Ông ấy từng ra chiến trường rồi trở về nhưng lần này đi không về nữa

Theo dõi VGT trên

Trong khoảng thời gian đau thương nhất, TPHCM chứng kiến hàng nghìn người không có người thân bên cạnh trong những giây cuối đời, những đám tang trong vội vã, những sự bất lực đến từ cả thân nhân lẫn đội ngũ y tế trước cơn càn quét của đại dịch.

Biết bao chuyến xe của cuộc đời đã dừng lại theo cách chẳng ai mong muốn.

“Hôm nay, mọi người tổ chức lễ tưởng niệm cho em, cùng những ai vì Covid-19 mà chưa được gặp gia đình lần cuối. Tôi đi cùng tới đó, mong em thanh thản, yên lòng”, ông Trần Ngọc Vinh (50 tuổi) lặng lẽ thắp nén nhang lên bàn thờ cho người vợ trước khi tới Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19 tại Hội trường Thống Nhất (TPHCM).

Ông ấy từng ra chiến trường rồi trở về nhưng lần này đi không về nữa - Hình 1

Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19 tại Hội trường Thống Nhất, TPHCM tối 19/11 (Ảnh: Hữu Khoa).

Sống với nhau vài thập kỷ, chẳng biết từ bao giờ, ông Vinh cùng vợ đã quen gọi nhau bằng “ông”, “bà”. Nhưng từ khi bà Sương qua đời, ông Vinh trở lại cách xưng hô thời 2 người còn trẻ, mỗi khi thắp nhang tâm sự, với mong muốn và niềm tin vợ mình sẽ cảm thấy ấm lòng hơn.

Tôi không nghĩ đó là lần chuẩn bị đồ cuối cùng cho vợ

Chọn một góc xa tại Hội trường Thống Nhất, đôi mắt ông Vinh đỏ hoe khi màn hình lớn chiếu đến cảnh bệnh nhân Covid-19 đang trải qua cơn nguy kịch. Người đàn ông trung niên giữ chặt ly nến thơm bằng hai tay, cố che chắn mỗi lần có gió để khỏi tắt.

Ông Vinh vẫn nhớ cái ngày cách đây hơn 3 tháng, khi phường Bến Thành, nơi hai vợ chồng già sinh sống, bỗng xuất hiện ổ dịch. Sau khi lực lượng y tế xét nghiệm tầm soát, bà Sương đã dương tính với SARS-CoV-2, còn ông may mắn hơn khi có kết quả âm tính.

“Sau khi có kết quả, bà ấy ở nhà thêm một ngày rồi vào Bệnh viện Dã chiến số 6 ngày 15/8. Con cháu đều ở nơi khác, lúc đó chỉ có hai vợ chồng”, ông Vinh kể lại.

Ông ấy từng ra chiến trường rồi trở về nhưng lần này đi không về nữa - Hình 2

Ông Trần Ngọc Vinh mất đi người vợ bởi dịch Covid-19 (Ảnh: Hữu Khoa).

Ngày bà Sương nhập viện, ông Vinh vẫn tận tay nấu cho vợ bữa cơm cuối ở nhà, tự tay chuẩn bị đồ đạc để bà có thêm thời gian nghỉ ngơi. Ông tin rằng, vợ mình còn khỏe, chỉ cần vào theo dõi vài ngày để kết quả âm tính trở lại…

“Lúc đi bà ấy còn khỏe lắm. Tối hôm đó, khi gọi điện hỏi thăm, bà ấy còn khoe được nằm ghế lớn, phòng thoáng mát. Cháu ruột tôi cũng dương tính, được xếp cùng phòng nên an tâm có người chăm lo”, người đàn ông hồi tưởng.

17h chiều 16/8, ông Vinh nhận điện thoại từ người cháu, bà Sương không ăn uống được từ hồi trưa, sức lực đã cạn kiệt, dù bà còn tỉnh táo, có thể ngồi dậy nhưng vô cùng mệt mỏi. Tâm trạng lo lắng bắt đầu xuất hiện, ông Vinh chỉ biết hy vọng, liên tục gọi điện hỏi thăm tình hình và những suy nghĩ tiêu cực kéo đến khi vợ mình không mấy biến chuyển.

Đêm cùng ngày, người cháu gọi video để ông có thể nhìn thấy bà. Lần này, bà Sương đã rất yếu, không thể ngồi dậy. Qua màn hình điện thoại, ông Vinh thấy rõ, hộp đồ ăn trên bàn vẫn còn nguyên, chưa đụng tới.

“Nhìn vợ khoảng 15 phút thì tôi thấy có bác sĩ hỏi thăm sức khỏe rồi chuyển bà ấy sang nơi khác để khám, đo các chỉ số. Một lúc sau, cháu tôi nói bà được chuyển đi cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy, từ đó không thấy gọi gì thêm”, ông Vinh chia sẻ.

Sau cuộc gọi này, nỗi lo sợ đại dịch Covid-19 cướp đi người thân yêu ngày càng rõ nét, ông Vinh trải qua một trong những đêm dài nhất của cuộc đời. Sau một đêm không ngủ, ông nhận tin vợ mình đã qua đời vào 9h sáng 17/8.

Ông ấy từng ra chiến trường rồi trở về nhưng lần này đi không về nữa - Hình 3

“Đột ngột, đau lòng, vội vã” là những điều ông Vinh nhớ lại 3 ngày đại dịch cướp đi người thân (Ảnh: Hữu Khoa).

“Đột ngột, đau lòng, vội vã” là những điều ông Vinh nhớ lại 3 ngày, khi đại dịch quái ác lấy đi sinh mạng người vợ đã gắn bó với mình nửa đời người. Căn nhà vốn đầy ắp tiếng nói cười, nay chỉ còn lời tâm sự của ông với di ảnh người vợ quá cố.

Video đang HOT

Kết thúc buổi lễ tưởng niệm, ông Vinh cố nán lại, lặng lẽ đặt ly nến giữ chặt trong tay xuống thảm cỏ. Gửi gắm những điều từ tận đáy lòng một hồi lâu, rồi quay trở lại căn nhà với lòng tin vợ mình cùng nhiều người khác đã được an ủi phần nào.

Ông ấy từng quay về sau chiến tranh nhưng lần này thì không…

Cố gắng giữ bình tĩnh khi nhắc về chồng mình, nhưng bà Trần Thị Mười (60 tuổi) vẫn còn nguyên vẹn nỗi đau ấy sau 10 tuần mất đi người thân. Những lời tâm sự ngắt quãng được chia sẻ qua từng tiếng nấc, từng dòng nước mắt không ngừng rơi.

“Ông ấy là cán bộ hưu trí, từng đi chiến tranh, được tặng Huân chương Chống Mỹ hạng Nhất. Ông ấy từng đi chiến tranh rồi quay về, nhưng lần này ông ấy đi rồi không về nữa”, bà Mười chua xót.

Ông ấy từng ra chiến trường rồi trở về nhưng lần này đi không về nữa - Hình 4

Những lời tâm sự về chồng mình được bà Trần Thị Mười chia sẻ qua từng tiếng nấc (Ảnh: Hữu Khoa).

Bà Mười nhớ lại, ngày 1/9, gần như toàn bộ người trong xóm, nơi bà ở đều mắc Covid-19. Dù hầu như chỉ ở nhà, ông Dư (67 tuổi, chồng bà) cùng toàn bộ người trong gia đình đều dương tính SARS-CoV-2 mà không rõ nguồn lây từ đâu.

“Khi phát hiện mắc Covid-19, tôi không có nhiều triệu chứng do đã tiêm một mũi vaccine. Tôi cũng đã làm cam kết với phường sẽ không ra khỏi nhà, để có thể ở cạnh và chăm sóc ông ấy”, bà quả phụ tâm sự.

Khi ông Dư có triệu chứng khó thở, gia đình đã chuẩn bị bình oxy để sử dụng tại nhà nhưng tình hình không chuyển biến. Sau 5 ngày điều trị tại nhà, thăm khám từ xa không có hiệu quả, chồng bà Mười được chuyển tới bệnh viện Nhân dân 115.

“Ông ấy thở không được, cả đêm không ngủ. Có những lúc, ông ấy yếu đến mức tôi tưởng mất ông ấy rồi, và giữ suy nghĩ rằng nếu ông ấy mất ở nhà sẽ được ở gần người thân. Nhưng rồi, cả nhà quyết định để ông nhập viện, nếu ông ấy mất ở nhà, trước mặt mình, tôi sẽ không chịu nổi”, bà Mười nấc lên khi nhớ lại quãng thời gian hoảng loạn vì chỉ muốn được ở gần chồng mình.

Ông ấy từng ra chiến trường rồi trở về nhưng lần này đi không về nữa - Hình 5

Thân nhân cùng khách mời cùng dành phút tưởng niệm cho những người mất vì Covid-19 (Ảnh: Hữu Khoa).

Sau khi nhập viện 4 ngày, ông Dư trút hơi thở cuối cùng vào ngày 12/9. Suốt quãng thời gian đó, bà Mười không thể gặp, cũng không thể chuyện trò lần cuối với chồng mình.

“Một tuần sau khi ông ấy mất, quân đội đưa ông ấy về nhà. Mới có chục ngày ông ấy xa nhà, lúc gặp lại chỉ còn là hũ tro, cốt. Đau lòng lắm”, bà Mười không kìm được dòng nước mắt.

Khi nghĩ lại mọi chuyện, bà Mười day dứt, bởi lo lắng ông bị bệnh gan, tiểu đường hơn 10 năm, nên bà cùng gia đình chưa để ông tiêm vaccine Covid-19. Đến cả bây giờ, bà vẫn tự dằn vặt mình, nếu ngày đó, đồng ý để ông tiêm vaccine, mọi chuyện bây giờ có thể đã khác…

“Ông ấy hiền lắm, tôi vẫn nhớ những hình ảnh của ông ấy, tới bữa cúng cơm vẫn khóc. Tôi bị thoát vị đĩa đệm, các con khuyên nên ở nhà theo dõi lễ tưởng niệm qua tivi, nhưng tôi muốn tới đây, để cùng mọi người tiễn ông, cũng để lòng tôi thêm bình yên”, người phụ nữ nghẹn ngào.

Những chuyến xe cuối cùng chung một hoàn cảnh

Trước thời khắc đồng bào cả nước dành phút tưởng niệm cho những người đã mất vì dịch Covid-19, ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, chia sẻ, trong dịch bệnh quá ác liệt, nhiều người khi mất còn chưa được tổ chức lễ tang chu đáo theo phong tục, tập quán, để lại nỗi day dứt trong lòng người thân, đồng đội, đồng chí.

Đại dịch cũng cướp đi sinh mạng của hơn 23.000 đồng báo, cán bộ, chiến sĩ. Có những nỗi đau đến tột cùng khi nhiều người đến lúc “nhắm mắt xuôi tay” mà không có người thân bên cạnh, không một lời trăng trối.

Ông ấy từng ra chiến trường rồi trở về nhưng lần này đi không về nữa - Hình 6

Lực lượng quân đội tiễn đưa người mất vì Covid-19 về với vòng tay gia đình tận tâm, chu đáo (Ảnh: P.N.).

Đại dịch tàn ác cũng đã phá vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình đang êm ấm, để lại cảnh cháu mất ông bà, cha mẹ mất con, vợ chồng mất nhau, con mất cha mẹ. Dịch Covid-19 cũng khiến hàng ngàn người già yếu không còn nơi nương tựa, hơn 2.600 trẻ em mất cha mẹ, nhiều em còn quá nhỏ, trên đầu chít khăn tang nhưng vẫn hồn nhiên, thơ dại, chưa cảm nhận được sự mất mát quá lớn trong cuộc đời.

Hơn 23.000 sinh mạng đã mất theo con số thống kê chính thức. Trong đó, Sài Gòn, nơi tâm điểm của đại dịch chứng kiến chứng kiến sự ra đi của hơn 17.000 người. Người đã mất sẽ thôi đau đớn, nhưng những tổn thất về tinh thần, sự day dứt, tiếc nuối của người ở lại có lẽ lớn hơn gấp nhiều lần con số vô hồn kia.

Bà Sương, ông Dư – những nhân vật được nhắc tới trong bài, cùng những nạn nhân tử vong vì Covid-19 tại TPHCM dù có những câu chuyện khác nhau, nhưng đã đi “chuyến xe cuối cùng trở về nhà” trong cùng một hoàn cảnh. Với những sự tận tâm, chu toàn nhất có thể, các chiến sĩ quân đội đã và sẽ tiếp tục tiễn đưa họ về với vòng tay gia đình.

Trong tiếng nhạc hồn tử sĩ, người dân TPHCM cùng cả nước bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc trước những nỗi đau tột cùng của thân nhân, gia đình có người qua đời vì Covid-19 và một lần nữa thấu hiểu những hậu quả to lớn mà virus SARS-CoV-2 mang lại.

Đại dịch Covid-19 chưa dừng lại, những tổn thất về sinh mạng có thể vẫn tiếp tục lớn lên, nhưng với sự quyết tâm, chung sức, đồng lòng của cả dân tộc, ngày đất nước kiểm soát hiệu quả được dịch bệnh chắc chắn sẽ không còn xa.

Ông ấy từng ra chiến trường rồi trở về nhưng lần này đi không về nữa - Hình 7

Con nhớ mẹ và em quá!

Dịch Covid-19 đã cướp đi mẹ và em gái của anh Vũ. Giờ đây, trong căn nhà chật hẹp, cha con anh Vũ nương tựa vào nhau, từng ngày bước qua nỗi đau.

Không đợi ba nhắc, đúng 10h30, Thiên Vũ xới 2 chén cơm, 1 tô canh, 1 dĩa cá rồi đặt lên bàn thờ cúng mẹ và em gái. Bị ảnh hưởng chất độc da cam (dioxin), cơ thể anh Vũ chỉ cao bằng một cậu học trò lớp 9 dù năm nay đã 45 tuổi. Anh đi đứng khó khăn, thính giác kém và nói năng không tròn tiếng.

Bước chân xiêu vẹo, người đàn ông cẩn thận đem từng món đặt lên bàn. Thắp một nén nhang, anh Vũ ngồi lặng bên hai hũ tro cốt, phía trên tường là di ảnh của mẹ và em gái treo cạnh nhau.

Chạm nhẹ vào hũ tro cốt, anh Vũ cất tiếng gọi:

Mẹ ơi, dậy đi mẹ! Maika ơi, dậy đi em! Dậy ăn cơm!

"Mẹ đi chút xíu mẹ về!"

Hành lang sâu và tối dẫn vào căn phòng của gia đình ông Phan Công Bình trong con hẻm trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Căn phòng vỏn vẹn vài m2 là nơi trú ngụ nhiều năm nay của vợ chồng ông Bình và 2 người con.

Trung tuần tháng 8, tình hình dịch Covid-19 lây lan phức tạp, cả 4 thành viên trong gia đình ông Bình nhiễm bệnh. Vì tuổi cao, lại có bệnh nền, vợ chồng ông được đưa vào bệnh viện theo dõi và điều trị. Riêng hai người con thì được điều trị tại nhà.

Con nhớ mẹ và em quá! - Hình 1

Cả gia đình ông Bình bị mắc Covid-19, nhưng chỉ có 2 thành viên qua khỏi. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Một tuần sau khi nhập viện, nhân viên y tế đem chiếc điện thoại của người vợ trao lại cho ông Bình giữ. "Cô y tá nói là vợ tôi đã khỏe rồi, nhưng chưa đi lại được, nhờ tôi giữ giùm điện thoại. Lúc đó, tôi có linh cảm không tốt. Đến khi khỏi bệnh, về tới nhà, tôi mới biết hôm đó là ngày cuối cùng của vợ tôi", ông Bình nghẹn ngào kể lại.

Lần nào mẹ cũng đi chút xíu rồi về, sao lần này không về mẹ ơi. Thiên Vũ

Ngày 27/8, trước khi qua đời, trong cơn mê man bà Lan đã cố gắng gọi cho chồng, để được nghe tiếng nhau lần cuối. Chuyện này được người em vợ của ông Bình kể lại, hôm đó bà nhận được hàng chục cuộc gọi của chị gái, với nguyện vọng có thể nói chuyện với chồng.

Bốn ngày sau khi người vợ qua đời, con gái ông Bình cũng không qua khỏi. Họ đều ra đi trong đơn độc, không thể gặp mặt người thân lần cuối.

Ngày trở về, căn phòng nhỏ chỉ còn hai người đàn ông, họ đã vượt qua bệnh tật nhưng nỗi buồn của chuỗi ngày phía trước như mối mọt gặm nhấm tâm trí từng ngày.

Con nhớ mẹ và em quá! - Hình 2

Sau khi đón tro cốt của mẹ và em gái trở về, đêm nào anh Vũ cũng khóc vì nhớ nhung. Ông Bình cũng không kiềm được cảm xúc, ông day dứt vì không thể gặp vợ và con gái lần cuối. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Trước đây, mỗi tháng ông Bình thường chở vợ đi khám bệnh một lần. Trước khi rời khỏi nhà, bà thường dặn dò các con: "Mẹ đi chút xíu rồi mẹ về, Vũ ở nhà chơi với em!".

"Lần nào mẹ cũng đi chút xíu rồi về, sao lần này không về mẹ ơi", anh Vũ bật khóc. Ông bình quay mặt đi, lau vội giọt nước trên mắt.

Dìu nhau qua nỗi đau

Ông Bình vốn là một võ sư, nhiều năm trước khi gia đình gặp khó khăn, ông chuyển sang làm công việc chở than. Năm 2018, sau lần đột quỵ, sức khỏe ông không còn như trước. Trải qua nhiều tháng vật lý trị liệu, ông mới có thể đi đứng bình thường.

"Sau lần đó cuộc đời tôi thua trắng. Gia đình tôi kiệt quệ", ông Bình nói. Kể từ đó, cả nhà sống lay lắt, chủ yếu nhờ vào tiền hỗ trợ từ chính quyền địa phương và bà con hàng xóm.

Con nhớ mẹ và em quá! - Hình 3

Sau lần bị đột quỵ, sức khỏe của ông Bình yếu đi nhiều. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Bà Trần Thị Ngọc Dung, sống trong hẻm 27 Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), cho biết: "Từ sau khi vợ với con gái qua đời, hai cha con sống hiu quạnh, bà con lối xóm ai cũng thương. Nhà tôi dù khó khăn, cũng thường xuyên giúp đỡ họ".

Vũ nó nhất quyết không cho gửi tro cốt vào chùa. Ông Phan Công Bình

Di chứng từ Covid-19 khiến ông Bình thường xuyên đau xương khớp, dần chuyển sang thoát vị đĩa đệm. Hiện tại ông phải thường xuyên uống thuốc để giảm đau, việc di chuyển, hoạt động thường ngày rất khó khăn.

Dẫu vậy, người cha 70 tuổi vẫn cố gắng chăm lo cho đứa con trai 45 tuổi bệnh tật. Nhiều đêm ông suy nghĩ: "Ở tuổi này sống chết mong manh, lỡ một ngày nào đó tôi phải đi, ai sẽ chăm sóc thằng Vũ?".

Nhận thấy sức khỏe của ba ngày một yếu đi, gần đây anh Vũ đã biết phụ nấu cơm, rửa chén, phơi đồ. Anh cũng không đi đâu xa để luôn ở bên cạnh ba, bầu bạn. Có cháo ăn cháo, có rau ăn rau, hai cha con làm quen với cuộc sống không có bàn tay của người phụ nữ quán xuyến.

Con nhớ mẹ và em quá! - Hình 4

Ông Bình quán xuyến việc nội trợ, chăm lo cho con trai chậm phát triển. Ảnh: Nguyễn Toàn.

"Chừng 15 ngày nữa là đến 100 ngày bà nhà tôi. Nhưng mà Vũ nó nhất quyết không cho gửi tro cốt vào chùa. Nó muốn mẹ và em gái lúc nào cũng ở cạnh hai cha con", ông Bình kể.

Thương con nhiều đêm thức trắng vì nhớ mẹ, nhớ em, ông Bình bèn thay con viết một dòng chữ, rồi cẩn thận dán vào nơi trang trọng phía trên bàn thờ. Dòng chữ được viết nắn nót:

Con nhớ mẹ và em quá! Mẹ ơi!

Con nhớ mẹ và em quá! - Hình 5

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM
20:01:12 16/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"
11:25:09 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

13:09:03 16/11/2024
Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái Lê Hồ Thanh Mai bỏ nhà đi từ khoảng 23h30 ngày 9/11, đến nay chưa về.

Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'

13:05:21 16/11/2024
Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó trưởng Công an quận Hai Bà Trưng xác nhận có vụ việc gây mất trật tự và đang tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Có thể bạn quan tâm

Chị Đẹp giảm sức hút, Công 1 lên sóng không bùng nổ: Quá nhiều vấn đề về âm nhạc, sân khấu lẫn quay dựng!

15:51:40 18/11/2024
Công diễn 1 của Chị Đẹp Đạp Gió mang đến 8 tiết mục được phối mới phần âm nhạc, sân khấu dàn dựng theo concept riêng. Nhưng, so với mùa 1, Chị Đẹp Đạp Gió 2024 "đuối" từ âm nhạc cho tới hình ảnh.

Cái kết ngọt ngào sau 10 năm của cặp đôi chung trường, chung lớp

Netizen

15:50:49 18/11/2024
Từ ghét đến yêu, từ yêu đến cưới... cặp đôi lớp phó học tập và lớp trưởng đã có mối tình ngọt ngào kéo dài 10 năm.

Ca khúc mới của Jin (BTS) đứng đầu bảng xếp hạng iTunes tại 70 quốc gia

Nhạc quốc tế

15:45:30 18/11/2024
Những số liệu trên, theo BigHit Music - công ty quản lý của Jin, được tính đến thời điểm 9 giờ sáng ngày hôm sau kể từ lúc ca khúc Running Wild được phát hành.

Chị Đẹp toả sáng nhất Công diễn 1: Vượt qua sự cố nguy hiểm, trình diễn xuất sắc và giành chiến thắng thuyết phục

Tv show

15:35:42 18/11/2024
Ngày 16/11, Công diễn 1 của show Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đã diễn ra thành công mỹ mãn, đem tới những màn trình diễn đỉnh cao tròng vòng thi đối kháng.

Từ 2 show Anh Trai: Concert nội địa lên ngôi, các nhạc hội Kpop bị "ghẻ lạnh"

Nhạc việt

15:27:36 18/11/2024
Sự cố huỷ loạt đêm nhạc Kpop tại Mỹ Đình cho thấy một sự thật về tình hình thị trường giải trí trong nước năm 2024.

Australia phê duyệt vaccine tăng cường mới ngăn ngừa COVID-19

Thế giới

15:14:40 18/11/2024
Con người đã quen với việc tiêm vaccine cúm hàng năm trước mùa cúm. Tuy nhiên, khác với bệnh cúm, COVID-19 vẫn chưa ổn định theo mùa hàng năm, và dễ lây truyền hơn cúm.

Park Yoo Chun tiếp tục cuộc chiến pháp lý bất chấp phán quyết của toà án

Sao châu á

15:10:17 18/11/2024
Sau khi toà án đưa ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của ông A - CEO của Recielo - trong vụ kiện chống lại Park Yoochun, ông A đã đệ đơn kháng cáo, từ chối chấp nhận phán quyết này.

"Cười xuyên biên giới" vượt mặt doanh thu của "Bỗng dưng trúng số"

Phim châu á

15:08:01 18/11/2024
Công chiếu chính thức từ 15/11, phim hài Cười xuyên biên giới đã thu về 32 tỷ đồng doanh thu với hơn 400.000 vé bán ra, bao gồm suất chiếu đặc biệt.

Mâu thuẫn khi ăn nhậu, 1 người đàn ông bị đâm chết ngay tại quán

Pháp luật

15:03:53 18/11/2024
Công an huyện Nhà Bè hôm nay (18/11) cho hay vừa bắt giữ được nghi can gây án và đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ của Công an TPHCM để điều tra, xử lý vụ việc nói trên.

"Độc đạo" tập 34: Hồng và Diễm sắp phải nói lời chia tay

Phim việt

15:02:19 18/11/2024
Trong Độc đạo tập 34, Diễm gọi điện thoại trò chuyện với Hồng và nói rằng mình và con trai sắp phải rời khỏi bản Mây vì bị Quân già ép buộc.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.