Ông Akio Toyoda vẫn được bầu vào hội đồng quản trị Toyota bất chấp bê bối
Ngày 18/6, các cổ đông của tập đoàn sản xuất ô tô Toyota Motor Corp đã thông qua đề xuất bầu lại Chủ tịch Akio Toyoda vào hội đồng quản trị, bất chấp các cố vấn đầu tư kêu gọi không bỏ phiếu cho ông sau một loạt vụ bê bối kiểm tra an toàn gần đây tại tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản.
Chủ tịch Tập đoàn Toyota Motor Corp Akio Toyoda trong cuộc họp báo xin lỗi người tiêu dùng và các bên liên quan trong vụ gian lận giấy chứng nhận đối với 7 mẫu xe của hãng, tại Tokyo ngày 3/6/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tại cuộc họp cổ đông thường niên diễn ra ở trụ sở chính thuộc tỉnh Aichi, 9 thành viên khác trong hội đồng quản trị của tập đoàn ô tô lớn nhất thế giới, bao gồm Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Koji Sato và Phó Chủ tịch Shigeru Hayakawa, cũng được tái bổ nhiệm.
Trước cuộc họp, công ty tư vấn ủy quyền của Mỹ, Institutional Shareholder Services, khuyến nghị các cổ đông phản đối đề xuất của công ty về việc tái bổ nhiệm ông Toyoda, cho rằng ông phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra bê bối gian lận dữ liệu an toàn gần đây tại các công ty thuộc tập đoàn. Ông Toyoda là thành viên của gia đình sáng lập tập đoàn Toyota. Ngoài ra, công ty cố vấn khác của Mỹ là Glass Lewis cũng cho rằng nên bác bỏ đề xuất tái bổ nhiệm Chủ tịch Akio Toyoda vì lý do tương tự.
Bê bối bắt đầu từ năm 2022, khi công ty con sản xuất xe tải của Toyota là Hino Motors Ltd. thừa nhận đã gian lận về dữ liệu về khí thải và hiệu suất sử dụng nhiên liệu. Tiếp đó, năm 2023, đơn vị sản xuất ô tô nhỏ Daihatsu Motor Co. cũng thông báo về tình trạng thao túng dữ liệu an toàn trên hầu hết các ô tô của hãng. Đến tháng 1/2024, chi nhánh Toyota Industries Corp. tiết lộ rằng dữ liệu động cơ đã bị làm giả trong nhiều năm.
Toyota cũng thừa nhận đã không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn của chính phủ về va chạm và các thử nghiệm xe khác, đồng thời gian lận dữ liệu công suất động cơ cho 7 mẫu xe của mình.
Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản đã cấm bàn giao 3 mẫu xe của Toyota liên quan bê bối. Tất cả các mẫu xe liên quan bê bối đều được tung ra thị trường khi ông Toyoda giữ vai trò chủ tịch tập đoàn.
Động đất tại Nhật Bản: Toyota chưa thể bắt đầu sản xuất trong nước
Ngày 5/1, Toyota Motor Corp cho biết hãng này chưa thể bắt đầu hoạt động sản xuất xe tại Nhật Bản trong năm nay theo kế hoạch, do nhiều nhà cung cấp đã bị thiệt hại đáng kể sau thảm họa động đất vừa qua tại Bán đảo Noto, miền Trung nước này.
Logo hãng Toyota. Ảnh minh họa: EPA/TTXVN
Nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới từng dự định bắt đầu nối lại sản xuất vào ngày 1/1 vừa qua, tuy nhiên kế hoạch này buộc phải hủy bỏ sau trận động đất nói trên.
Phát biểu với báo giới, Chủ tịch Koji Sato cho biết Toyota Motor Corp. sẽ thông báo về thời điểm nối lại hoạt động tại Nhật Bản vào ngày 7/1 tới. Ông nêu rõ: "Chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra quyết định... bằng cách đánh giá tình hình hàng tồn kho". Hiện có 10 đại lý của Toyota ở tỉnh Ishikawa - khu vực xảy ra động đất - không thể hoạt động.
Trong 2 năm qua, hoạt động sản xuất của Toyota tại Nhật Bản gặp một số khó khăn. Tháng 10/2023, hãng này cũng đã buộc phải đình chỉ một phần hoạt động sản xuất trong nước 10 ngày sau khi xảy ra vụ nổ tại một nhà máy đối tác của Toyota, gây thiếu hụt các bộ phận lò xo. Trước đó, tháng 3/2022, một cuộc tấn công mạng nhằm vào một nhà cung cấp khác cũng đã khiến Toyota phải ngừng hoạt động các nhà máy của mình.
Vụ bê bối rượu vang chấn động Ngày 27/6/1985, Cục an toàn thực phẩm Cộng hòa liên bang Đức (Tây Đức) đã tìm thấy hai chai rượu vang Ruster Auslese sản xuất tại Áo năm 1983, bày bán trong một siêu thị ở Stuttgart có pha thêm hóa chất Diethylene glycol để tạo vị ngọt. Chỉ 1 tháng sau, 27.000.000 lít rượu vang, tương đương 36 triệu chai trên thị...