Ớn lạnh viễn cảnh nước Mỹ dưới thời Donald Trump
Viễn cảnh tỉ phú Donald Trump trở thành Tổng thống của nước Mỹ đang gây quan ngại cho rất nhiều người dân Mỹ. Thậm chí, đang có lời kêu gọi tiến hành đảo chính quân sự nếu ông này đắc cử chức tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Ứng cử viên Donald Trump
Sẽ không có gì là khó hiểu nếu ông Donald Trump bị “ghét cay ghét đắng” bởi ông này liên tục có những phát biểu gây sốc thể hiện những quan điểm, lập trường gây sốc, có phần cực đoan và khác thường.
Ứng cử viên Trump từng thề sẽ cấm người Hồi giáo vào nước Mỹ và từng gán người Mexico là “những kẻ giết người và hiếp dâm”. Tỉ phú Mỹ còn thường xuyên có những phát biểu bạo lực như kêu gọi những người ủng hộ mình tấn công các thành viên của phe đối lập hay rút giấy phép của những hãng truyền thông chỉ trích vị trí ứng cử viên của ông này.
Với cá tính đặc biệt như trên, ông Donald Trump đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của rất nhiều người dân Mỹ. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ là ông Donald Trump lại trở thành ứng cử viên nổi tiếng nhất trong lịch sử các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hoà khi nhận được đến 13,3 triệu phiếu ủng hộ của cử tri.
Ngày hôm qua (21/7), ông Trump đã chính thức được lựa chọn trở thành ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hoà tham gia vào cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới. Ông Trump sẽ “đấu” với bà Hillary để giành chiếc ghế quyền lực nhất nước Mỹ.
Trước viễn cảnh ông Trump có thể trở htanfh Tổng thống mới của Mỹ, nhiều người dân Mỹ đã có phản ứng vượt qua mọi nguyên tắc và khuôn khổ. Một số người kêu gọi dân Mỹ hãy tập trung vào mối đe doạ hiện hữu, ám chỉ đến viễn cảnh ông Trump làm tổng thống, thay vì chú ý đến cái gọi là mối đe doạ từ một cuộc xâm lược của Nga nhằm mục đích bán vũ khí.
Video đang HOT
Thậm chí, cây viết xã luận của tờ LA Times – ông James Kirchick còn không ngần ngại lên tiếng kêu gọi tiến hành một cuộc đảo chính quân sự nếu ông Trump đắc cử chức tổng thống Mỹ.
Việc ứng cử viên Trump sẵn sàng chống lại giới công nghệ-quân sự Mỹ và sẵn sàng hạn chế chi tiêu quân sự cũng đủ là lý do để khích động quân đội Mỹ thực hiện một cuộc đảo chính. Tuy nhiên, lại thêm một điều ngạc nhiên nữa là, ông Trump đã giành chiến thắng vang dội ở bang Bắc Carolina một bang có tỉ lệ tập trung cao nhất của các quân nhân ở nước Mỹ. Như vậy, có vẻ như giới quân đội Mỹ lại không phải là thành phần chống đối ông Trump.
Theo Vnmedia
Bà Clinton thắng vòng bầu cử sơ bộ cuối cùng ở Washington
Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở thủ đô Washington ngày 14.6, đợt bầu cử sơ bộ cuối cùng trước thềm cuộc tổng tuyển cử tháng 11 tới.
Ứng viên Tổng thống - cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu trước cử tri ở bang Ohio ngày 13.6.2016. REUTERS
Bà Clinton giành được gần 79% số phiếu, hơn hẳn đối thủ trong đảng Dân chủ là thượng nghị sĩ Bernie Sanders chỉ giành được 21% số phiếu, truyền thông Mỹ đưa tin, theo AFP.
Bà Clinton và ông Sanders đã có buổi gặp gỡ tại Washington để thảo luận về việc đoàn kết nội bộ đảng Dân chủ nhằm đối phó với ứng viên đảng Cộng hòa, tỉ phú Donald Trump và những vấn đề về chính sách như tăng mức lương tối thiểu, giảm học phí đại học và cải thiện hệ thống bảo hiểm y tế.
Ông Michael Briggs, người phát ngôn của ông Sanders cho biết cuộc họp giữa bà Clinton và Sanders "là một cuộc thảo luận tích cực".
Hồi tuần rồi, ông Sanders, dù là đối thủ bại trận trước bà Clinton, đã gặp Tổng thống Obama và tuyên bố ông có dự định phối hợp với bà Clinton để đánh bại Trump trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11.2016.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders phát biểu trước cử tri ở thủ đô Washington. REUTERS
Tuy nhiên, mối quan tâm của các ứng viên và cả nước Mỹ đã chuyển hướng sang vụ tấn công hộp đêm Pulse của người đồng tính ở thành phố Orlando (bang Florida) khiến 49 người chết, được xem là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất trên đất Mỹ kể từ vụ 11.9.2001.
Bà Clinton và ông Trump đã có cuộc khẩu chiến và trình bày những chính sách khác nhau nhằm chống chủ nghĩa khủng bố sau vụ thảm sát ở hộp đêm Pulse.
Trong bài phát biểu về an ninh quốc gia tại bang New Hampshire (Mỹ) hôm 13.6, ông Trump tuyên bố: "Một khi đắc cử tổng thống, tôi sẽ ngưng cấp phép nhập cư cho những người từ những quốc gia có lịch sử đối với chủ nghĩa khủng bố chống lại Mỹ, châu Âu hoặc các đồng minh của chúng ta, cho đến khi chúng ta hiểu rõ làm thế nào để chấm dứt những mối đe dọa khủng bố".
Ông Trump còn cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama "thông cảm với các phần tử khủng bố" (?) sau khi ông Obama trong bài phát biểu về vụ thảm sát Orlando đã không dùng từ "Hồi giáo cực đoan".
Trái lại, cựu ngoại trưởng Clinton kêu gọi toàn thể người dân Mỹ "đoàn kết" chống chủ nghĩa khủng bố.
Bà Clinton ngày 14.6 chỉ trích chiến lược an ninh quốc gia mà ông Trump đề xuất là "nguy hiểm" và "không phải người Mỹ".
"Những gì Donald Trump nói là đáng xấu hổ... và có thêm bằng chứng cho thấy ông ta không đủ khả năng trở thành Tổng thống Mỹ", bà Clinton nhấn mạnh.
Sau chiến thắng ở thủ đô Washington cộng với việc kiếm được đủ số phiếu đại biểu cần thiết từ tuần rồi, bà Clinton có khả năng trở thành ứng viên chính thức cho đảng Dân chủ sau đại hội đảng vào tháng 7.2016.
Bà Debbie Wasserman Schultz, chủ tịch Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc, chúc mừng cả bà Clinton và ông Sanders "chiếm được lòng tin của cử tri khắp đất nước".
"Những cuộc bầu cử sơ bộ năm 2016 đã kết thúc, đảng Dân chủ sẵn sàng đoàn kết để đối phó với cả Donald Trump và đảng Cộng hòa mà ông ta đại diện", bà Wasserman Schultz tuyên bố.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Wikileaks dọa công bố chứng cứ vụ email cá nhân để truy tố bà Clinton Nhà đồng sáng lập Wikileaks, ông Julian Assange cảnh báo Wikileaks sẽ công bố thêm thông tin về vụ cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton dùng email cá nhân, đủ để bà bị truy tố. Nhà đồng sáng lập Wikileaks, ông Julian Assange tại Đại sứ quán Ecuador ở London, Anh. REUTERS Trả lời phỏng vấn đài ITV (Anh) ngày 13.6, ông Assange,...