Ông bác dở khóc dở cười vì đứa cháu hàng xóm có thai
Hai gia đình sát vách, lại là họ hàng với nhau, thân quý nhau như anh em ruột thịt, đùm bọc nhau những lúc khó khăn. Vậy mà giờ đây, đã lại ở hai bên hai “chiến tuyến”. Lời khai của cô gái “tâm thần” đã vô tình hay hữu ý khiến cho mối quan hệ tốt đẹp ngày nào giờ đã tan thành mây khói.
Cháu gái tố bác làm cho có thai
Theo lời kể của ông Trương Văn B. ở thôn Ô Cách, xã Đông Tiến, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) ngày 10/6/2015, khi hai vợ chồng ông B. đang chuẩn bị gà, vịt chạy chợ, bà Lê Thị Nhung (vợ ông Trương Văn Hoàn) – là hàng xóm sát vách, đồng thời cũng là anh em họ hàng với nhau, mời sang nói chuyện. Vừa bước chân vào nhà, bà Nhung đã vội thông báo: “Con H. nhà em đã có thai”. Trong lúc ông B. chưa hiểu chuyện gì xảy ra, bà Nhung đã vội “tuyên bố” thẳng thừng: “Cái H. có thai với anh”…
Mặc dù rất bất ngờ và thảng thốt, nhưng ông B. vẫn bình tĩnh và yêu cầu gia đình bà Nhung cho gặp con gái (người bị mắc chứng tâm thần) để đối chất, nhưng gia đình bà Nhung đã không đáp ứng yêu cầu này. Chưa hết hoảng hồn trước tin dữ này, gia đình bà Nhung đã vội tung ra rất nhiều yêu sách đã được chuẩn bị sẵn.
Vợ chồng bà Nhung đề nghị ông B. phải đáp ứng hàng loạt điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần: Ông B. phải xin lỗi gia đình bà Nhung; ông B. phải chịu mọi khoản tiền để phá thai; phải xây nhà; phải trợ cấp hằng tháng cho con gái bà Nhung…
Kèm theo những điều kiện trên, ông B. phải viết giấy thừa nhận về hành vi quan hệ bất chính với con gái bà Nhung, nếu không đáp ứng đầy đủ điều kiện trên, gia đình bà Nhung sẽ gửi đơn lên công an và loan tin khắp nơi để mọi người đều biết.
Trước hung tin và những yêu sách mà gia đình người em họ đưa ra khiến ông B. như “chết lặng”, nhưng với suy nghĩ “cây ngay không sợ chết đứng và cho rằng nếu đồng ý với những yêu sách đó có nghĩa là đã thừa nhận mình là cha đẻ của cái thai trong bụng cháu gái. Vì thế, ông B. đã kiên quyết không chấp nhận bất cứ yêu sách nào của người em họ.
“Với mục đích gây sức ép hòng buộc tôi phải nhận là cha của đứa bé trong bụng cháu H., gia đình bà Nhung đã ngay lập tức gửi đơn lên chính quyền các cấp tố tôi. Không chỉ dừng lại ở chuyện đơn thư, gia đình bà Nhung bôi nhọ danh dự, uy tín, tạo sức ép tinh thần cho tôi bằng cách tung tin đồn thất thiệt khắp thôn, xã về hành vi xấu xa, đồi trụy của tôi”, ông B. trần tình.
Khi nhận được đơn thư của bà Nhung, Công an xã Đông Tiến đã mời hai gia đình đến hòa giải nhưng không thành. Tiếp đó, gia đình bà Nhung gửi đơn vượt cấp lên Công an huyện Yên Phong. Sau khi tiếp nhận đơn thư, công an huyện đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh.
Để rõ trắng đen, thực hư, cơ quan điều tra đã lấy mẫu tóc của ông B. để đi giám định ADN (phân tích Gen). Tại thông báo số 596, ngày 26/8/2015, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Phong đã có thông báo kết quả giám định gửi ông B.. Theo kết quả giám định ADN thì ông B. không phải là cha đẻ của đứa bé trong bụng chị H..
“Mọi chuyện tưởng chừng như đã rõ ràng đen trắng, nhưng phía gia đình bà Nhung lại tiếp tục phao tin rằng gia đình tôi dùng tiền để chạy kết quả ADN, khiến cho dư luận và người dân thêm hoài nghi. Lúc này, công an huyện cũng đã có kết quả điều tra về đơn thư tố cáo của bà Nhung với tôi và khẳng định không đủ căn cứ để khởi tố. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là mặc dù tôi đã có yêu cầu được biết về bản kết luận này, nhưng đã không được phía công an đáp ứng, cho tới thời điểm này, tôi vẫn không nhận được kết luận đó. Do vậy, dư luận người dân vẫn cho rằng tôi chính là cha đẻ đứa con trong bụng của cháu H.. Vì thế, tôi đã làm đơn kiện lại vợ chồng bà Nhung tội vu khống, tuy nhiên ngay sau đó, Công an Yên Phong đã trả lời là không đủ căn cứ để khới tố vự việc và khép lại hồ sơ, không điều tra, xác minh nữa, khiến cho cá nhân và gia đình tôi thực sự thấy bức xúc” – ông B. nói.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Con dại, cái mang
PV đã tiếp xúc và lắng nghe ý kiến từ phía gia đình bà Lê Thị Nhung. Tại buổi làm việc với vợ chồng bà Nhung (31/3/2016), có sự chứng kiến của đại diện Công an xã Đông Tiến. Ông Trương Văn Hoàn (chồng bà Nhung) cho biết: “Không phải vô cớ mà chúng tôi đứng ra tố cáo ông B., ông B. đã thừa nhận có ôm cháu H…. Không có lửa, làm sao có khói. Chúng tôi có băng ghi âm lại cuộc nói chuyện này với ông B. Còn về những điều khoản mà tôi đưa ra khi gọi ông B. sangic nói chuyện, đó chỉ là trao đổi miệng với nhau hòng để gây sức ép, buộc ông B. phải thừa nhận những hành vi sai trái của mình…”.
Trong khi đó, bà Lê Thị Nhung cũng khẳng định rằng, không phải ngẫu nhiên mà vợ chồng bà lại làm đơn tố giác người anh họ của mình, nhưng cực chẳng đành mới phải làm vậy. “Bỗng dưng con có thai, hỏi nó tác giả cái thai là ai thì nó khai của ông B., là người mẹ, tôi phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đòi lại quyền lợi của con gái chứ, nhất là khi cháu không có khả năng làm đươc việc này. Ngay sau khi có kết luận ADN, gia đình tôi mặc dù còn nhiều thắc mắc, nhưng thôi đành buông xuôi. Là một người mẹ, hơn ai hết tôi hiểu chuyện này không hay ho, tốt đẹp gì, nên tôi muốn để cho nó qua đi, muốn khép lại, nhưng gia đình họ lại muốn bới ra, nói là chúng tôi gây thiệt hại về kinh tế, về tinh thần cho họ… chúng tôi không vu khống, không cáo buộc nên chúng tôi không sợ”.
Cũng theo lời bà Nhung, hai gia đình trước đây vốn rất thân thiết, không chỉ sát nhà nhau mà còn có quan hệ họ hàng. Những lúc vợ chồng bà Nhung đi vắng, đều gửi vợ chồng ông B. trông coi hộ nhà cửa và cô con gái “tâm thần”. “Trước đó, vợ chồng tôi cũng có nghe hàng xóm và mọi người xung quanh dị nghị về việc cái H. ngủ với ông B., nhưng không tin, chỉ đến khi chính miệng con gái nói ra, chúng tôi mới thật sự ngã ngửa”, bà Nhung nói.
Được biết, chị Trương Thị H.(SN 1991) vốn bị bệnh động kinh từ nhỏ nên không được nhanh nhẹn và bình thường như những người khác. Chị H. không đi làm được gì mà chỉ quanh quẩn ở nhà, làm việc gia đình. “Từ ngày sự việc xảy ra, con gái tôi vốn đã nhát lại càng nhát hơn, không dám đi đâu ra ngoài nhà nữa. Nhiều lúc, đang đêm cháu khóc rú lên, nghe rất sợ và đau xót”, ông Hoàn cho biết.
Cần làm rõ vụ án
Liên quan đến vụ việc này, ông Phạm Văn Ngư – Phó trưởng Công an huyện Yên Phong cho biết, khi tiếp nhận vụ việc, ông đã cho tiến hành xác minh đơn thư tố cáo của cả hai phía và đưa ra kết luận là không đủ yếu tố để khởi tố. “Hiện tại, vụ án đã khép lại, còn việc gia đình ông B. muốn gia đình bà Nhung phải xin lỗi, bồi thường danh dự… thì không thuộc chức năng của cơ quan công an, vì thế chúng tôi đã hướng dẫn gia đình sang bên tòa án”, ông Ngư cho biết.
Về thông tin mà gia đình ông B. nói họ chưa nhận được bất cứ thông báo nào trả lời về kết quả điều tra theo đơn thư tố cáo của nhà bà Nhung, ông Ngư cho biết đã chỉ đạo ông Trí trả lời cho gia đình ông B. bằng đường bưu điện (chuyển phát nhanh). Tuy nhiên ngày tháng cụ thể thì không nhớ rõ và không nắm được vì sổ sách và một phần hồ sơ của vụ việc vẫn do ông Trí nắm giữ, mà ông này đang đi học tại Hà Nội nên hòm hồ sơ bị khóa lại. “Chúng tôi khẳng định phía cơ quan công an đã làm đúng và đầy đủ chức năng của mình về vụ việc này, phía Viện kiểm sát nhân dân cũng đã đồng tình với những kết luận của chúng tôi”.
Ông Trương Văn Đại, Trưởng thôn Ô Cách cho biết: Cả gia đình bà Nhung và ông B. từ trước đến nay đều là những người nông dân làm ăn chân chính, chưa có vấn đề gì. Hai gia đình vừa là hàng xóm, vừa là họ hàng nên mối quan hệ vốn rất thân thiết. Vụ việc xảy ra khiến người dân rất bất ngờ. Mặc dù đã có kết luận ADN, nhưng hai gia đình vẫn xảy ra những bất hòa và phía gia đình ông B.vẫn tiếp tục muốn khởi kiện ra tòa.
SỸ TRUNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tố bị công an gài bẫy trong "vụ cướp"
Người bị hại khai công an đưa tiền cho mình rồi kêu bị cáo ra nhận, sau đó bắt bị cáo khép vào tội cướp. Trưởng công an nói đây là biện pháp nghiệp vụ.
Ngày 3.4, Thượng tá Nguyễn Thành Linh, Phó Trưởng Công an huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), cho biết cơ quan này vừa tiếp nhận hồ sơ từ VKS cùng cấp để điều tra lại vụ án cướp tài sản đối với bị can Phạm Minh Tiến (23 tuổi, ngụ thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh). Việc điều tra lại được thực hiện theo yêu cầu của TAND tỉnh Khánh Hòa khi tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Diên Khánh.
Một vụ cướp như đùa
Theo án sơ thẩm, Phạm Minh Tiến và Nguyễn Thị Bích Vân (sinh năm 2000, ngụ xã Diên An, huyện Diên Khánh) có quen biết từ trước. Khoảng 8h ngày 5.2.2015, khi gặp Vân đi gội đầu về, Tiến yêu cầu Vân lên cửa Hậu (thành Diên Khánh) để nói chuyện. Khi đến nơi, Tiến yêu cầu Vân đưa 800.000 đồng để đi TP.HCM. Vân nói không có tiền, Tiến đánh Vân rồi lục túi lấy một điện thoại di động. Tiến yêu cầu Vân đưa 800.000 đồng mới trả lại điện thoại. Sau đó, Vân đến cơ quan công an trình báo sự việc.
Đến 13h cùng ngày, khi Tiến nhận 800.000 đồng từ Vân thì bị công an bắt giữ. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 26.11.2015, TAND huyện Diên Khánh tuyên phạt Tiến bảy năm tù về tội cướp tài sản. Tiến kháng cáo kêu oan.
Tại phiên tòa phúc thẩm mới đây, Tiến cho rằng mình không cướp điện thoại, tiền của Vân. Tiến khai sáng 5.2.2015, bị cáo đánh Vân là do ghen tuông vì khi đang nói chuyện thì có điện thoại của một thanh niên khác gọi đến. Tiến cho rằng mình không tự ý lấy điện thoại mà do Vân đưa. Bị cáo cũng cho rằng bảo Vân đưa 800.000 đồng là để sửa xe máy. Tiến nói do không biết chữ nên không biết nội dung trong tất cả biên bản lấy lời khai, cán bộ điều tra bảo ký thì phải ký.
Trình bày tại tòa, người thân của bị cáo và người bị hại đều cho biết Tiến và Vân có tình cảm từ năm 2013. Do Vân chưa đủ tuổi kết hôn nên hai gia đình chờ Vân đủ 18 tuổi sẽ tổ chức đám cưới. Hằng ngày Tiến và Vân vẫn sử dụng chung tiền, xe máy.
Bà Nguyễn Thị Thừa (mẹ Vân) cho biết gia đình bà và gia đình Tiến có quan hệ thân thiết với nhau, đôi bên thống nhất chờ Vân đủ tuổi sẽ tổ chức đám cưới. Hằng ngày bà nấu cơm cho Tiến ăn đi làm. Chuyện này ở địa phương ai cũng biết. Bà Thừa cho rằng Vân hạn chế về mặt nhận thức, nhiều lúc không bình thường. Bà khẳng định không có chuyện Tiến cướp tài sản của con bà.
Bị cáo Phạm Minh Tiến tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Thiều Hoa
Một sự gài bẫy?
"Con tôi nói là có hai cán bộ Công an huyện Diên Khánh đưa 800.000 đồng, bảo nó đưa cho Tiến rồi bắt Tiến. Ba ngày sau khi tòa xử sơ thẩm, biết con tôi thay đổi lời khai, có hai cán bộ công an huyện đến nhà đe dọa cháu Vân, nói nếu còn khai báo lung tung sẽ bị bắt đi tù rồi xúi cháu trốn đi. Cháu sợ quá nên đã bỏ trốn, hiện nay gia đình không biết cháu ở đâu" - bà Thừa trình bày.
Trước khi bỏ trốn, Vân nói chuyện với người thân của Tiến, trong đó có lý giải vì sao có sự xuất hiện của công an khi hai đứa giận nhau. Qua băng ghi âm, chúng tôi nghe Vân kể: Lúc đó có hai công an huyện đưa cho Vân 800.000 đồng bảo đưa cho Tiến. Sau khi bắt Tiến thì công an đã lấy lại số tiền này. Vân lý giải: "Cháu đi báo công an là do tức anh Tiến đánh cháu. Do quá yêu thương cháu nên anh Tiến hay ghen và đánh cháu. Cháu tức lắm, định trả thù anh Tiến cho ảnh chừa. Khi công an bảo đưa tiền cho anh Tiến, cháu cũng đưa vì đây là dịp cháu hại anh Tiến cho bõ ghét".
Vân cũng kể chính mình gọi điện thoại vào máy của mẹ Tiến nhờ nhắn Tiến ra đầu đường lấy tiền đi sửa xe rồi sau đó bị công an bắt. Trong các đơn bãi nại, minh oan cho Tiến, Vân cũng trình bày như vậy.
Do Vân bỏ trốn nên cả hai phiên tòa phúc thẩm (một phiên hoãn) đều vắng mặt người bị hại.
Thượng tá Nguyễn Thành Linh, Phó Trưởng Công an huyện Diên Khánh, thừa nhận khi tiến hành điều tra lại thì người bị hại Nguyễn Thị Bích Vân không có mặt tại địa phương. "Công an đến nhà nhưng không thấy người bị hại. Mẹ bị hại nói công an xúi trốn đi rồi. Chúng tôi đang nhờ địa phương đi tìm nhưng hiện vẫn chưa thấy" - ông Linh nói.
Thượng tá Linh cho biết khi điều tra lại, công an huyện vẫn chưa thay điều tra viên do VKS không yêu cầu.
"Biện pháp nghiệp vụ"
Trả lời câu hỏi của Pháp Luật TP.HCM "Có hay không việc công an đưa 800.000 đồng cho người bị hại Nguyễn Thị Bích Vân để gài bẫy bắt Tiến?", Đại tá Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng Công an huyện Diên Khánh, Khánh Hòa, nói:
"Có thể đây là biện pháp nghiệp vụ. Trong tố tụng, pháp luật quy định được phép thực hiện một số biện pháp để tiến hành điều tra. Trước đó, bị can có một số hành vi nhưng có thể chưa cấu thành tội phạm. Để có căn cứ đấu tranh, kiểm định lại các hành vi trước đó, chúng tôi tiến hành vài bước như thế. Đây cũng là tạo điều kiện cho vụ việc được nhanh chóng kết luận nhằm xác định có phạm tội hay không. Đây là một phần của hoạt động điều tra chứ không phải chúng tôi cố tình giăng bẫy. Khi thực hiện, tất nhiên điều tra viên sẽ báo cho thủ trưởng cơ quan CSĐT".
PV hỏi quy định nào cho phép công an được thực hiện các bước như thế, ông Hồng nói: "Điều này chúng tôi không thể nói được. Có thể có những văn bản giữa các ngành tư pháp phối hợp với nhau trong hoạt động tố tụng. Những vấn đề này nằm trong hồ sơ nghiệp vụ, chúng tôi không thể công khai".
Ông Hồng thừa nhận việc cơ quan điều tra không mời người giám hộ trong vụ án này là sai sót của điều tra viên.
Giải thích vì sao CQĐT không điều tra bổ sung khi tòa sơ thẩm trả hồ sơ trước đây cũng như những vi phạm về tố tụng trong giai đoạn điều tra, ông Hồng nói: "Khi tiến hành điều tra thì có VKS kiểm sát việc điều tra. Kể từ thời điểm đó VKS phải chịu trách nhiệm, kể cả vấn đề oan sai. Vì sao khi có những vi phạm nhưng họ không yêu cầu xử lý? Tôi cũng nói luôn, khi CQĐT chuyển hồ sơ để truy tố, sao họ không trả lại mà vẫn truy tố, chuyển cho tòa án rồi tòa vẫn xét xử. Trong vấn đề này có trách nhiệm của VKS".
Trả lời câu hỏi có hay không việc công an hăm dọa, xúi người bị hại bỏ trốn, Đại tá Hồng nói: "Cái này tôi không thể trả lời. Nếu như có xảy ra thì chỉ có giữa hai người, không ai làm chứng, không thể xác định lời khai đó là thật hay giả. Chúng tôi đang kiểm tra lại".
Hiện Tiến vẫn đang bị tạm giam.
Hủy án để điều tra, xét xử lại Theo bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Khánh Hòa, thời điểm xảy ra vụ việc Vân chỉ mới 14 tuổi một tháng 12 ngày nhưng trong giai đoạn điều tra, CQĐT không triệu tập bà Thừa (mẹ Vân) để giám hộ khi lấy lời khai, nhất là khi Vân không biết chữ. Tòa phúc thẩm nhận định tại các phiên tòa sơ thẩm, Vân khai bị Tiến đánh là do ghen tuông khi thấy Vân nghe điện thoại của một thanh niên khác chứ không phải để chiếm đoạt tài sản. Tiến lấy điện thoại để xem ai gọi rồi trả lại cho Vân, trên đường về thì Vân tự nguyện đưa điện thoại cho Tiến để mở lấy SIM ra chứ không phải bị cáo cướp. Vân cũng khai 800.000 đồng là của Công an huyện Diên Khánh đưa cho Vân để "dụ" bắt Tiến. Theo tòa, lời khai tại các phiên tòa của bị cáo, người bị hại đều thống nhất với nhau và mâu thuẫn với lời khai tại cơ quan điều tra. Trước đây, TAND huyện Diên Khánh đã hai lần trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung nhưng CQĐT không làm rõ... Từ đó, tòa hủy án để điều tra, xét xử lại. ________________________________ Chúng tôi không thể trả lời là có vi phạm tố tụng hay không. Phúc thẩm hủy là quyền của cấp phúc thẩm. Có vi phạm tố tụng hay không thì CQĐT sẽ trả lời và chúng tôi đang phối hợp với CQĐT. Ông Trần Đình Hồng, Viện trưởng VKSND huyện Diên Khánh, Khánh Hòa
Theo_Dân việt
Nói dối lên đồi cắt cỏ mía để trốn đi đám cưới, 2 người bị chém trọng thương Tan cuộc vui, khi đám đông về đến đầu làng, ông Tuyền bất ngờ cầm dao đến dằn mặt những người thân. Hậu quả của vụ dằn mặt này là một người tử vong, một người phải nhập viện. Án mạng sau tiệc cưới Ngày 29/3, lãnh đạo Công an huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa xác nhận vừa tạm giữ đối tượng...