải đương đầu với hàng loạt nước đồng minh, láng giềng gần gũi như vậy.

Thời gian mới cho thấy rõ ý đồ sâu xa của ông Trump trong những vấn đề trên, nhưng dù là thế nào thì việc nêu ra những điều đầy tranh cãi và gây "sốc" đó đã khiến các nước liên quan lo lắng cao độ và gây ra sóng gió không nhỏ trong quan hệ của Mỹ với các đồng minh và láng giềng của mình ngay khi ông Trump chưa nhậm chức.

Do vậy, với tư duy thực dụng nhất quán của một "doanh nhân luôn thích mạo hiểm", nhiều khả năng trong những việc trên ông Trump cũng chủ yếu nhằm gây áp lực tối đa để tạo càng nhiều dư địa cho đàm phán càng tốt nhằm buộc đối phương phải nhượng bộ ở mức độ cao nhất có thể. Thực tế là tất cả các bên liên quan, Ủy ban châu Âu và các nước thành viên chủ chốt tuy phản đối mạnh mẽ ông Trump về việc này, nhưng tất cả đều bày tỏ sẵn sàng đối thoại, đàm phán với chính quyền Trump 2.0 để giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ song phương nhằm duy trì và tiếp tục phát triển mối quan hệ nhiều mặt và cùng có lợi giữa hai bên.

Như chính cựu Đại sứ Mỹ tại Canada Gordon Giffin đã nhận định: "Việc ông Trump hùng hồn tuyên bố về nước láng giềng phía Bắc chỉ là một chiến lược đàm phán nhằm tăng tính cấp bách cho những bất mãn về kinh tế bấy lâu nay của Tổng thống đắc cử". Hy vọng rằng những tuyên bố của Tổng thống đắc cử Trump về Greenland, Canada, Panama, Mexico... dù được lặp đi lặp lại nhiều lần thời gian qua và bị tất cả các nước liên quan phản đối mạnh mẽ nhiều khả năng sẽ khó có thể dẫn đến chiến tranh dưới bất kỳ hình thức nào bởi cái giá phải trả đối với tất cả các bên là quá lớn. Tất cả đều bị tổn thương và không có lợi cho sự nghiệp MAGA mà ông Trump ở nhiệm kỳ 2 vẫn đang hướng tới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tứcÔng Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tức
21:41:56 24/01/2025
Mỹ bắt đầu trục xuất người nhập cư trái phép bằng máy bay quân sựMỹ bắt đầu trục xuất người nhập cư trái phép bằng máy bay quân sự
23:29:01 24/01/2025
Sắc lệnh của Tổng thống Trump tước quyền 'sinh ở Mỹ có quốc tịch Mỹ' bị chặnSắc lệnh của Tổng thống Trump tước quyền 'sinh ở Mỹ có quốc tịch Mỹ' bị chặn
21:00:01 24/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiênTổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên
15:10:56 24/01/2025
Kỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nướcKỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nước
13:38:51 25/01/2025
Ấn Độ tuyên án tử hình 5 người trong vụ cưỡng hiếp chấn độngẤn Độ tuyên án tử hình 5 người trong vụ cưỡng hiếp chấn động
19:14:30 24/01/2025
Chưa kiểm soát được cháy rừng Los Angeles, Mỹ lại căng mình với cháy ở San DiegoChưa kiểm soát được cháy rừng Los Angeles, Mỹ lại căng mình với cháy ở San Diego
12:57:56 24/01/2025
WHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút luiWHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút lui
05:50:11 26/01/2025

Tin đang nóng

NSND Kim Xuân và hôn nhân 40 năm: Chồng đưa đón, Tết không áp lực việc nhàNSND Kim Xuân và hôn nhân 40 năm: Chồng đưa đón, Tết không áp lực việc nhà
23:12:19 25/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Chi Pu sang chảnh như tiểu thư tài phiệt, Phương Oanh - Shark Bình "bám dính" không rời nửa bướcThảm đỏ hot nhất hôm nay: Chi Pu sang chảnh như tiểu thư tài phiệt, Phương Oanh - Shark Bình "bám dính" không rời nửa bước
23:42:16 25/01/2025
Cặp đôi bị đồn yêu đương hot nhất Vbiz công khai tình tứ, dân mạng phán câu nàyCặp đôi bị đồn yêu đương hot nhất Vbiz công khai tình tứ, dân mạng phán câu này
23:38:33 25/01/2025
Ngày đầu nghỉ Tết có 27 người tử vong vì tai nạn giao thôngNgày đầu nghỉ Tết có 27 người tử vong vì tai nạn giao thông
21:54:07 25/01/2025
Ca sĩ Trọng Tấn thu hoạch cá trong biệt thự nhà vườn, Hồ Ngọc Hà gợi cảmCa sĩ Trọng Tấn thu hoạch cá trong biệt thự nhà vườn, Hồ Ngọc Hà gợi cảm
21:11:01 25/01/2025
Hot nhất hôm nay: Triệu Lộ Tư rạng rỡ tái xuất sau khi suýt chết, nhưng lộ 1 bộ phận đáng báo động trước mặt 100 fanHot nhất hôm nay: Triệu Lộ Tư rạng rỡ tái xuất sau khi suýt chết, nhưng lộ 1 bộ phận đáng báo động trước mặt 100 fan
21:25:59 25/01/2025
Ồn ào giữa Hồ Ngọc Hà - Minh Hằng, vì sao 8 năm qua vẫn 'nóng'?Ồn ào giữa Hồ Ngọc Hà - Minh Hằng, vì sao 8 năm qua vẫn 'nóng'?
22:44:01 25/01/2025
Đám cưới xa xỉ của thiếu gia tỷ phú với 'Nữ thần rắn'Đám cưới xa xỉ của thiếu gia tỷ phú với 'Nữ thần rắn'
23:00:55 25/01/2025

Tin mới nhất

Ông Trump mềm mỏng hay cứng rắn với Trung Quốc khi trở lại Nhà Trắng?

Ông Trump mềm mỏng hay cứng rắn với Trung Quốc khi trở lại Nhà Trắng?

06:51:30 26/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như có lập trường mềm mỏng hơn với Trung Quốc khi bắt đầu nhiệm kỳ 2, theo Axios.
Trung Quốc nêu cách duy nhất chấm dứt xung đột ở Ukraine

Trung Quốc nêu cách duy nhất chấm dứt xung đột ở Ukraine

06:47:57 26/01/2025
Trung Quốc ủng hộ nỗ lực giải quyết vấn đề Nga - Ukraine của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và cho rằng đàm phán là cách duy nhất chấm dứt chiến sự.
Nga đáp trả tối hậu thư, nêu điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine

Nga đáp trả tối hậu thư, nêu điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine

06:44:15 26/01/2025
Quan chức Nga cho rằng xung đột ở Ukraine không thể được giải quyết trong vòng 100 ngày, trừ khi Mỹ áp dụng cách tiếp cận thực tế hơn.
Israel tuyên bố vẫn ở lại miền Nam Li Băng sau thời hạn rút quân

Israel tuyên bố vẫn ở lại miền Nam Li Băng sau thời hạn rút quân

06:41:46 26/01/2025
Chính phủ Li Băng từng cáo buộc Israel rất nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn bởi Tel Aviv vẫn liên tục ném bom miền Nam nước này.
Iran bác cáo buộc của Israel về việc buôn lậu vũ khí tới Liban

Iran bác cáo buộc của Israel về việc buôn lậu vũ khí tới Liban

05:59:08 26/01/2025
Phản ứng này được Đại sứ Iran đưa ra trong các bức thư gửi Tổng Thư ký LHQ António Guterres và Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Amar Bendjama, nhằm đáp trả cáo buộc của Đại sứ Israel tại LHQ Danny Danon ngày 13/1.
Tai nạn máy bay Hàn Quốc: Cảnh báo về chim đưa ra trước sự cố 1 phút

Tai nạn máy bay Hàn Quốc: Cảnh báo về chim đưa ra trước sự cố 1 phút

05:57:37 26/01/2025
Ủy ban điều tra thuộc Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc cho biết đoạn giám sát vào thời điểm xảy ra tai nạn tại sân bay quốc tế Muan xác nhận rằng chiếc máy bay đã cố gắng bay vòng lại sau khi đâm vào một đàn chim.
Israel tuyên bố không cho người Palestine trở về miền Bắc Gaza

Israel tuyên bố không cho người Palestine trở về miền Bắc Gaza

05:56:00 26/01/2025
Ông Hagari cho rằng Hamas đang gây trở ngại cho tiến trình hòa bình, đồng thời khẳng định Israel sẽ hành động cho đến khi tất cả các con tin được đưa về quê hương.
Bắt giữ nghi phạm đe dọa Tổng thống Donald Trump trên TikTok

Bắt giữ nghi phạm đe dọa Tổng thống Donald Trump trên TikTok

05:51:49 26/01/2025
Năm ngoái, ông Trump là mục tiêu của 2 vụ ám sát, trong đó có vụ xảy ra tại một cuộc biểu tình ở Butler, bang Pennsylvania khiến ông bị thương ở tai.
Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?

Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?

05:47:56 26/01/2025
Tất cả mọi người ở Greenland đều biết một người thân đã tự tử. Một người bạn tốt, một người họ hàng, một người anh em hoặc một người hàng xóm. Một người cha, người mẹ, một người chị em, một người bạn cùng lớp... Dường như không thể tìm ...
Tầm nhìn kinh tế mới của EU: Ưu tiên cạnh tranh, giảm bớt quy định xanh

Tầm nhìn kinh tế mới của EU: Ưu tiên cạnh tranh, giảm bớt quy định xanh

23:08:04 25/01/2025
Dù vậy, EU vẫn khẳng định mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050 nhưng cách tiếp cận sẽ thay đổi để ưu tiên tính cạnh tranh và trung lập về công nghệ.
Các công ty giao hàng Hàn Quốc 'quay cuồng' trước dịp Tết Nguyên đán

Các công ty giao hàng Hàn Quốc 'quay cuồng' trước dịp Tết Nguyên đán

23:01:19 25/01/2025
Một trong những tin nhắn gây chú ý viết: "Do số lượng đơn hàng quá lớn, tôi vừa rời khỏi trung tâm. Việc giao hàng có thể hoàn thành vào khoảng 2 giờ sáng. Tôi rất xin lỗi vì sự chậm trễ và mong bạn thông cảm".
Nga cảnh báo ý định gia nhập NATO của Ukraine

Nga cảnh báo ý định gia nhập NATO của Ukraine

22:25:52 25/01/2025
Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh, việc Kiev gia nhập NATO sẽ ngăn cản việc đạt được hòa bình ở Ukraine và theo nghĩa rộng hơn là ngăn cản việc tạo ra bất kỳ kiến trúc an ninh nào .

Có thể bạn quan tâm

Đạo diễn nói lý do NSƯT Thoại Mỹ thay thế ca sĩ Cẩm Ly tại "Táo xuân 2025"

Đạo diễn nói lý do NSƯT Thoại Mỹ thay thế ca sĩ Cẩm Ly tại "Táo xuân 2025"

Tv show

06:10:20 26/01/2025
Táo xuân 2025 gây chú ý khi ca sĩ Cẩm Ly bất ngờ rời chương trình sau 7 năm đồng hành. Đạo diễn Hoàng Nhật Nam đã lên tiếng về những thay đổi của chương trình năm nay.
Chuyên gia gợi ý những điểm cần thay đổi trong Squid Game 3

Chuyên gia gợi ý những điểm cần thay đổi trong Squid Game 3

Hậu trường phim

06:09:53 26/01/2025
Trong khi chờ đợi phần 3 ra mắt, các nhà phê bình phim của Cineplay đã chia sẻ một số quan điểm cá nhân giúp cho Squid Game trở nên hấp dẫn hơn.
Bộ phim 'Đèn âm hồn' mang đến làn gió mới cho dòng phim tâm linh Việt

Bộ phim 'Đèn âm hồn' mang đến làn gió mới cho dòng phim tâm linh Việt

Phim việt

06:08:19 26/01/2025
Với bối cảnh cổ kính, hoang sơ, Đèn âm hồn khéo léo tạo ra một không gian u ám, đầy bí ẩn, khiến người xem háo hức khám phá những điều chưa biết.
5 món ăn may mắn đầu năm có thể giúp gia chủ 'lên như diều gặp gió'

5 món ăn may mắn đầu năm có thể giúp gia chủ 'lên như diều gặp gió'

Ẩm thực

06:06:47 26/01/2025
Để cầu may mắn, hút tài lộc, người Việt nên ăn gì vào đầu xuân năm mới? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý những món ăn may mắn mang ý nghĩa sung túc, tràn đầy trong năm mới.
Những người mắc bệnh này không nên ăn chuối, kẻo bệnh nặng thêm

Những người mắc bệnh này không nên ăn chuối, kẻo bệnh nặng thêm

Sức khỏe

06:01:19 26/01/2025
Không nên ăn chuối vì trong chuối chứa tyramine, phenyethyamine và axit amin có thể làm giãn mạch máu nhất là những trái chuối quá chín sẽ có hàm lượng các chất này cao hơn và khi ăn nhiều chuối sẽ khiến bạn bị đau đầu.
Phim học đường mới chiếu đã hot rần rần vì dàn cast đẹp hơn cả nguyên tác, nam chính là "thánh visual" đỉnh top đầu showbiz

Phim học đường mới chiếu đã hot rần rần vì dàn cast đẹp hơn cả nguyên tác, nam chính là "thánh visual" đỉnh top đầu showbiz

Phim châu á

23:47:42 25/01/2025
Study Group sau một thời gian dài nhá hàng và gây chú ý bởi dàn cast đúng chuẩn xé truyện bước ra thì đã chính thức phát hành 2 tập đầu tiên trên một nền tảng trực tuyến tại Hàn.
'Emilia Pérez' - tác phẩm khiến dân tình bất bình vì được đề cử quá nhiều giải Oscar

'Emilia Pérez' - tác phẩm khiến dân tình bất bình vì được đề cử quá nhiều giải Oscar

Phim âu mỹ

23:32:06 25/01/2025
Emilia Pérez là một thử nghiệm đầy đủ thức, đặt ra câu hỏi về cách điện ảnh nên phản ánh các vấn đề xã hội phức tạp như thế nào, thay vì chỉ hiện thực được tô hồng.
NewJeans khẳng định không bao giờ quay về với HYBE

NewJeans khẳng định không bao giờ quay về với HYBE

Nhạc quốc tế

23:20:57 25/01/2025
Vào ngày 23/1, NewJeans đã đưa ra một tuyên bố chung, tiết lộ rằng họ đã thuê đại diện pháp lý để phản đối các hành động của ADOR và HYBE.
Bị Oscar hắt hủi, Angelina Jolie đi mua sắm với con trai

Bị Oscar hắt hủi, Angelina Jolie đi mua sắm với con trai

Sao âu mỹ

23:17:58 25/01/2025
Ngôi sao Maleficent Angelina Jolie được phát hiện đi mua sắm cùng cậu con trai 16 tuổi Knox sau khi bị loại khỏi danh sách đề cử Oscar 2025.
Phía sau chuyện tình đạo diễn 65 tuổi và "nàng thơ" kém 22 tuổi

Phía sau chuyện tình đạo diễn 65 tuổi và "nàng thơ" kém 22 tuổi

Sao châu á

23:09:54 25/01/2025
Chuyện tình của đạo diễn Hong Sang Soo và diễn viên Kim Min Hee tiếp tục thu hút dân mạng xứ Hàn khi vợ của đạo diễn 65 tuổi xác nhận, họ chưa ly hôn và bà không biết chồng có con với người khác.
Diễn viên Thanh Trúc khoe nhan sắc tuổi 30, tiết lộ cuộc sống sau thăng trầm

Diễn viên Thanh Trúc khoe nhan sắc tuổi 30, tiết lộ cuộc sống sau thăng trầm

Sao việt

22:58:01 25/01/2025
Ở tuổi 30, Thanh Trúc hướng sự quan tâm của mình đến những người cô thương yêu, không áp lực hay đặt nặng chuyện kết hôn.