Ông bà nói với cháu 6 câu này, mẹ ngại mấy cũng phải dừng ngay kẻo ảnh hưởng nhân cách
Có một số vấn đề quan trọng liên quan đến giáo dục trẻ em, mẹ cần phải đạt được thỏa thuận nếu con sống chung với ông bà.
Do áp lực của cuộc sống hiện đại, nhiều bậc cha mẹ thường phải nhờ ông bà chăm sóc cháu.Tất nhiên, người già cả đã giúp đỡ, chúng ta nên biết ơn.
Nhưng có một số vấn đề quan trọng liên quan đến giáo dục trẻ em, mẹ cần phải đạt được thỏa thuận với ông bà trước khi gửi cháu.
Đặc biệt nếu người già thường nói những lời này trước mặt con cháu, thì người mẹ không được cảm thấy ngại ngần, phải nhanh chóng góp ý ngay!
1. “Con không ngoan là ông bà không yêu con nữa đâu đấy!”
Nếu những người gần gũi bé nhất lại luôn nói “Ngoan bà mới yêu”, “Không ngoan ông không yêu”…đứa trẻ sẽ hình thành một cảm giác về “tình yêu có điều kiện”. Dần dần con sẽ hiểu thành, nếu mình không ngoan – mình sẽ không nhận được yêu thương.
Những mối đe doạ như vậy khiến con mất lòng tin ở người lớn, luôn khiến trẻ cảm thấy không an toàn, bị đe doạ và cần phải vâng lời miễn cưỡng. Tương lai xa, con có thể tìm kiếm một người khác có thể chấp nhận được con, và khi đó con mới coi người đó là quan trọng.
Tình yêu cha mẹ/ ông bà dành cho con là vô điều kiện. Đừng để đứa trẻ tự ti và nhầm lẫn.
2. “Cái này con không làm được đâu, để bà/ông giúp cho…”
Khi sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ đạt đến một mức nhất định, con sẽ có tâm lý muốn tự giải quyết vấn đề. Và đây là cơ hội vàng để người lớn dạy bé ý thức độc lập.
Tuy nhiên, ông bà lại không làm như vậy. Những câu như “cái này con không làm được đâu” sẽ huỷ hoại hứng thú tự lập của đứa trẻ, khiến con nghĩ mình “không làm được thật.
Việc ông bà làm giúp cháu, lại vô thức hại chết khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập của trẻ.
Video đang HOT
Khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập là một kỹ năng trí tuệ toàn diện, không chỉ đòi hỏi khả năng suy nghĩ mà còn cả các kỹ năng khác. Hãy để con được tự mình thử làm mọi việc, đó sẽ là tiền đề cho một tương lai độc lập sau này.
3. “Đừng chạm vào..cái này/ Nguy hiểm lắm thôi cháu đi ra đi”
Chăm sóc trẻ nhỏ, ông bà thường vì sợ “tai nạn”, lại có tâm lý con cháu mình bao nhiêu tuổi vẫn là “đứa trẻ” nên trở nên quá bao bọc. Thậm chí một chút bùn đất, bụi bẩn cũng không để cháu chạm vào.
Trong số tất cả các giác quan, kích thích xúc giác có tần số cao nhất, từ các khớp cơ đến da toàn thân, và vô số thông tin xúc giác liên tục được đưa vào não mỗi ngày.
Nếu một đứa trẻ không được nghịch đất vì sợ bẩn, không được chạm vào chút nước nóng vì sợ bỏng….trẻ sẽ thiếu hụt nhận thức rất lớn. Khi trưởng thành sẽ chậm phát triển, học tập khó khăn.
4, “Con chào bác đi/ Con chào cô đi… Sao con hư thế không chào mọi người”
Trẻ em không sẵn sàng để chào hỏi tất cả mọi người, không nhất thiết phải coi việc đó là hư. Người lớn coi chuyện chào hỏi là đơn giản, thì trẻ con lại thấy căng thẳng.
Đặc biệt đối với một đứa trẻ có tính cách tương đối thận trọng và chậm chạp, lời chào không đơn giản.
Nếu một ông bà không hiểu chính xác nhu cầu tâm lý của đứa trẻ và buộc đứa trẻ phải chào hỏi, điều này không những chẳng dạy con được sự lễ phép lịch sự mái trái lại có khả năng kích hoạt cuộc nổi dậy chống lại vấn đề này.
5. “Trẻ con biết gì”
Nói chung, ông bà nói câu này trong hai tình huống. Đầu tiên, khi đứa trẻ phạm sai lầm và nên bị phạt, cụm từ “Trẻ con biết gì!” Trở thành gốc rễ của tất cả các vấn đề nghịch ngợm tiếp theo sau này. Những điều nhỏ nhặt không được giáo dục cẩn thận, trẻ sẽ thấy mình có hư chút, nghịch chút cũng vẫn không sao.
Một tình huống khác là khi người lớn nói hoặc làm điều gì đó, con trẻ thắc mắc và ông bà thường gạt ngay “Trẻ con biết gì”. Thực tế, đây chẳng khác gì một cách huỷ hoại khả năng học hỏi của trẻ. Thực tế, những gì một đứa trẻ có thể “biết” vượt xa sự tưởng tượng của người lớn.
Người lớn không nên tự lừa dối mình, nghĩ rằng trẻ em không biết gì cả. Thực tế, trẻ em đặc biệt nhạy cảm với thông tin mà chúng có thể nhận được. Con hấp thu kiến thức mới và thế giới mới như miếng bọt biển .
6. “Tất cả đều là cho cháu hết!”
Ông bà thường cung cấp thức ăn tốt nhất và đồ chơi tốt nhất cho con cháu. Mỗi lần như vậy, họ sẽ lại thường nói “Ông bà dành tất cả cho cháu” để khiến đứa trẻ biết ơn, hạnh phúc. Một động thái như vậy sẽ làm cho trẻ em nghĩ rằng thế giới đang tập trung vào con, từ đó nảy sinh cảm giác “mình là số một”, “muốn gì được nấy”. Sau này trẻ rất khó hoà nhập vào môi trường chung, nơi mỗi đứa trẻ đều là “số một” ở nhà.
Theo giadinh.net.vn
Cha mẹ dạy gì cho con?: Dạy theo cách... không dạy gì hết
Hãy dạy con bằng cuộc sống, cách sống của mình. Dạy con bằng cách... không dạy gì hết. Cha mẹ tìm ra chính mình, thì sẽ luôn yên tâm khi dạy con mình. Đó là chia sẻ của ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục IRED.
Ông Giản Tư Trung nói chuyện với sinh viên - ẢNH: NVCC
3 câu hỏi gốc rễ
Dạy con là một chủ đề luôn luôn sục sôi. Lâu nay người ta thường hay đặt ra câu hỏi "Dạy con theo kiểu nào?". Nhưng đó không phải là gốc rễ của vấn đề. Vậy câu hỏi thỏa đáng trong việc dạy con là gì? Đó là trả lời 3 câu hỏi: "Thế nào là con người?", "Muốn con trở thành người như thế nào?", "Dạy con trở thành người như thế nào?". Hai câu hỏi đầu người ta thường không quan tâm, chỉ quan tâm đến câu thứ 3. Như vậy rất nguy hiểm.
Như trong câu chuyện Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên, Alice bị lạc đường có hỏi con mèo là đi đường nào? Alice hỏi vậy nhưng không biết đi đến đâu. Mèo mới nói: "Cậu không quan tâm thì đi đường nào chả được".
Giáo dục cũng vậy. Gia đình lâu nay phó thác cho nhà trường, nhà trường phó thác cho nhà nước trong khi cha mẹ chưa để ý vai trò của mình.
Có mấy điều giáo dục sau đây mà điều nào cũng cần có triết lý. Một là triết lý giáo dục do nhà nước đưa ra: cần có công dân như thế nào? Thứ hai là triết lý giáo dục của nhà trường: tạo ra con người như thế nào? Thứ ba là triết lý của nhà giáo. Thứ tư là triết lý giáo dục của cha mẹ để dạy con. Cuối cùng là triết lý của bản thân, bao gồm cả học trò, cha mẹ, thầy cô... Muốn giáo dục trẻ em, mỗi bộ phận này đều cần phải có triết lý riêng của mình.
Dạy con kiểu "nguyên con"
Hiện nay có mấy kiểu dạy con. Một là nói cho con nghe những điều mình nghĩ rằng con nên biết. Cách thứ hai là trả lời câu hỏi của con. Cách này hiệu quả hơn vì con hỏi là con quan tâm. Cách thứ ba là để con dạy mình, làm học trò của con. Có nhiều cha mẹ không biết chữ nhưng có nhiều đứa con thành tài là vì vậy.
Nhưng cách thứ 4 mới là hay nhất. Đó là không dạy gì hết! Cứ cố dạy con thì nhiều khi không dạy được. Dạy con bằng cuộc sống, bằng cách sống của mình. Tôi gọi đó là "dạy nguyên con". Đây không phải là dạy con theo kiểu làm gương cho con. Cách làm gương rất phản giáo dục và rủi ro. Ví dụ đi trên đường, không có ai thì vượt luôn đèn đỏ. Đến khi chở con thì dừng đèn đỏ. Nhưng có lúc quên cha mẹ sẽ vượt luôn, thành "tổ trác" trước mặt con. Làm gương là cố tình diễn cho con. Còn "nguyên con" là hiện nguyên hình trước mặt con.
Cách này rất khó vì cha mẹ hư hỏng rất nhiều. Nhưng cách này ai cũng làm được chứ không phải chỉ người xuất sắc. Vì chúng ta không nên trở thành người hoàn mỹ, giả dối trước mặt con. Con đi theo mình suốt đời, "diễn" thì mệt lắm. Nhưng con cái gắn bó chúng ta cho đến chết. Không phải lúc nào cũng diễn được cả cuộc đời. Nếu với con mình không là chính mình thì cả đời này chúng ta không còn là chính mình nữa. Đó là bi kịch.
Người nhiều mặt xấu hơn thì con sẽ ảnh hưởng. Cha mẹ lúc này phải tu tâm sửa tính để con khỏi hư. Nhưng không cần phải hoàn mỹ. Vì sống "nguyên con" là con người tự do.
Giúp con tìm ra chính mình
Nhưng phương pháp dạy con không quan trọng bằng triết lý dạy con. Mình muốn con mình là người thế nào thì giúp con mình tìm ra chính mình, làm ra chính mình.
Tìm ra chính mình có 3 thứ. Đó là tìm ra con người giới tính, thuộc giới tính nào thì sống đúng với giới tính đó (dị tính, đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới, vô tính). Nếu con là gay mà bắt sống như đàn ông là hại con. Thứ hai là con người văn hóa. Thứ ba là con người nghề nghiệp, phù hợp với nghề nghiệp nào. Nếu con là "con cá" thì không thể bắt con leo cây như "con khỉ".
Thông thường mọi người quan tâm con người giới tính, con người nghề nghiệp chứ ít quan tâm con người văn hóa. Con người văn hóa mới là quan trọng nhất, vì nó làm ra 3 thứ, cần phải có 3 thứ là "đạo sống", giá trị sống, thái độ sống và hành xử. Đạo sống là trung tâm nằm trong những vòng tròn lớn hơn chồng lên là giá trị sống, sau đó là thái độ sống và hành xử. Đó là cấu trúc văn hóa. Không có "đạo sống" thì không có lý tưởng, không có dấn thân và sẽ không có thành tựu, không có giá trị.
Khi cha mẹ có cả 3 thứ này thì dạy con sẽ yên tâm, sẽ tạo ra được một bầu sinh quyển tự nhiên như hít thở khí trời. Như vậy thì không cần phải nghĩ đến chuyện phải dạy con thế nào nữa. Người thầy quan trọng nhất của giáo dục trẻ em chính là gia đạo. Cha mẹ là người tạo ra gia đạo ấy.
"Người thầy quan trọng nhất của giáo dục trẻ em chính là gia đạo. Cha mẹ là người tạo ra gia đạo ấy"
GIẢN TƯ TRUNG
Theo thanhnien
Vợ tôi đang phải hứng chịu hậu quả từ việc cố dạy con trở thành một thiên tài Con bé chán nản và nó bắt đầu phản nghịch. Tôi thấy nó tự ý cắt tóc trong nhà tắm. Khi tôi bảo nó đừng làm điều đó, nó hét lên với tôi rằng... Tôi là một người cha nên tôi hiểu tình yêu cha mẹ dành cho con cái vô cùng lớn lao và sẵn sàng hi sinh tất cả vì con....