Ông Abe, Putin thảo luận để sớm ký hiệp định hòa bình
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết đang làm việc cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin để sớm đạt được hiệp định hòa bình giữa hai nước.
Theo Reuters, thông tin trên được đưa ra khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có mặt tại thành phố Vladivostok, Nga, và làm việc cùng Tổng thống Putin hôm 10/9. Ông Abe cũng cho biết người đứng đầu lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera, sẽ thăm Nga trong tháng 10.
Thủ tướng Abe và Tổng thống Putin gặp nhau tại Vladivostok hôm 10/9. Ảnh: AFP.
“Tôi chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ Nhật – Nga theo hướng giải quyết vấn đề lãnh thổ và ký kết một hiệp định hòa bình”, Thủ tướng Abe nói với tờ Mainichi.
Cũng trong khuôn khổ cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc bởi điệp viên Triều Tiên. Ông Abe cho biết đây là vấn đề cần được giải quyết tận gốc và tuyên bố quan điểm của Nhật Bản được Tổng thống Putin ủng hộ.
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Abe và Tổng thống Putin diễn ra bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông, tổ chức tại thành phố Vladivostok.
Thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế, Nhật Bản muốn tiến tới giải quyết xung đột về lãnh thổ kéo dài hàng chục năm và tiến tới ký kết hiệp định hòa bình với Nga. Trong khi đó, Nga muốn thu hút vốn đầu tư của Nhật Bản vào vùng Viễn Đông giàu tài nguyên nhưng hiện vẫn kém phát triển.
Tổng thống Putin và Thủ tướng Abe thị sát một nhà máy sản xuất ôtô hợp tác giữa Nga và Nhật. Ảnh: AFP.
Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản ngày 9/8/1945 trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới 2 sắp đi tới hồi kết. Khi Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc, Liên Xô chiếm đóng quần đảo Kurils mà Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phía Bắc. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Nga kế thừa tiếp quản quần đảo này.
Năm 1956, Nhật Bản và Liên Xô đã ký tuyên bố chung, chấm dứt chiến tranh và tái lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, vấn đề quần đảo Kurils không được đề cập trong tuyên bố chung này. Từ đó tới nay, Nhật Bản và Liên Xô, sau này là Nga, chưa ký hiệp định hòa bình chính thức.
Duy Anh
Video đang HOT
Theo Zing
Mỹ không từ bỏ "món hời" Nga
Mỹ tiếp tục nói về "mối đe dọa Nga" và như thường lệ động cơ phía sau vẫn là những món hời lớn cùng những khoản chi tiêu khổng lồ.
Thêm kịch bản đe dọa
Tờ National Review bảo thủ của Mỹ vừa có bài phân tích về chính sách của Nga, đồng thời đề xuất phương sách để Mỹ và NATO có thể chống lại.
Theo tờ báo Mỹ, nước Nga dưới thời Tổng thống Putin đang có tham vọng khôi phục vị thế cường quốc khu vực sau khi Liên Xô sụp đổ, qua đó chỉ ra những "mối đe dọa" từ Nga vẫn thường được báo chí phương Tây đăng tải lâu nay.
National Review cho rằng quá trình ra quyết định của Tổng thống Nga Putin dựa trên 3 nguyên tắc: Thứ nhất, dù làm gì thì cũng phải giúp tăng cường lợi ích của Nga.
Thứ hai, bất kỳ hành động nào cũng nhằm làm suy yếu lợi ích cốt lõi của châu Âu và làm suy giảm sự đoàn kết của phương Tây.
Thứ ba, mọi hành động phải tạo ra hiệu ứng đủ mơ hồ đối với các lợi ích của Mỹ và nhằm che mắt Washington về ván bài mà Moscow đang chơi.
Tổng thống Nga V. Putin
Về cụ thể, tờ báo Mỹ coi hành động của Nga đối với Ukraine là bước đi có thể tiến hành đầu tiên. Theo đó, Moscow có thể "tăng gấp đôi các chiến dịch quân sự ở Ukraine".
Việc mở rộng các hoạt động của Nga ở khu vực này được đánh giá có thể vừa giúp tăng cường vị thế chính trị của Tổng thống Putin ở trong nước, vừa khích lệ nhiều tiếng nói ủng hộ việc tái thiết lập một "trật tự tự nhiên" ở Đông Âu.
Thứ hai, tờ báo Mỹ cho rằng Nga cũng có thể chọn cách thực hiện một chiến dịch hỗn hợp, thâu tóm lãnh thổ ở Biển Baltic.
Có một vài hòn đảo ở đó tồn tại tranh chấp lịch sử giữa một số nước, trong đó có Nga và Thụy Điển. Ví dụ, hòn đảo Gotland hiện nằm dưới sự kiểm soát của Thụy Điển, nước vốn không là thành viên của NATO song lại là thành viên của Liên minh châu Âu (EU).
Việc Nga chiếm giữ hòn đảo này sẽ gây ra một thách thức quân sự với EU mà không nhất thiết gây ra sự đáp trả từ Mỹ. Theo tờ báo Mỹ, trong điều kiện như vậy, Nga chắc chắn có lợi thế quân sự.
Tàu đổ bộ của Mỹ tập trận trên biển Baltic
Việc bố trí hệ thống vũ khí chống tiếp cận/chống xâm nhập như đã làm ở Kaliningrad sẽ tạo cho Moscow ưu thế trên biển và trên không đối với toàn bộ Biển Baltic và do đó có ưu thế tiếp cận hàng hải đối với Ba Lan và 3 nước Baltic.
"Nguy cơ" thứ ba được chỉ ra là việc Nga có thể lôi kéo một thành viên hiện tại của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi quan hệ với Mỹ và các thành viên khác trong NATO căng thẳng, Thổ Nhĩ Kỳ lại đối thoại với Nga và Iran về tình hình an ninh ở Syria. Thực tế này được người Mỹ nhìn nhận như một "cánh cửa" để Ankara "chia tay" NATO và đe dọa gây ra hiệu ứng "domino" đối với các thành viên khác.
Ngoài ba, tờ báo Mỹ cũng nêu ra "viễn cảnh" khác có thể xảy ra như chiếm đất ở Bắc Cực, các hoạt động phá hoại hoạt động của các vệ tinh giám sát của EU, tấn công mạng, cưỡng ép kinh tế thông qua các nguồn cung năng lượng.
Móc túi dân Mỹ và đồng minh?
Xuất phát từ những "mối đe dọa" trên, tờ báo Mỹ cho rằng có một cách thoát khỏi điều dường như chắc chắn xảy ra này nếu Mỹ tiếp tục đầu tư đáng kể vào quân sự, tăng chi tiêu quốc phòng lên 4% (tương đương 760 tỷ USD) từ mức 3,4% hiện nay đồng thời NATO lưu tâm đến lời kêu gọi của Trump để dành 2% GDP cho quốc phòng.
Ngoài ra, cách tốt nhất để đáp lại động thái tiếp theo của Nga, theo tờ báo Mỹ, là dự đoán được hành động mà Nga sẽ tiến hành. Ví dụ, thông qua lịch trình tập trận biểu dương lực lượng ở Biển Baltic và Địa Trung Hải, Mỹ và các đồng minh NATO có thể củng cố các lợi ích của mình và thể hiện quyết tâm không để cho Nga thực hiện hành động "gây hấn".
Mỹ và đồng minh cũng có thể tiến hành tập trận ở đâu đó thuộc khu vực Á-Âu hoặc dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nga như một lời nhắc nhở về những vùng lãnh thổ mà Nga phải bảo vệ.
Trên thực tế thì Mỹ đã và đang tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Ngày 13/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) - đạo luật ngân sách quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay với tổng kinh phí lên tới 717 tỷ USD. Đạo luật này được đánh giá là đề cập trực tiếp quan hệ Nga-Mỹ, trong đó bao gồm một số điều khoản cho thấy thái độ cứng rắn của Mỹ với Nga.
Trong chương 12 của luật ngân sách mới nói về hợp tác với nước ngoài, riêng Nga đã chiếm tới 8 mục. NDAA quy định không chi tiền cho bất kỳ hoạt động nào nếu hoạt động đó cho phép suy đoán rằng Washington công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea.
Binh sĩ và xe thiết giáp Mỹ tại Ba Lan
Ngân sách cũng quy định tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine ở mức 250 triệu USD. Số lượng các cuộc tập trận chung giữa quân đội Mỹ và Gruzia, Ukraine cũng sẽ tăng lên.
Theo NDAA, chậm nhất đến ngày 15/1/2019, Tổng thống Mỹ phải đệ trình các ủy ban chuyên trách của Quốc hội bản báo cáo về việc Nga có vi phạm Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm ngắn và tầm trung (INF) ký ngày 8/12/1987 hay không.
Theo Hiệp ước này, Nga và Mỹ có trách nhiệm tiêu hủy tên lửa hành trình tầm ngắn và tầm trung của mình, về phía Nga là tên lửa RSD-10, R-12 và R-14, và về phía Mỹ là Tomahawk, Pershing-2.
Trong luật mới, Quốc hội Mỹ cho rằng Nga đã vi phạm Hiệp ước, thực hiện các chuyến bay thử, sản xuất và sở hữu các hệ thống tên lửa bị cấm. Do đó Mỹ có quyền dừng thi hành một phần hoặc toàn bộ Hiệp ước khi Nga tiếp tục vi phạm.
Nga khai hỏa tên lửa Iskander-M trong cuộc tập trận Zapad-2017
Luật cũng nói về sự cần thiết phải bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu để đáp trả lại những vi phạm từ phía Nga. Bên cạnh đó, đến ngày 31/12 tới, Tổng thống Mỹ phải báo cáo với Quốc hội về việc Moskva có đồng ý công bố kết luận theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công (START) hay không.
START được ký năm 2010 và có hiệu lực từ năm 2011 cho đến hết năm 2021. Theo luật ngân sách quốc phòng, Mỹ muốn biết START có áp dụng cho tên lửa xuyên lục địa "Sarmat", tên lửa có cánh X-101, tàu ngầm không người lái "Status-6" và tên lửa siêu thanh Avangard, hay không.
Phản ứng trước NDAA, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova sau đó tuyên bố nước này sẽ áp dụng mọi biện pháp nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Theo bà, ngân sách quốc phòng của Mỹ chứng tỏ chính sách Washington sử dụng vũ lực để tăng cường vai trò chi phối thế giới. Việc Mỹ tăng đáng kể ngân sách quốc phòng, lên mức kỷ lục trong 15 năm, tác động tiêu cực tới hệ thống an ninh quốc tế hiện nay.
Bà Zakharova cũng lưu ý trong ngân sách quân sự của Mỹ có những khoản cấp kinh phí cho các hoạt động "chống Nga", và các biện pháp tương tự của Washington đang cản trở nỗ lực đưa quan hệ Nga-Mỹ thoát khỏi bế tắc, trở lại xu hướng xây dựng.
Đông Triều
Theo baodatviet
Hòa giải Mỹ- Triều Tiên, đến lúc Nga và Trung Quốc phải cứu? Vào thời điểm tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên cũng như giữa Triều Tiên và Hàn Quốc có nguy cơ bị chững lại và thậm chí cả bị thụt lùi thì có được nhiều diễn biến mới từ các bên liên quan với mục đích và có tác động giúp giải cứu tiến trình này. Tổng thống...