Ông Berlusconi “phá nát” chính phủ Ý
Trùm truyền thông Berlusconi đã đẩy nước Ý vào tình trạng “vô chính phủ” khi ra lệnh cho một loạt bộ trưởng thuộc đảng chính trị của mình rút khỏi chính phủ.
Ngày 30/9, nỗ lực kêu gọi tổ chức bầu cử sớm của cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi đã gặp phải trở ngại đáng kể khi các nghị sĩ thuộc đảng trung hữu của ông đang ngày càng tỏ ra bất an với quyết định của ông Berlusconi từ bỏ liên minh chính trị với đương kim Thủ tướng Enrico Letta.
Việc ông Berlusconi ra lệnh cho 5 bộ trưởng thuộc đảng Nhân dân Tự do (PDL) từ chức khỏi chính phủ của ông Letta đã đẩy nước Ý vào tình trạng hỗn loạn chính trị và biến nền kinh tế lớn thứ 3 ở khu vực đồng tiền chung châu Âu rơi vào tình trạng “vô chính phủ”.
Trùm truyền thông Ý Silvio Berlusconi
Sau một tuần căng thẳng chính trị leo thang, tâm lý bất an ngày càng lan rộng đã khiến các nhà đầu tư tìm cách bán tháo trái phiếu và chứng khoán của chính phủ, khiến cho không khí khủng hoảng càng thêm trầm trọng.
Dự kiến vào thứ Tư tới, Thủ tướng Letta sẽ ra trước Quốc hội để tìm kiếm sự ủng hộ đối với một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, khởi đầu cho cuộc chạy đua giữa các đảng phái chính trị ở Ý, bắt đầu bằng cuộc gặp giữa ông Berlusconi với các nghị sĩ thuộc đảng PDL vào thứ Hai.
Video đang HOT
Tuy nhiên ông trùm truyền thông Ý này không chỉ phải đối mặt với sự chống đối của Tổng thống Giorgio Napolitano, người sẽ phải ra lệnh giải tán quốc hội, bên cạnh đó là những người ủng hộ của chính Berlusconi có thể sẽ “phản thùng” và quay sang hậu thuẫn cho chính phủ của ông Letta.
Ngay từ khi được thành lập hồi tháng Hai vừa qua, chính phủ liên minh của ông Letta với các đối thủ cánh hữu và cánh tả truyền kiếp của mình đã gặp nhiều trục trặc. Việc ông Berlusconi bị truy tố với tội danh trốn thuế và các động thái sau đó đã khiến ông mất ghế tại Thượng viện khiến cho tình hình càng thêm căng thẳng, và đỉnh điểm là quyết định “phá nát chính phủ” của ông Berlusconi hồi tuần trước.
Tất cả 5 bộ trưởng được yêu cầu từ chức hôm thứ Bảy đều tuân thủ chỉ đạo của ông Berlusconi, tuy nhiên họ đều ra tuyên bố thể hiện sự tán thành hạn chế hoặc thậm chí là bất đồng với quyết định này, khiến ông Letta càng thêm hy vọng vào việc giành được sự ủng hộ của các thành viên “bồ câu” thuộc phe trung hữu.
Mặc dù đảng Dân chủ trung tả của ông Letta chiếm đa số trong Hạ viện Ý, tuy nhiên muốn giành được sự ủng họ của quốc hội, ông sẽ phải giành được lá phiếu của hàng chục Thượng nghị sĩ thuộc đảng PDL hoặc các đảng đối lập khác.
Mặc dù vậy, ông Berlusconi vẫn cho rằng một chính phủ được những kẻ “phản bội” hậu thuẫn sẽ không thể tồn tại được, và ông tin rằng trong cuộc họp vào chiều thứ Hai, “không có gì có thể chia rẽ được” đảng chính trị PDL của ông.
Với tình cảnh nền kinh tế ảm đạm và tỉ lệ thất nghiệp lên tới 40%, cuộc khủng hoảng chính trị giữa các đảng phái ở Ý đang khiến cho nỗ lực cải tổ nền kinh tế rơi vào bế tắc sau 2 năm suy thoái.
Hôm thứ Sáu tuần trước, các bộ trưởng trong chính phủ Ý đã không thống nhất được gói biện pháp ngân sách quan trọng nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% GDP theo yêu cầu của EU và ngừng tăng thuế bán hàng từ 21% lên 22%. Ông Berlusconi đã lợi dụng động thái ngừng tăng thuế này để rút khỏi chính phủ với cáo buộc ông Letta tìm cách ngăn cản tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên các bộ trưởng trong chính phủ đều cho rằng tuyên bố này của ông Berlusconi là một “sự dối trá trắng trợn”.
Theo Reuters
Ông Berlusconi khiến chính phủ Ý sụp đổ
Lãnh đạo phe trung hữu Ý Silvio Berlusconi đã rút các quan chức thuộc đảng của mình ra khỏi nội các chính phủ vào hôm 28.9, khiến chính quyền Thủ tướng Enrico Letta phải giải tán.
Cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi (giữa) vẫy chào người ủng hộ khi đang cầm logo của đảng Froza Italia (Tiến lên nước Ý) do ông lãnh đạo tại trung tâm Rome ngày 19.9 - Ảnh: Reuters
Reuters đưa tin cho biết các cuộc thảo luận dự kiến sẽ sớm được bắt đầu để tìm ra một số lượng nghị sĩ chiếm đại đa số trong Quốc hội, nhằm hậu thuẫn cho một nội các mới và tránh phải tổ chức lại tổng tuyển cử.
Được biết, Ý đã tiến hành tổng tuyển cử chỉ mới cách đây có 7 tháng.
Động thái của ông Berlusconi đã khiến cho nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu rơi vào khủng hoảng, theo Reuters.
Ý đang phải hứng chịu suy thoái kinh tế kéo dài cả thập niên, một khoản nợ công trị giá 2.000 tỉ euro và tỉ lệ thanh niên thất nghiệp lên đến khoảng 40%.
Việc rút các quan chức ra khỏi nội các chính quyền Thủ tướng Letta sẽ trì hoãn lâu hơn nữa các đề xuất vực dậy kinh tế Ý của chính phủ này.
Vào hôm 27.9, nội các chính phủ Ý, vốn bao gồm các thành viên thuộc các đảng phái đối lập, đã thất bại trong việc đi đến thống nhất về các chính sách tài khóa quan trọng để đưa thâm hụt ngân sách về hạn mức mà Liên minh châu Âu (EU) đã quy định.
Hiệp định Maastricht quy định các nước thuộc khu vực đồng tiền chung euro phải duy trì mức thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP.
Căng thẳng giữa các đảng cánh tả và cánh hữu đã leo thang trong nhiều tuần qua sau khi ông Berlusconi bị loại khỏi Quốc hội vì bị kết tội gian lận thuế hồi tháng 8.
Ông Letta hiện đang nắm giữ đại đa số ghế tại hạ viện và nếu có thể giành được sự ủng hộ từ vài chục thượng nghị sĩ thuộc đảng Nhân dân Tự do (PDL) của cựu Thủ tướng Ý Berlusconi hoặc thuộc các đảng đối lập khác, thì ông có thể thành lập một chính phủ mới.
Tổng thống Ý Giorgio Napolitano hôm 28.9 cho biết ông không muốn nước Ý lại phải tổ chức bầu cử lần nữa.
Hoàng Uy
Theo TNO
Berlusconi rút khỏi liên minh, chính phủ Ý nguy cơ sụp đổ Đảng của cựu Thủ tướng Ý Berlusconi cho biết toàn bộ 5 bộ trưởng của họ sẽ từ chức khỏi chính phủ liên minh. Động thái khiến Ý có thể phải tiến hành bầu cử sớm khi các vấn đề kinh tế vẫn còn chưa được giải quyết. Chính phủ Ý lại có nguy cơ sụp đổ khi ông Berlusconi (giữa) rút toàn...