Ông Biden chỉ trích chính quyền Trump, đặt mục tiêu chống dịch tiếp theo
Trong bài phát biểu giờ vàng đầu tiên của mình, Tổng thống Biden nói người dân có thể tụ tập quy mô nhỏ trước ngày 4/7.
Theo ông Biden, ngày 4/7 (Quốc khánh Mỹ), “có nhiều khả năng… các bạn có thể gặp nhau và cùng nấu nướng gì đó ngoài vườn”.
Trong bài phát biểu giờ vàng hôm 11/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt ra các mục tiêu của giai đoạn tiếp theo trong việc chống lại đại dịch COVID-19. Ông cũng chỉ thị các bang và khu vực đảm bảo tất cả những người đủ điều kiện được tiêm vaccine trước ngày 1/5.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký gói cứu trợ COVID-19. (Ảnh: Fox News)
Mỹ đang tập trung vào một chiến dịch rộng lớn hơn chống COVID-19, trong đó có tăng số điểm tiêm chủng, điều binh sĩ hỗ trợ quá trình tiêm chủng. Nhà Trắng khởi động trang web mới và một đầu số điện thoại 1800 cũng để hỗ trợ việc tiêm vaccine.
Video đang HOT
Cho đến nay, các tiểu bang Mỹ đưa ra tiêu chí khá hạn chế về những người đủ điều kiện tiêm vaccine, ưu tiên người có nguy cơ cao và các nhân viên chống dịch tuyến đầu. Một số bang mở rộng nhóm người đủ điều kiện hơn.
Bài phát biểu của ông Biden đến vào thời điểm nước Mỹ bước sang năm thứ hai sống cùng các biện pháp phong tỏa. “Nhìn lại những bức ảnh và video từ 2019, chúng ta cảm thấy như đó là một thời đại khác, kỳ nghỉ cuối cùng, tiệc sinh nhật cuối cùng với bạn bè, ngày lễ cuối cùng với gia đình họ hàng” , ông Biden nói.
“Dù mỗi người mỗi trải nghiệm khác nhau, chúng ta đều đã mất mát, đều đã chịu đựng, đều đã hy sinh – một năm mất đi những sinh mạng và cuộc sống bình thường, nhưng trong mất mát này chúng ta thấy được mình còn có thể đạt được những gì. Tìm thấy ánh sáng trong bóng tối là một việc đậm tinh thần người Mỹ. Thực tế, đó có thể là điều đậm tinh thần Mỹ nhất mà chúng ta đang làm”.
Cũng trong bài phát biểu, Tổng thống Biden chỉ trích chính quyền tiền nhiệm của ông Donald Trump, dù không nhắc tên trực tiếp.
“Chúng ta đã bị virus tấn công nhưng lại chỉ có im lặng và sự lan truyền cứ thế không được kiểm soát – bị phủ nhận hàng ngày, hàng tuần, rồi hàng tháng trời. Điều đó đã khiến nhiều người chết hơn, nhiều người mắc bệnh hơn, gây ra nhiều sự căng thẳng và cô đơn hơn”.
Trong đại dịch, ông Biden nói, người Mỹ “đã mất niềm tin vào việc liệu chính phủ và nền dân chủ của chúng ta có thể giúp người dân vượt qua những điều thực sự khó khăn hay không”.
Trong khi đó, phản ứng của chính quyền ông Biden với đại dịch được cho là chưa đủ nhanh trong việc mở cửa lại trường học. Trong kế hoạch cứu trợ mới được thông qua, chính quyền Biden dành 130 tỷ USD cho việc mở lại trường, tập trung vào các chiến lược giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh và thuê nhân viên.
Đối với toàn quốc gia, ông Biden kêu gọi mọi người làm “phần của mình” để chống dịch, như đeo khẩu trang. “Tôi cần các bạn”, ông nhấn mạnh.
Bộ trưởng thời Obama nói không tham gia chính quyền Biden
Cựu bộ trưởng An ninh Nội địa Jeh Johnson, ứng viên nặng ký cho một số vị trí nội các thời Biden, nói sẽ không tham gia chính quyền mới.
Thông tin trên được Johnson xác nhận trong một email hôm 8/12. Ông được cân nhắc để trở thành bộ trưởng quốc phòng trong chính quyền mới, nhưng Tổng thống đắc cử Joe Biden đã đề cử tướng về hưu Lloyd Austin vào vị trí đó.
Cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson tại buổi điều trần ở Thượng viện năm 2018. Ảnh: Reuters .
Johnson cũng được xem là ứng viên cho chức bộ trưởng tư pháp, một vị trí chưa được công bố. Khi được hỏi tại sao không tham gia chính quyền mới, Johnson chỉ nhắc tới "tin tức trong 24 giờ qua", có thể muốn đề cập đến thông tin Biden chọn tướng Austin cho vai trò lãnh đạo Lầu Năm Góc.
Johnson lãnh đạo Bộ An ninh Nội địa (DHS) từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2017. Ông cũng từng là cố vấn Bộ Quốc phòng trong những năm đầu nhiệm kỳ của tổng thống của Barack Obama và là phụ trách pháp chế của không quân dưới thời chính quyền Bill Clinton.
Trong thời kỳ Johnson lãnh đạo DHS, chính quyền Obama năm 2014 công bố chương trình lớn để ngăn trục xuất và cấp giấy phép lao động cho hàng triệu người nhập cư sống bất hợp pháp tại Mỹ. Tuy nhiên, nỗ lực đó cuối cùng bị một tòa phúc thẩm liên bang chặn.
Johnson cũng thúc đẩy việc tăng cường giam các gia đình di cư như một biện pháp ngăn chặn sau làn sóng người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Mỹ vào năm 2014. Động thái này thu hút sự chỉ trích từ các nhà hoạt động ủng hộ người nhập cư.
Với việc Johnson khẳng định không tham gia chính quyền Biden, sự chú ý hiện sẽ đổ dồn vào các ứng viên hàng đầu cho chức bộ trưởng tư pháp. Các ứng viên có thể được đề cử gồm Sally Yates, cựu thứ trưởng tư pháp, và Doug Jones, cựu công tố viên liên bang kiêm thượng nghị sĩ. Thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang Merrick Garland cũng được xem là ứng viên cho vị trí này.
Biden sắp công bố nhóm nòng cốt Nhà Trắng Joe Biden được cho là đang tập trung hình thành đội ngũ nòng cốt của Nhà Trắng, bất chấp Trump từ chối chuyển giao quyền lực. Một số thành viên cấp cao trong chiến dịch tranh cử của Joe Biden đang thảo luận về vai trò của họ trong quá trình chuyển giao quyền lực và chính quyền mới, dự kiến tiếp quản...