Ông Biden gọi những người bạo loạn ở đồi Capitol là ‘khủng bố’
Tổng thống đắc cử Mỹ vừa dành những ngôn từ mạnh mẽ nhất cho những người gây bạo loạn ở toà nhà Quốc hội Mỹ, nói rằng nên gọi họ là những kẻ khủng bố trong nước.
Ông Joe Biden lên án Tổng thống Donald Trump vì đóng một vai trò trong “tình trạng hỗn loạn” với những đám đông xông vào Quốc hội Mỹ ngày 6/1, khiến cuộc đếm phiếu Cử tri đoàn xác nhận chiến thắng của chính trị gia Dân chủ này bị gián đoạn.
Tổng thống đắc cử Joe Biden khi vận động cử tri ở Atlanta, Georgia. Ảnh: WSJ
Bốn người đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn, trong đó một người bị cảnh sát đồi Capitol bắn chết. 68 người đã bị bắt.
“Họ không phải là những người biểu tình. Đừng gọi họ là người biểu tình. Họ là những kẻ bạo loạn, nổi loạn, những kẻ khủng bố trong nước”, hãng tin RT dẫn lời ông Biden. “Bốn năm qua, chúng ta đã có một vị tổng thống coi thường nền dân chủ của chúng ta, hiến pháp và luật pháp của chúng ta rõ ràng trong mọi thứ ông ta đã làm”.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi – người kêu gọi ông Trump phải bị luận tội và Chỉ huy cảnh sát đồi Capitol phải bị sa thải sau làn sóng bạo loạn hôm 6/1 – cũng hưởng ứng những lời trên của ông Biden.
Video đang HOT
“Tổng thống Mỹ đã kích động một cuộc nổi dậy có vũ trang chống lại nước Mỹ”, nữ nghị sĩ Dân chủ nói.
'Thành trì đỏ' Georgia sụp đổ
Việc đảng Dân chủ giành hai ghế thượng nghị sĩ còn lại ở Georgia để kiểm soát Thượng viện cho thấy chiến thắng của Biden tại đây không phải nhờ may mắn.
Cho đến đầu tuần này, đảng Cộng hòa vẫn nắm giữ mọi vị trí dân cử trên toàn bang Georgia và giành thế đa số tại cả hai viện của cơ quan lập pháp bang. Tuy nhiên, làn sóng Dân chủ được cho là đã trỗi dậy mạnh mẽ tại "thành trì bảo thủ" này ngay từ giai đoạn đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump , thu hút sự chú ý của toàn đất nước cũng như nguồn tài trợ chính trị.
Hai tuần trước lễ nhậm chức của Trump hồi năm 2017, Jon Ossoff, người vừa đắc cử thượng nghị sĩ hôm 5/1 nhờ chiến thắng trước đối thủ Cộng hòa David Perdue, từng tuyên bố tranh cử vào Hạ viện Mỹ, nhưng cuối cùng thất bại với cách biệt sít sao.
Raphael Warnock (phải) và Jon Ossoff tại cuộc vận động ở thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ, hôm 4/1. Ảnh: NY Times.
Năm 2018, Brian Kemp, dưới sự hậu thuẫn từ Trump, đã đắc cử Thống đốc bang Georgia với chiến thắng sát nút trước cựu nghị sĩ da màu Stacey Abrams. Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ thất bại của bà Abrams liên quan đến một "cuộc đàn áp cử tri". Theo điều tra của AP hồi năm 2018, Kemp, khi đó là tổng thư ký bang Georgia, đã hủy hơn một triệu đơn đăng ký cử tri từ năm 2012 đến 2018, đồng thời đóng băng khoảng 53.000 đơn đăng ký mà phần lớn trong số đó thuộc về người Mỹ gốc Phi.
Sau khi thất bại với cách biệt chỉ 55.000 phiếu bầu, Abrams thiết lập một kế hoạch chi tiết và đi vận động khắp Georgia, nhằm tăng số lượng cử tri trẻ tuổi, gốc Mỹ Latinh, gốc Á và đến từ các đảo Thái Bình Dương ủng hộ phe Dân chủ. Theo tạp chí Vogue, nỗ lực của bà giúp tăng khoảng 800.000 cử tri mới ủng hộ đảng Dân chủ kể từ năm 2018, trong đó 45% là người dưới 30 tuổi, và 49% là người da màu, cùng nguồn tài trợ và đông đảo tình nguyện viên địa phương.
Quá trình vận động của Abrams được cho là đóng góp không nhỏ vào chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden tại Georgia, giúp ông trở thành ứng viên Dân chủ đầu tiên giành được phiếu đại cử tri của bang này kể từ năm 1992. Đảng Dân chủ tiếp tục hái thêm "quả ngọt" hôm 6/1, sau khi hai ứng viên thượng nghị sĩ Raphael Warnock và Jon Ossoff lần lượt giành chiến thắng trước các đối thủ Cộng hòa Kelly Loeffler và David Perdue.
Ossoff, 33 tuổi, sẽ trở thành thượng nghị sĩ trẻ nhất, đồng thời cũng là người Do Thái đầu tiên đại diện cho Georgia tại Thượng viện. Trong khi đó, Warnock, mục sư tại nhà thờ Ebenezer Baptist, là đảng viên Dân chủ Georgia đầu tiên được bầu vào Thượng viện sau 20 năm và cũng là đại diện người Mỹ gốc Phi đầu tiên của bang này.
Những lập trường của Ossoff và Warnock được đánh giá khác biệt đáng kể so với các ứng viên thượng nghị sĩ Dân chủ trước đây tại Georgia, những người có xu hướng ôn hòa và phát ngôn thận trọng, đôi khi lúng túng, về các vấn đề tôn giáo và súng đạn, vốn vô cùng quan trọng với nhóm cử tri da trắng không ưa phe Dân chủ. Theo bình luận viên Lisa Lerer và Richard Fausset của NY Times , Ossoff và Warnock đã thể hiện được cá tính của bản thân.
Các bình luận viên đánh giá hai chiến thắng của Ossoff và Warnock chứng minh quá trình chuyển đổi tại Georgia, từ một "thành trì đỏ" tưởng như vững vàng của phe Cộng hòa thành bang chiến trường, đã hoàn tất . Trong khi Abrams đang được tôn vinh như một người hùng của phe Dân chủ, Thống đốc Kemp phải hứng chỉ trích từ các đảng viên Cộng hòa ủng hộ Trump vì phản đối nỗ lực lật ngược kết quả tại Georgia của Tổng thống.
Ngoài nỗ lực của Abrams, Lerer và Faussett cho rằng sự hỗ trợ lớn nhất giúp phe Dân chủ "đổi màu" Georgia tới từ chính Tổng thống Trump . Ông tỏ ra thiếu nhiệt tình với những cư dân ôn hòa ở vùng ngoại ô, tạo động lực cho một thế hệ cử tri mới và trở thành mối lo ngại với cộng đồng người da màu, dẫn đến sự hợp nhất thành một liên minh ủng hộ Dân chủ chống lại "người phản diện" là Trump.
Trước thềm bỏ phiếu bầu thượng nghị sĩ vòng hai tại Georgia hôm 5/1, Trump không ngừng tuyên bố vô căn cứ rằng thất bại của ông ở bang này là kết quả của một hệ thống bầu cử "gian lận", công khai khẩu chiến với Thống đốc Kemp và những quan chức Cộng hòa khác của Georgia.
Sự việc bị đẩy lên cao trào sau khi truyền thông Mỹ tung bản ghi âm cuộc gọi kéo dài một tiếng giữa Trump với Tổng thư ký Georgia Brad Raffensperger hôm 2/1. Ông chủ Nhà Trắng ban đầu nài nỉ Raffensperger "tìm 11.780 phiếu", nhưng sau đó đe dọa quan chức này có thể bị truy tố hình sự trừ khi tìm đủ số phiếu để lật ngược kết quả.
Gabriel Sterling, quan chức Cộng hòa cấp cao phụ trách bầu cử tại Georgia, cho rằng những động thái trên của Trump có thể đã làm giảm lượng cử tri Cộng hòa đi bỏ phiếu bầu thượng nghị sĩ.
Cựu nghị sĩ Stacey Abrams phát biểu tại một cuộc vận động ở Atlanta, bang Georgia, hôm 2/11/2020. Ảnh: AFP .
Trong khi đó, đảng Dân chủ dường như đang cố gắng tách biệt với Trump, khi ca ngợi thành công đến từ nỗ lực vận động của chính họ, dựa trên việc tận dụng sự thay đổi về nhân khẩu học tại Georgia. Hạ nghị sĩ Nikema Williams nhận định chiến thắng của Biden đã tiếp thêm niềm tin cho các đảng viên Dân chủ, đặc biệt là người da màu.
"Cuộc bầu cử này không xoay quanh Donald Trump. Đây là dịp để mọi người nhận ra rằng nếu đồng tâm hiệp lực, họ có thể vượt lên tình trạng đàn áp cử tri, và chúng ta có thể chiến thắng tại Georgia", nữ nghị sĩ Dân chủ cho hay.
Theo một số ước tính, cư dân da trắng có thể không còn chiếm đa số tại Georgia vào khoảng năm 2028. Đảng Dân chủ đã xây dựng chiến lược và mở rộng cử tri dựa vào yếu tố này. "Họ biến những cử tri tiềm năng thành cử tri được đăng ký, sau đó trở thành những lá phiếu thực sự", Andra Gillespie, phó giáo sư khoa học chính trị tại thành phố Atlanta, nhận định.
Bất kể mức độ ảnh hưởng của Trump sau khi ông rời Nhà Trắng ra sao, cục diện chính trị tại Georgia rõ ràng đã xoay chuyển, buộc cả hai đảng phải thay đổi chiến lược của họ. Theo Gillespie, Georgia trong tương lai sẽ tiếp tục chứng kiến những kết quả bầu cử sát nút, với cơ hội chia đều cho cả đảng Dân chủ và Cộng hòa như năm 2020.
Trong cuộc chạy đua vào chức thống đốc Georgia năm 2022, Kemp có thể một lần nữa cạnh tranh với Abrams, cuộc đối đầu mà nghị sĩ Williams dự đoán sẽ đưa bà Abrams trở thành thống đốc da màu đầu tiên của Georgia.
Nghị sĩ Nga nói nền dân chủ Mỹ 'què quặt' Quan chức Nga nói bạo loạn ở Đồi Capitol là bằng chứng cho thấy sự suy tàn của Mỹ và nền dân chủ "què quặt cả hai chân". Dưới các tiêu đề "Tràn vào Đồi Capitol" và "Hỗn loạn ở Washington", truyền hình nhà nước Nga hôm nay phát sóng cảnh đám đông ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump phá rào chắn...