Ông Assad đến Triều Tiên gặp Kim Jong Un, điều gì xảy ra với Mỹ?
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 3.6 đưa tin, Tổng thống Syria Assad sẽ tới thăm Triều Tiên và gặp nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Syria Assad.
Tuy nhiên, bài báo không nêu cụ thể thời gian diễn ra cuộc gặp, trong khi truyền thông nhà nước Syria cho tới giờ vẫn chưa đưa tin về chuyến thăm dự kiến này.
Nếu cuộc gặp được tổ chức tại Bình Nhưỡng, đây sẽ là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo trên thế giới tới thăm ông Kim Jong Un tại thủ đô của Triều Tiên.
Video đang HOT
Theo KCNA, Tổng thống Assad đã nhận được thư ủy nhiệm từ Đại sứ Triều Tiên tại Syria hôm 30.5. KCNA dẫn lời ông Assad cho biết: “Thế giới hoan nghênh các sự kiện đáng chú ý diễn ra gần đây trên Bán đảo Triều Tiên nhờ phẩm chất chính trị xuất sắc và tài lãnh đạo sáng suốt của ông Kim Jong Un.
Tôi tin chắc rằng ông Kim sẽ đạt được thắng lợi cuối cùng và thống nhất thành công Triều Tiên. Chính phủ Syria tiếp tục dành sự ủng hộ hoàn toàn với chính sách và các biện pháp của Chính phủ Triều Tiên, sẽ mở rộng và củng cố quan hệ hữu nghị với CHDCND Triều Tiên”.
Trước đó, hồi tháng 4 khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh tiến hành cuộc không kích bằng hơn 100 tên lửa hành trình và không đối đất nhằm vào các mục tiêu tại Syria. Cuộc không kích diễn ra sau khi chính quyền Mỹ cáo buộc lực lượng chính phủ Syria gây ra vụ tấn công hóa học khiến hàng chục dân thường thiệt mạng ở thị trấn Douma tại Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus hồi đầu tháng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, cuộc tấn công này chính là điều mà chính quyền nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang lo sợ trong bối cảnh Washington liên tục gây sức ép với Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi. Hiện chưa rõ, cuộc gặp của ông Kim Jong Un và ông Assad sẽ bàn về chuyện gì, nhưng rõ ràng, cả hai bên sẽ không bỏ quan vấn đề Mỹ.
Bình Nhưỡng và Damascus duy trì mối quan hệ tốt đẹp, và các quan chức Liên Hiệp Quốc cáo buộc Triều Tiên hợp tác với Syria về vũ khí hóa học, song Bình Nhưỡng đã phủ nhận.
Cả hai nước đã phải đối mặt với sự cô lập quốc tế, Triều Tiên về chương trình vũ khí hạt nhân của mình, và Syria về chiến thuật của mình trong một cuộc nội chiến đẫm máu. Nếu Syria và Triều Tiên ngày càng xích lại gần nhau trong một mối quan hệ “thắm thiết”, đó là thách thức không nhỏ đối với Mỹ.
Theo Danviet
Đòn trừng phạt mạnh chưa từng có của Mỹ dành cho Triều Tiên
Tổng thống Donald Trump thông báo chuẩn bị công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm gây sức ép với Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.
Phát biểu từ Washington ngày 23.2, ông nhấn mạnh đây sẽ là gói biện pháp trừng phạt lớn nhất từ trước đến nay nhằm chống Triều Tiên, tập trung vào cấm vận năng lượng, ngăn cản tiếp cận nguồn ngoại tệ của Bình Nhưỡng. Sẽ có khoảng 50 tàu chở hàng, công ty vận tải biển và doanh nghiệp kinh doanh được phía Mỹ nên đích danh ở gói cấm vận mới. Trong khi đó, phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên vẫn là mục tiêu chung mà cả Mỹ và Hàn Quốc đều đang hướng tới, song Seoul và Washington đều đang thể hiện quan điểm khác biệt để đạt được mục tiêu đó.
Quan điểm khác biệt này đã được thể hiện trong cuộc gặp riêng ngày 23/2 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Cố vấn cấp cao Nhà Trắng, bà Ivanka Trump, đang có chuyến thăm Hàn Quốc tham dự lễ bế mạc Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25.2 tới. Theo hãng tin Yonhap, phát biểu trước báo giới, Thư ký báo chí của Tổng thống Moon Jae-in, ông Yoon Young Chan cho biết trong buổi gặp, Tổng thống Moon Jae-in thừa nhận những nỗ lực lâu nay của Mỹ và Hàn Quốc nhằm phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên trong 25 năm qua đều đã thất bại và theo ông, hai nước cần tận dụng thời cơ hòa giải giữa hai miền Triều Tiên hiện nay để thúc đẩy tiến trình vốn lâm vào bế tắc lâu nay.
Ông Yoon Young Chan dẫn lời của Tổng thống Moon Jae-in khẳng định các cuộc đối thoại hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và đối thoại liên Triều không thể diễn ra tách biệt. Ông nhấn mạnh hai tiến trình đối thoại này phải diễn ra song song và cần có sự hợp tác chặt chẽ xuyên suốt giữa Mỹ và Hàn Quốc. Ông Yoon dẫn lại lời của Tổng thống Moon Jae-in nói với bà Ivanka: "Hai nước cần tận dụng cơ hội kiếm có này và tôi hi vọng có thể cùng Tổng thống Trump nhận thức chung về thành tựu mang tính lịch sử này". Trong khi đó, theo ông Yoon, bà Ivanka Trump nhấn mạnh các chiến dịch gia tăng sức ép tối đa nhằm vào Triều Tiên đã mang lại những kết quả khả quan, do đó, Mỹ luôn ủng hộ nỗ lực của Hàn Quốc nhằm gia tăng sức ép đối với Bình Nhưỡng.
Bà Ivanka khẳng định chuyến đi của bà một phần là để tái khẳng định cam kết của hai nước đồng minh đối với "chiến dịch gây sức ép tối đa của chúng ta để đảm bảo rằng Bán đảo Triều Tiên được phi hạt nhân hóa". Trong tháng 1/2018, Seoul và Bình Nhưỡng đã tiến hành 3 vòng đối thoại, dẫn đến việc Triều Tiên quyết định cử đoàn vận động viên tham gia Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 đang diễn ra tại Hàn Quốc. Việc hai bên tích cực phối hợp trong công tác chuẩn bị và cũng như trong thời gian diễn ra sự kiện thể thao nói trên được kỳ vọng sẽ trở thành bàn đạp để Seoul và Bình Nhưỡng thúc đẩy các cuộc đối thoại hòa giải giữa hai miền Triều Tiên và làm tiền đề để xúc tiến quá trình đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, vốn bị đình trệ từ năm 2008.
Theo Danviet
Tin thế giới: Hàn, Mỹ vẫn chọc giận Kim Jong Un trước Olympic Triều Tiên kêu gọi "mọi người dân Triều Tiên ở trong và ngoài nước" cần tạo một bước "đột phá" trong nỗ lực thống nhất hai miền mà không cần sự trợ giúp từ bất kỳ nước nào ở bên ngoài. Hệ thống tên lửa phòng thủ Aegis của Mỹ. Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức quốc phòng yêu cầu...