Ơn mẹ
Khi thưa cùng cha mẹ chuyện muốn kết hôn, vợ chồng tôi gặp phải sự phản đối gay gắt từ gia đình đôi bên. Tất cả cũng chỉ bởi chúng tôi vướng vào tuổi “tứ hành xung”.
ảnh minh họa
Ban đầu, mẹ anh là người phản ứng mạnh mẽ nhất. Lý do của mẹ là không muốn con trai long đong lận đận. Chúng tôi phải kiên trì hơn một năm, thuyết phục mọi người bằng tình yêu chân thành của hai đứa. Có lẽ điều đó cộng với sự chăm chỉ của tôi đã khiến mẹ thay đổi thái độ.
Từ một người lạnh nhạt, hờ hững, mẹ đã quan tâm chăm sóc tôi như con cái trong nhà. Mẹ sốt sắng lo chuyện hỏi cưới. Gia đình tuy không giàu có gì nhưng tôi được anh đón về bằng một đám cưới rất long trọng, đủ để họ nhà gái và cả hàng xóm xuýt xoa. Sau này, khi tôi hỏi vì sao lại thay đổi đột ngột như vậy, mẹ cười: “Biết không cản được bây nên phải thuận. Mà đã quyết định như vậy rồi thì phải vun phải đắp hết sức chứ sao”.
Cưới xong, vợ chồng tôi trở lại thành phố sinh sống. Để chứng minh cho mọi người thấy chuyện xung khắc tuổi tác chỉ là quan niệm cổ hủ, chúng tôi cố gắng làm lụng và vun vén hạnh phúc gia đình. Đứa con thứ hai chào đời cũng là lúc gia đình đã xây nhà mới khang trang, lập một xưởng làm đồ gỗ ở ngoại ô và gầy dựng ổn định ba cửa hàng bán lẻ đồ nội thất trong thành phố.
Mỗi lần về quê, mấy anh chị em lại hỏi han cách thức định hướng kinh doanh, xuýt xoa khen vợ chồng tôi làm ăn giỏi. Ngồi nhìn đàn con quây quần trò chuyện rôm rả, mẹ không nói gì nhưng nét mặt rất tươi. Con cái đã ra riêng, mỗi đứa lập nghiệp một nơi. Ba mẹ vẫn ở lại quê cùng đứa cháu nội đang học lớp 4, con của người anh thứ tư. Ba cháu mất sớm vì bệnh nan y, mẹ đã có gia đình khác. Mẹ chồng tôi bảo suốt đời sẽ không rời mảnh đất này, còn chút hơi thở cuối cũng ráng làm lụng nuôi cháu, không để thằng bé thiệt thòi thêm chút nào nữa.
Tai họa bất ngờ ập xuống gia đình bé nhỏ của chúng tôi. Bác sĩ bảo chồng tôi có những dấu hiệu giống hệt căn bệnh anh Tư từng không chống chọi nổi. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, chồng tôi đã phải rời bỏ công việc và cả những thói quen sinh hoạt hằng ngày. Để có tiền cho chồng điều trị lâu dài và duy trì kinh tế gia đình, không còn cách nào khác, tôi phải thay anh quản lý xưởng gỗ và coi sóc các cửa hàng. Lần đó, mệt lả sau một ngày quần quật, tôi lái xe thiếu tập trung và gây tai nạn. Ngoài việc phải đền bù thiệt hại cho cô bé sinh viên, tôi còn bị băng bột chân trái. Bác sĩ cho biết phải hơn một tháng mới có thể đi lại.
Video đang HOT
Hai vợ chồng ngồi nhìn nhau, cùng ứa nước mắt. Đường cùng rồi, tôi đành gọi điện cầu cứu mẹ chồng. Dù ngày trước khăng khăng “có chết cũng không đi đâu cả” nhưng khi nghe con dâu thuật chuyện xong, mẹ vội vã bỏ hết mọi thứ, đón xe tốc hành lên thành phố.
Nhìn dáng mẹ lom khom lo cho con cho cháu suốt ngày không ngơi tay, tôi không thể nói sao cho hết sự biết ơn. Nghe có chuyện lộn xộn ở xưởng gỗ, mẹ đòi đón xe ôm xuống tận nơi cho bằng được. Mẹ cũng tranh thủ theo cô kế toán đến các cửa hàng “coi nhân viên, khách khứa ra sao”.
Gần hai tháng trôi qua. Tôi tháo bột, đi đứng bình thường trở lại. Dù biết không thể nhưng tôi vẫn ước phép lạ nào đó khiến chồng được bình phục. Anh cũng đã sẵn sàng tâm lý cho việc sống chung với căn bệnh ung thư. Bây giờ, chồng tôi khuyên thế nào mẹ cũng không chịu về quê. “Ở nhà có ổng lo cho thằng Bảo. Mẹ sẽ ở đây với con, lo cho con, cho hai đứa nhỏ để con Thảo yên tâm làm ăn. Bệnh này mà nhà không có tiền sao tụi con chịu nổi”.
Có lúc yếu lòng, tôi ray rứt nghĩ chắc tại mình khắc tuổi nên chồng gặp nạn. Mẹ gạt đi: “Tầm bậy. Vợ chồng sướng khổ cùng gánh, đã quyết định về với nhau rồi thì không nghĩ linh tinh nữa”. Trong hoàn cảnh này, có mẹ cạnh bên là niềm an ủi lớn lao với vợ chồng tôi. Chưa bao giờ nói ra nhưng tôi biết ơn mẹ vô cùng.
Theo VNE
Bị cả gia đình chồng lừa, tôi phát điên
Họ đánh bạc, làm tình, vui chơi với nhau. Còn anh ta có lấy ai đi nữa, chị này cũng chẳng quan tâm. Thậm chí có vợ rồi, anh ta vẫn tiếp tục đi với gái. Vậy thì có vợ cũng chẳng khác gì.
Các anh chị kính mến!
Tôi đang trong những ngày suy sụp và đau đớn nhất của cuộc đời. Lắm lúc nghĩ quẩn, tôi muốn nhảy sông tự tử luôn cho rồi. Cuộc đời một người phụ nữ, có lẽ hạnh phúc nhất khi được dành thời gian để vun vén và xây đắp một mái ấm gia đình. Và rồi, khi mất đi tất cả, thì cuộc đời coi như bỏ. Tôi là như vậy đó. Còn gì đâu...
Tôi năm nay 36 tuổi, đang làm giám đốc một công ty. Công việc không đến nỗi tồi, tôi có thể kiếm được những hợp đồng vài tỷ đồng mỗi tháng. Tôi có những mối quan hệ tốt, và tôi có thể giúp được rất nhiều người có công ăn việc làm từ những mối quan hệ đó. Và thế là tôi có tiền. Tôi là con một gia đình lao động, nên từ nhỏ bố tôi đã dạy tôi phải biết tiết kiệm, chắt chiu. Tiếng là người Hà Nội gốc, nhưng ba chị em tôi sống như những cô gái quê chất phác. Không biết những thú vui son phấn, từ nhỏ tới lớn chúng tôi đã biết cách dành dúm tiền nhỏ thành tiền lớn, tiền lớn thành lớn hơn. Sau đó mua sắm đồ đạc, bày biện kinh doanh... Có thể nói, chính tính căn cơ đó đã giúp gia đình tôi bớt nghèo và chị em tôi bắt đầu có được sự tích lũy cần thiết cho cuôc sống.
Tôi từng tốt nghiệp ngành báo chí, sau đó đi làm tại đài truyền hình, rồi vì cảm thấy mình không thể sống nghèo cam chịu, nên tôi quyết định chuyển hướng qua làm quảng cáo, tổ chức sự kiện và truyền thông. Chính trong môi trường này tôi đã gặp và quen người đàn ông đầu tiên. Chúng tôi đã dự tính làm đám cưới năm tôi 28 tuổi. Nhưng một việc không may xảy ra là khi tôi tham gia vào các chương trình quảng cáo, tôi phải đi uống bia rượu nhiều. Và trong môi trường la đà đó, tôi đã bị sa ngã vào vòng tay một người đàn ông quá hấp dẫn.
Tôi không phủ nhận rằng mình cũng có những tính không tốt, tôi đã quen với việc ỡm ờ lả lơi với đàn ông. Nhưng đó phải là những người đàn ông khiến tôi khâm phục. Còn lại, tôi luôn muốn giữ cho mình một khoảng trời riêng, muốn giữ cho mình một gia đình yên ấm. Sau sự cố đó, đám cưới của tôi đã bị hủy. Tôi chịu một tiếng xấu trời định, không thể thanh minh được. Quả tình, trong trường hợp này, tôi đã sai. Đó là lý do tôi quyết định rời khỏi môi trường quảng cáo truyền thông một thời gian.
Tôi vào TP.Hồ Chí Minh, làm giám đốc điều hành cho một công ty phân phối sản phẩm làm đẹp. Đây là một công ty gia đình, gốc miền Trung, họ luôn muốn tạo ra vỏ ngoài hoàn hào. Tôi về làm giám đốc điều hành, thực chất như trợ lý của vị giám đốc chính. Cũng không sao, tôi đang cần thoát ra khỏi những sự cố ngớ ngẩn của mình và làm lại cuộc sống mới, trước khi bố tôi có thể chết vì xấu hổ và nhục nhã bởi cái tiếng có con gái hư. Bố tôi luôn rất sĩ diện, ông không bao giờ chấp nhận được sự thật là con gái mình cũng phải sống như biết bao cô gái khác, bươn chải mọi đường mới có miếng cơm ăn. Ông tự hào về truyền thống "rách cho thơm" của gia đình mình. Lắm khi nghĩ về những điều này tôi thấy mệt. Nhưng bản tính khó dời, không thay đổi được nua, làm con thì đành cố mà chiều.
Làm cùng với vị giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, tôi gần như người chủ, phải giải quyết hết mọi việc ở cái công ty mà mọi người quen làm việc với nhau theo kiểu gia đình. Nhưng bù lại, tôi có thể nắm rõ được mọi công đoạn của một công ty. Tôi nghĩ, nếu đã thạo việc ở công ty này rồi thì đi bất cứ đâu tôi cũng có thể thích nghi được. Tôi cũng nhận ra những người trong công ty này không ưa tôi nhưng đều rất cần tôi. Nếu họ vắng tôi, mọi thứ sẽ nhiễu loạn. Mỗi năm tôi đem về cho công ty một khoản tiền lời không nhỏ, nhưng tiền lương không tăng. Bạn hỏi vì sao tôi không đòi tăng lương khi phải làm một "ma ma đại tổng quản"? Đúng, tôi lẽ ra nhận được nhiều thứ hơn thế. Nhưng chỉ đơn giản một điều, tôi là đứa con gái ngu ngốc, khi yêu là bị lãng quên lý trí.
Vị giám đốc đã móc nối tôi với anh trai của anh ấy, một người đàn ông bỏ vợ và có 3 đứa con. Anh ta làm kỹ sư ở California. Tôi nhanh chóng làm quen và cảm thấy rất hợp với người đàn ông này, về cách nói chuyện cho đến cả những sở thích. Chúng tôi yêu nhau và hứa hẹn với nhau rất nhiều điều. Đó là lý do vì sao tôi gắn bó với công ty này, mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Tôi thậm chí còn chăm lo cho cả đại gia đình anh như một cô dâu cả gương mẫu. Đại gia đình đó bao gồm bố mẹ anh, và 10 anh chị em, trong đó có 3 người ở Mỹ, 4 người ở miền Trung và 3 người ở TP.Hồ Chí Minh. Tôi chăm lo gửi từng món quà, gửi từng món tiền cho người nhà của họ mỗi khi có việc. Thậm chí ngày giỗ chạp hay ngày Tết, tôi đều lo lắng trước cho gia đình anh rồi mới nghĩ đến gia đình mình.
Bố tôi nói, như vậy là tốt, vì làm phụ nữ phải biết lo chu toàn mọi bề. Tôi quen với việc lo lắng cho người khác mà quên mất rằng mình đã đi qua thời xuân trẻ. Ngoảnh đi ngoảnh lại, tôi đã ba mươi lăm. Cuộc đời người đàn bà như một mớ bòng bong, khi đi qua hoạn nạn rồi quay lại chỉ còn cái xác héo. Giờ tôi có chút tươi tỉnh của tình yêu và hy vọng, tôi nói với anh ấy chúng mình phải cưới nhau.
Anh nói anh rất yêu tôi, nhưng lấy gì để cưới? Anh lương kỹ sư, phải đóng thuế, nuôi 3 đứa con, nhà vẫn đi thuê. Dường như không có khoản dư nào cả. Ở Mỹ là thế, không phải cứ ở Mỹ là giàu có. Thật khó hình dung nổi, anh chạy một cái xe hơi mà nó chảy dầu khét lẹt và móp hết cả đuôi. Tôi hỏi anh, thực sự anh bán cái xe đó được bao nhiêu tiền? Anh nói, chỉ được 500 đô la. Tôi hoảng quá, gửi cho anh gần chục ngàn đô la để mua xe hơi mới. Và từ đó, tôi và anh bắt đầu tính chuyện làm thẻ xanh để tôi qua Mỹ định cư.
Đầu năm 2012, chúng tôi quyết định làm đám cưới. Tôi đã lo tất cả mọi thứ, kể cả rút toàn bộ tiền trong tài khoản mà mình có để gửi cho anh mua nhà ở Mỹ, để chúng tôi có thể an cư. Tôi cũng tính sẽ chăm lo cho ba đứa con anh như một người mẹ thực sự. Tính tôi rất dứt khoát, khi đã quyết định rời bỏ môi trường quảng cáo, tôi muốn thu mình lại và lo chu toàn cho gia đình. Khi tôi quyết định kết hôn nghĩa là tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả mọi thứ để lo cho gia đình. Không dây dưa với quá khứ. Cũng vì nghĩ cho gia đình chồng, nên tôi đã dùng sổ đỏ căn nhà của mình ở Sài Gòn đi vay ngân hàng để có thêm vốn cho công ty của em chồng chèo chống qua khó khăn suy thoái kinh tế. Tôi sẵn sàng "nhập cuộc" làm dâu...
Nhưng, đúng vào lúc tôi đám cưới, có một sự cố xảy ra. Đó là một phụ nữ từ Mỹ gọi về cho tôi. Cô ta nói cô ta sẽ tự tử nếu chồng sắp cưới của tôi làm đám cưới. Cô ấy đã yêu anh 3 năm rồi. Lần nào cô ấy tính bỏ đi anh cũng nài nỉ. Và hơn thế, cô ấy đã từng có thai và anh ép bỏ. Mọi thứ cứ rối bùng nhùng. Tôi hỏi chồng tôi, anh nói đó là chuyện quá khứ và anh giải quyết được. Bạn bè tôi biết chuyện đều khuyên tôi không nên tiếp tục vì sẽ chỉ gặp khổ đau. Nhưng ở vào vị trí của tôi, sau nhiều sóng gió, trước ngưỡng của đám cưới, tôi không đủ sức dừng lại. Tôi nghe lời chồng giải thích, lại cố gắng gây niềm tin, bỏ qua và bước tiếp.
Cưới nhau xong, anh quay lại Mỹ, tôi ở Việt Nam để thu xếp mọi việc. Tôi quên chưa nói rõ là trong thời gian 5 năm yêu nhau, tôi vừa làm điều hành cho công ty của em chồng vừa gây dựng một công ty nhỏ về phát triển thương hiệu nông sản mang tên anh. Mục đích là tôi muốn anh sẽ về Việt Nam phụ tôi làm ăn. Nhưng khi anh không đồng ý, thì tôi chấp nhận sẽ thu dọn công ty và qua Mỹ. Tôi đã chấp nhận mọi thứ, chỉ mong có một gia đình bình an.
Nhưng tôi không ngờ cuộc đời khốn nạn với tôi thêm một lần nữa.
Khi tôi qua Mỹ, tôi mới ngã ngửa ra rằng, anh vẫn đang sống cùng một cô chủ tiệm nail, điều này tôi không hề hay biết. Những đứa con của anh giải thích chuyện ba nó thường xuyên không ăn tối ở nhà. Đứa lớn con anh đã 12 tuổi, nói rằng ba nó đi làm về là đến nhà người đàn bà đó. Họ sống với nhau, đến khuya ba nó mới về lại nhà và sáng hôm sau mọi chuyện lại như cũ. Tôi đau khổ vật vã, tìm hiểu mọi chuyện cho ra nhẽ. Cô chủ tiệm nail điềm nhiên nói với tôi, thục sự cô không coi chồng tôi làm gì ghê gớm. Chẳng qua chỉ là người bạn tình và cuối tuần cùng nhau đi đánh bạc mà thôi. Họ đánh bác, làm tình, vui chơi với nhau. Còn anh ta có lấy ai đi nữa, chị này cũng chẳng quan tâm. Thậm chí có vợ rồi, anh ta vẫn tiếp tục đi với gái. Vậy thì có vợ cũng chẳng khác gì. Tôi chợt nhận ra rằng, chỉ có những con ngu như tôi mới đặt niềm tin một cách đơn sơ như vậy vào một người ở xa mình đến nửa vòng trái đất. Tôi khóc suốt một tuần lễ, rồi tôi mua vé máy bay, gửi lại đơn ly dị, chào tạm biệt.
Về nước, tôi không thể ngờ cả gia đình chồng tôi đã quay lưng với tôi. Họ đã không cho tôi quay lại làm việc, cũng quyết định quỵt luôn số tiền tôi vay nợ giúp. Tôi chợt nhận ra mình đã là con sen người ở cho gia đình họ suốt hơn 5 năm trời. Và họ đã tạo ra một vở kịch hoàn hảo đến mức, giờ này tôi chẳng còn gì để mất.
Tôi thực sự phát điên!
Theo VNE
Tôi choáng váng khi thấy mẹ "trong vòng tay" chồng mình Đầu óc tôi muốn nổ tung. Tôi phải làm sao đây để đối diện với người mẹ, người chồng mà tôi luôn yêu thương nay lại phản bội tôi?. Bỏ chồng ư?. Hay bỏ người mẹ đã sinh ra và nuôi nấng mình?. Hay tôi chấp nhận sống tay ba với cuộc tình đầy ngang trái này? Bố bỏ mẹ con tôi trong...