Ông Biden chuẩn bị gặp ông Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Washington đăng cai theo lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Mỹ chủ trì diễn ra vào hôm 22/4, được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, theo lời mời của Tổng thống Joe Biden. Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46.
“Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến và sẽ có một bài phát biểu quan trọng”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết hôm 21/4.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu theo lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Joe Biden đã mời hàng chục nhà lãnh đạo thế giới tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến diễn ra trong 2 ngày, bắt đầu hôm 22/4. Hội nghị được Mỹ chủ trì sau khi nước này quyết định trở lại Thỏa thuận Paris năm 2015 về cắt giảm khí thải carbon toàn cầu.
Tại Alaska vào tháng trước, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp cấp cao đầu tiên. Cuộc hội đàm này không mang lại chuyển biến trong thúc đẩy quan hệ, giải quyết các bất đồng, khác biệt giữa Washington và Bắc Kinh.
Mỹ và Trung Quốc bất đồng với nhau về hàng loạt vấn đề từ Hong Kong, Đài Loan và Tân Cương…. Dù vậy, hai bên vẫn nhấn mạnh về những khía cạnh mà Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác với nhau, từ biến đổi khí hậu cho tới giải trừ vũ khí hạt nhân.
Tuần trước, đặc phái viên khí hậu của Mỹ John Kerry đã đến Thượng Hải để gặp người đồng cấp Trung Quốc trong chuyến thăm cấp cao đầu tiên tới Trung Quốc của một quan chức chính quyền Biden. Cả hai đã nhất trí về các hành động cụ thể để cắt giảm lượng khí thải. Các cuộc đàm phán cũng đánh dấu việc nối lại đối thoại về khí hậu bị tạm dừng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump – người rút Mỹ khỏi thỏa thuận Paris.
Trung Quốc, Hàn Quốc nhấn mạnh vai trò hợp tác đa phương
Ngày 20/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu trực tuyến khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2021 (BFA), trong đó kêu gọi cải thiện hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh; THX/TTXVN
Nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi xây dựng một hệ thống quản trị toàn cầu hợp lý và công bằng hơn, cho rằng các quy tắc do một hay một số quốc gia thiết lập không thể áp đặt cho những quốc gia khác. Lâu nay, Bắc Kinh luôn kêu gọi cải tổ hệ thống quản trị toàn cầu, trong đó phản ánh những giá trị và quan điểm của nhiều quốc gia, thay vì chỉ tập trung vào một nhóm nhất định.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nêu bật tầm quan trọng của việc cải thiện hợp tác quốc tế trong vấn đề biến đổi khí hậu và tăng cường hành động để triển khai Hiệp định Paris về vấn đề này. Trong lĩnh vực y tế, ông Tập Cận Bình kêu gọi các nước tôn trọng đầy đủ vai trò chính của WHO trong cuộc chiến chống COVID-19, tăng cường chia sẻ thông tin và các nỗ lực chung, nâng cao hợp tác y tế cộng đồng.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đã gửi thông điệp trực tuyến tới hội nghị, trong đó đề xuất các quốc gia châu Á nên tăng cường hợp tác đa phương để ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ, đơn phương lan rộng. Đề cập tới cách thức để nâng cao vị thế của châu Á và vai trò của hệ thống quản trị toàn cầu trong ứng phó các thách thức toàn cầu hiện nay, ông Moon nhấn mạnh cần duy trì cơ chế hợp tác đa phương, có sự tham gia của càng nhiều quốc gia càng tốt. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cảnh báo việc theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ và cách tiếp cận đơn phương, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, sẽ hình thành một chướng ngại cản trở phục hồi kinh tế toàn cầu.
Ông Moon cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế vì một tương lai hòa bình và thịnh vượng mới trong kỷ nguyên hậu COVID-19, nêu bật vai trò của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực. Ngoài ra, trong bài phát biểu, ông Moon Jae-in cũng kêu gọi các quốc gia châu Á chung tay ứng phó với đại dịch và cũng hành động ứng phó biến đổi khí hậu.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao tổ chức hội nghị thường niên định kỳ tại thành phố duyên hải Bác Ngao (Boao), Trung Quốc. Diễn đàn này do 25 nước châu Á và Australia thành lập năm 2001 nhằm tạo môi trường đối thoại cấp cao cho chính phủ, doanh nghiệp và các chuyên gia, học giả về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường... nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của kinh tế khu vực châu Á. Hội nghị năm nay, diễn ra từ ngày 18-21/4, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của hơn 2.600 đại biểu. Năm 2020, hội nghị không được tổ chức do dịch COVID-19.
Ông Tập ngầm chỉ trích Mỹ bá quyền Ông Tập Cận Bình ngầm chỉ trích Mỹ khi kêu gọi "lãnh đạo các nước xung quanh" không can thiệp công việc nội bộ của nước khác và phản đối bá quyền. "Vấn đề hội nhập nên được tiến hành bằng cách đàm phán và thảo luận. Vận mệnh tương lai của thế giới nên do tất cả các quốc gia cùng quyết...