“Ớn lạnh” trong phiên tòa 3 bị cáo 9X giết người
Con chuẩn bị nhận án tù vì đã tước đoạt mạng sống của người khác khiến cha mẹ khóc trong xót xa. Ngược lại, các bị cáo vẫn lạnh lùng, vẫn tươi cười, nháy mắt với bạn bè trong giờ nghị án.
TAND tỉnh Gia Lai vừa mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử và tuyên phạt 3 bị cáo: Phạm Thanh Nghĩa (SN 1994) 15 năm tù giam; Phạm Thanh Trọng (SN 1997) 8 năm tù giam và Lê Quang Sinh (SN 1995, trú tại TX An Khê, Gia Lai) 7 năm tù giam. Cả 3 bị cáo đều phạm tội “giết người”. Riêng 2 bị cáo Trọng và Nghĩa là 2 anh em ruột, trú xã Hà Tam (Đăk Pơ, Gia Lai).
Cáo trạng cho biết, khoảng 16h30 ngày 4/1/2015, Nghĩa lái xe máy vào rẫy mía nhà mình ở thôn 3 (xã Hà Tam) để cột bò thì gặp Tạ Tấn (SN 1998, tại Đăk Pơ, Gia Lai) đi xe máy ngược chiều.
Do có mâu thuẫn trước đó, Tấn chạy xe chắn ngang đường chặn xe Nghĩa lại, đồng thời lấy dao rựa mang theo đuổi đánh nghĩa. Thấy vậy, Nghĩa để xe lại bỏ chạy thì bị Tấn đuổi theo nhưng không kịp. Tấn quay lại dùng rựa chém 3 cái vào xe máy Nghĩa làm xe bị hư hỏng nhẹ, rồi đi về.
Nghĩa quay lại, lấy xe đi về nhưng xe không hoạt động được nên điện thoại cho em ruột mình là Trọng kể sự việc và nói Trọng mang rựa đến để trả thù. Nghe vậy, Trọng lấy 1 con dao nhọn, dài 32cm và điện thoại cho Sinh kể lại sự việc anh mình bị đánh rồi nhờ Sinh chở đến chỗ Nghĩa. Sinh đồng ý.
Khi vào rẫy, Trọng lấy xe máy của bố mẹ và lấy thêm 1 con dao tự chế dài 66cm, đến đón Nghĩa. Rồi cả nhóm chạy xe đi tìm Tấn để trả thù. Sau khi đến nhà Tấn tìm nhưng không thấy kẻ thù đâu, cả 2 đi về.
Sau đó, anh em Trọng đi mượn thêm 1 con dao của hàng xóm vì nghĩ Tấn có đồng bọn, rồi tiếp tục đi tìm Tấn để trả thù. Khi cả 2 chuẩn bị đi thì Sinh đến chơi. Sinh được nhờ chở 2 anh em Trọng đến nhà Tấn và được đồng ý.
Đến nhà Tấn, Sinh ngồi ngoài ngõ chờ, còn Trọng cầm 1 con dao, Nghĩa cầm 2 con dao rựa đi vào nhà Tấn. Thấy 2 hung thủ cầm hung khí vào nhà, anh Dũng và cháu Đại trong nhà Tấn chạy trốn. Tấn và anh Ngô Cự Đỏ (SN 1996) vẫn ngồi xem ti vi.
Các bị cáo vẫn vui vẻ trong giờ chờ nhận án phạt
Video đang HOT
Trọng nói anh Đỏ: “Việc này không có liên quan mày, đi ra ngoài”. Anh Đỏ liền ra đứng ở cửa. Trọng đến trước mặt Tấn hỏi: “Lúc chiều đứa nào đập xe tao?”. Tấn không trả lời nên Trọng hỏi lại thì Tấn đưa tay lên nói: “Anh mày đạp dập tay tao”. Nghe vậy, Trọng dùng tay trái tát 1 cái vào mặt Tấn.
Tấn lấy con dao dài khoảng 50cm dưới ghế đâm 2 cái về phía Trọng. Trọng dùng tay trái đỡ và nắm giữ được dao của Tấn. Trọng cầm dao tay phải đâm 1 nhát vào vai trái của Tấn rồi 2 bên giằng co nhau.
Nghĩa để lại 1 con dao rựa ở vách tường, cầm 1 con dao tới chém trúng Tấn 2 cái. Trọng liền đâm 2 cái vào người Tấn. Tấn bỏ dao xuống, bỏ chạy ra phía sau nhà rồi gục ngã bất tỉnh. Tấn được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng chết trên đường đi.
Nghe tin Tấn chết, Sinh đã đến công an đầu thú. Ngày 5/1, anh em Nghĩa cũng đến công an đầu thú.
Ngày diễn ra phiên tòa, hàng trăm người dân xã Hà Tam (Đăk Pơ) đã vượt gần 100km đội mưa lên thành phố để tham dự phiên tòa.
Tại phiên tòa, những giọt nước mắt trước nỗi đau mất con của gia đình bị hại là không thể tránh khỏi. Còn đối với gia đình các bị cáo, đặc biệt là gia đình Trọng, họ sinh được 3 người con thì giờ có đến 2 phạm tội và đang phải trả giá bằng hình phạt nghiêm minh của luật pháp. Con dại cái mang, con mình phạm tội, mẹ bị cáo chỉ biết ngồi phía sau không ngừng khóc, còn người cha chỉ ngồi bất động trầm ngâm. Có lẽ những nỗi đau, sự xấu hổ trước việc làm của con mình đang dày xé tâm can ông.
Trái lại, dù đã tước đoạt mạng sống của người khác, gây bao nỗi đau cho gia đình bị hại và chính gia đình mình, nhưng 2 bị cáo Trọng và Sinh vẫn thờ ơ, lạnh lùng. Trong giờ nghị án, các bị cáo vẫn vô tư cười đùa vui vẻ, nháy mắt với bạn bè. Các bị cáo dù chưa từng trải, nhưng cũng đã 17 và 19 tuổi, cái tuổi không phải là nhỏ để chưa nhận thức được hành vi của mình. Những hành vi này của các bị cáo tại tòa khiến nhiều người ớn lạnh.
Thiên Thư
Theo Dantri
"Được" 52 ngày tù vì đưa người bị tai nạn giao thông vào bệnh viện
Một đời người có thể đã mất nếu em vì "tù oan" mà bỏ lở kỳ thi tốt nghiệp, vì đâu mà Tòa án nhất quyết nói không với đề nghị của công an tỉnh về việc cho Thiện được tạm hoãn thi hành án để tham gia kỳ thi quan trọng nhất trong suốt 12 năm học tập của em? Sự việc của một học sinh cấp 3 đang đi đường bị một người đột quỵ ngã vào, em đưa ông vào bệnh viện và bị khép tội oan uổng.
Em Thiện (giữa) được trở về với gia đình sau 52 ngày ngồi tù. Ảnh Báo Tiền Phong.
Mấy hôm nay, trên nhiều báo, vụ việc về nam học sinh Đỗ Quang Thiện - bị xe đặc chủng vào tận trường áp giải và bắt phải chịu tù giam vì liên quan đến một vụ tai nạn giao thông đang khiến dư luận rất chú ý.
Cách đây 3 năm, trưa 20/9/2012, tại một giao lộ nội thành Buôn Ma Thuột xảy ra một vụ va quẹt giữa 2 xe máy, khiến 1 người đàn ông lớn tuổi và 1 nam sinh trung học cùng ngã xuống đường.
Thấy người lớn tuổi nồng mùi bia rượu, nằm im không dậy được, nam sinh gọi xe taxi đưa nạn nhân vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Theo lời khai của nam sinh tên Thiện, thì em không hề đụng vào nạn nhân mà nạn nhân tự ngã vào em.
Các kết quả xét nghiệm thương tích sau đó của cơ quan y tế đã chứng minh lời Thiện nói là đúng, bệnh nhân không có tổn thương gì bên ngoài cơ thể, mà do đột qụy, liệt nửa người bên trái do xuất huyết vùng bao trong bán cầu não phải. Đây là bệnh lý nội khoa.
Khi vụ việc ra đến tòa án, ngày 26/9/2013, Bệnh viện tỉnh Đắk Lắk đã có công văn 696 gửi đến Viện KSND khẳng định: "Đây là bệnh nội khoa, không liên quan gì đến tai nạn giao thông, có thể đột quy xuất hiện làm cho bệnh nhân té xe trùng với thời điểm va chạm khi đang lưu thông trên đường".
Nhưng công văn này đã bị Viện Kiểm sát "bỏ qua" và khi vụ việc đưa ra tòa, tòa án chỉ căn cứ vào biên bản Kết luận pháp y thương tích chỉ có giá trị tạm thời trong 3 tháng.
Từ chỗ ban đầu xét xử Thiện 4 tháng tù treo, khi gia đình em tiếp tục kêu oan, tòa án đã xử Thiện 9 tháng tù giam và ngày 2/4/2015, cơ quan thi hành án đã đưa cả xe đặc chủng đến trường THPT Buôn Ma Thuột để áp giải em Thiện ngay giữa buổi học lên xe tù.
Thiện những ngày còn trong tù và lá đơn kiến nghị xin hoãn thi hành án của bạn bè cùng lớp. Ảnh: Báo Tiền Phong.
Các phóng viên của báo Tiền Phong đã kiên trì đeo đuổi sự việc và tìm ra chuyện công văn 696 đã bị cán bộ Viện Kiểm sát "bỏ quên" trong khi gia đình em Thiện đã kêu oan suốt 3 năm nay.
Đến khi sự vụ bị phát giác, cán bộ của Viện Kiểm sát đã sang xin bệnh viện cấp lại công văn này với lý do là công văn cũ bị "thất lạc". Dư luận bức xúc, Giám đốc Công an tỉnh đã có công văn đề nghị cho Thiện được tại ngoại để thi tốt nghiệp, nhưng đại diện tòa án tỉnh quyết không chấp nhận.
Sau nhiều bài báo đeo đuổi sự việc, lúc 10h5 phút sáng 24/5, Thiện đã được 2 cơ quan công an và tòa án thành phố Buôn Ma Thuột thi hành quyết định tạm đình chỉ thi hành án của Tòa án Nhân dân Tối cao. Thiện trở về sau 52 ngày chịu án tù trong trại giam tỉnh Đắk Lắk.
Nhà báo Hoàng Thiên Nga- phóng viên Báo Tiền Phong, người đã đeo đuổi vụ việc và tìm lại công lý cho Thiện viết trên mạng xã hội: "Trưa nay hỏi Thiện: Mai mốt đi trên đường, lỡ gặp một ông đột quỵ nữa, cháu có đưa ông ấy đi viện nữa không? Thiện bảo: Cháu sẽ vẫn thế cô ạ!".
Thiện đã có thể bỏ đi khi bị nạn nhân vì đột quỵ ngã vào xe em, vì em không có lỗi, nhưng Thiện đã không rời khỏi hiện trường, em ở lại, gọi xe đưa nạn nhân vào viện, và hàng loạt những tai bay, vạ gió đã xảy đến với em.
Gia đình Thiện lao đao, cha mẹ em mất ăn mất ngủ từ khi con bị bắt giam vào tù. Thiện có nguy cơ bị đứt gãy đường học tập nếu báo chí và dư luận xã hội không vào cuộc.
Nhưng nguyên nhân là do đâu?
Vì đâu mà cái công văn của bệnh viện giải oan cho Thiện lại bị "thất lạc" trong suốt gần 2 năm, đẩy em vào vòng oan trái?
Vì đâu mà Tòa án nhất quyết nói không với đề nghị của công an tỉnh về việc cho Thiện được tạm hoãn thi hành án để tham gia kỳ thi quan trọng nhất trong suốt 12 năm học tập của em?
Và chỉ đến khi có quyết định tạm đình chỉ thi hành án của Tòa án Nhân dân Tối cao, Tòa án tỉnh mới chịu nhường bước?
Bởi vì chúng ta đã có những cán bộ, công chức vô cảm với số phận một con người.
Một nam sinh như Thiện, không phải là đối tượng đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, nhưng em vẫn có thể bị đến tận trường áp giải vào tù, vì những cán bộ, công chức ấy không muốn thừa nhận cái sai của mình trong việc làm "thất lạc" một công văn quan trọng.
Sẽ còn nhiều người lương thiện bị hàm oan khi vẫn còn có những công chức, cán bộ giữ vị trí cầm cân nảy mực nhưng hành xử bằng một thái độ vô cảm và thiếu lương tâm nghề nghiệp.
Theo Một Thế Giới
Bà chủ "tập đoàn massage" Tân Hoàng Phát thoát án tù giam Là một trong hai người có đơn kháng cáo sau phiên sơ thẩm, Yến đã được HĐXX giảm từ 4 năm tù giam xuống 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, bởi bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Ngày 5/2, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã đưa ra xét xử Nguyễn Minh Phương và Phan Thị Yến...