Ớn lạnh chuyện quấy rối của ‘bóng lộ’ ở hồ bơi
“Sởn tóc gáy!”. Đó là cảm nhận của bạn M.H. (sinh viên ĐH TĐT) khi nói về khu thay đồ nam ở hồ bơi Cung văn hóa Lao động TP.HCM. Cảm giác đó cũng có ở các bạn nam tại nhiều hồ bơi khác.
15g ngày 4-7, cùng một tốp bạn trẻ chúng tôi đi bơi ở Cung văn hóa Lao động. Khu thay đồ nam gồm một phòng tắm tập thể ngay cổng ra vào, kế đó là các phòng thay đồ nhỏ có tường, trần khá bẩn và trống hoác.
Lộ liễu và trâng tráo
Phổ biến tình trạng quấy rối Theo một khảo sát nhỏ mà chúng tôi thực hiện với các nam sinh bốn trường TĐT, LQĐ, PN, NHC (TP.HCM), có tới hơn 40% số bạn cho biết từng bị quấy rối khi đi bơi, nhất là ở phòng thay đồ. Một trong những lý do chính khiến tình trạng này ngày một phổ biến là do sự hớ hênh, trống trải, không cửa che của các phòng thay đồ.
Mọi người nhanh chóng tản vào các phòng để thay đồ, khởi động… Một số bạn e ngại khi không tìm được không gian riêng đủ kín đáo cho việc thay trang phục, trong khi một số nam thanh niên mắt mũi láo liên, lởn vởn trước các phòng thay đồ.
Ở phòng tắm tập thể, đáng ngại hơn là có vài đối tượng cứ đứng ngâm mình dưới vòi sen từ lúc chúng tôi bước vào tới tận khi về. Không ít người trong số họ cố tình quay người ra và để lộ “100%” cơ thể cùng các động tác kích dục đầy ẩn ý với người qua lại. Trên tường các phòng thay đồ cũng đầy rẫy những câu mời chào rất khiếm nhã.
Trong khi đó, phòng thay đồ nam ở hồ bơi Trung tâm Văn hóa quận 12 lại lộ liễu đến mức hết chịu nổi. Do bảo vệ chỉ soát vé trước khi mọi người xuống hồ bơi nên không cần mua vé thì bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng vô được khu vực trên. Phòng thay đồ tại đây được dựng sơ sài với vài vòi sen, mỗi ô được phân cách bởi các vách ngăn nhỏ lấy lệ và hoàn toàn không có cửa che.
15g30 ngày 10-7, chúng tôi tận mắt chứng kiến sự quấy rối lộ liễu của một tốp “bóng lộ”.
Phòng thay đồ nam ở một hồ bơi hớ hênh đến bất ngờ – Ảnh: Hùng Anh
Video đang HOT
Tốp “thiếu nữ” trên (khoảng gần chục người, đa số đã phẫu thuật và bận đồ của giới nữ) vô tư ùa vào khu vực thay đồ nam đùa bỡn, một số “chị” thản nhiên… quờ quạng, sàm sỡ các thiếu niên đang tắm rồi rú lên đầy phấn khích. Một số bạn nam nhanh chân bỏ chạy ra trước, số còn lại im lặng… chịu trận.
Cứ như thế, cả một khu vực gần phòng thay đồ nam nhốn nháo cả lên suốt buổi chiều hôm đó. Một thanh niên than: “Đây là chuyện xảy ra hằng ngày. Có góp ý với hồ bơi vài lần nhưng đâu lại vào đấy!”.
Trẻ em cũng không tha!
Bị quấy rối lộ liễu là tình trạng chung của các bạn trai có ngoại hình bắt mắt bất kể độ tuổi nào khi đi bơi.
Q.T. (học sinh cấp III) uất ức khi kể lần vào hồ bơi Cung văn hóa Lao động đầu tháng 5 vừa qua. “Dạo gần đây tôi và đám bạn liên tục bị làm phiền bởi những đối tượng không đàng hoàng. Nếu như trước đây việc bị quấy rối chỉ là thỉnh thoảng thì bây giờ diễn ra hằng ngày. Họ thản nhiên chụp hình khi chúng tôi đang thay đồ”, Q.T. cho biết.
Đáng sợ hơn, một bạn nam tên T. (học Trường Marie Curie) cho biết không chỉ học sinh cấp III hay sinh viên bị quấy rối mà các đối tượng “ biến thái” còn tấn công cả các em HS cấp II. “Rất nhiều lần chúng tôi thấy các anh lớn tuổi đòi vào thay đồ chung với mấy em cấp II và có một số hành động không đứng đắn. Tuy rất bức xúc nhưng tâm lý chung của mọi người là không thích bị rầy rà nên chẳng có ai can thiệp”, T. giải thích.
N.A., học sinh một trường cấp III, nhớ lại ngày bị một đối tượng quấy rối khi mình 11 tuổi. Bạn không kể rõ đã bị quấy rối như thế nào, chỉ nói: “Việc đó thật kinh khủng và cứ bám mãi trong ký ức tôi từ đó đến giờ!”. N.A. cương quyết không đăng ký học môn bơi lội vào năm cấp III dẫu nhà trường bắt buộc.
Chán ngán! Do tôi làm việc tại tòa nhà ngay bên hồ bơi Cung văn hóa Lao động nên tôi thường đến đây bơi sau giờ làm việc. Tuy nhiên tôi rất thất vọng khi chứng kiến quá nhiều tệ nạn đang xảy ra tại đây mỗi ngày. Bây giờ mỗi lần bước vào phòng thay đồ thì điều đầu tiên tôi thường tự hỏi sẽ là: không biết hôm nay mình có bị ai “theo dõi” nữa không! Không lẽ tôi phải từ bỏ hồ bơi này? Anh H.T. (chuyên viên hiệp hội bất động sản) Lúc nào cũng lo lắng Tôi từng rất lo lắng khi thấy con trai mình về nhà hồn nhiên kể rằng cháu bị nhiều người chụp hình trong phòng thay đồ nam, dẫu lúc đó cháu mới học lớp 7. Tôi nghĩ cha mẹ nào cũng thương con nhưng lại ít để ý đến việc con trai vẫn có thể bị quấy rối như thường, ngay cả những nơi công cộng. Chính vì vậy mà trước khi các cơ quan chức năng quan tâm đến vấn đề này thì phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian chia sẻ, dạy dỗ các cháu tự bảo vệ mình. Chị N.T.T.C. (phụ huynh một HS Trường THPT Hùng Vương, Q.5)
Theo Tuổi Trẻ
2 phim kinh dị Hàn đồng loạt tung hình "ghê gớm"
Loạt poster lạnh gáy của I Saw The Devil
Không để các fan phải chờ quá lâu, bộ phim điện ảnh trinh thám - kinh dị I Saw the Devil do hai ngôi sao Lee Byung Hun và Choi Min Shik đóng vai chính vừa công khai hai poster đầu tiên. Poster sử dụng tông màu trắng đen cổ điển tạo cảm giác tương phản mạnh đầy ấn tượng.
Trong phim, Lee Byung Hun đóng vai một trinh thám, sau khi phát hiện vị hôn thê của mình bị giết bởi một tên giết người hàng loạt, anh mang trong mình ý định trả thù cho cô. Poster là cảnh anh ngồi trầm tư trong xe, dòng chữ "Trả thù, càng lạnh càng độc địa" thể hiện tính máu lạnh của nhân vật. Ngược lại, poster kẻ giết người hàng loạt do Choi Min Shik thủ vai có dòng chữ "Trả thù, càng nóng càng tàn nhẫn", thể hiện tính cách đáng sợ của nhân vật phản diện này.
"Trả thù, càng lạnh càng độc địa".
"Trả thù, càng nóng càng tàn nhẫn".
Khuôn mặt của nam diễn viên gạo cội Choi Min Shik trong phim gây ấn tượng mạnh. Choi Min Shik từng nổi tiếng với Old Boy (2003). Sau vai diễn biến thái trong Sympathy for Lady Vengeance, ông tạm rời xa phim trường. Còn giờ đây, trở lại trong bộ phim trinh thám - kinh dị I Saw the Devil, ông đóng vai kẻ giết người hàng loạt tâm thần. Bộ phim hứa hẹn có nhiều tình tiết nhanh, gay cấn, ly kỳ với sự đấu trí ngoan mục và những pha hành động đẹp mắt.
I Saw the Devil dự báo sẽ là bộ phim có mức độ bạo lực nhất trong lịch sử phim Hàn sẽ dự kiến đóng máy cuối tháng 3 và ra mắt khán giả vào tháng 8/2010.
Death Bell 2 tung loạt hình ở hồ bơi
Vào ngày hôm qua, bộ phim kinh dị học đường Death Bell 2: Bloody Camp vừa hé lộ một số hình ảnh trong cảnh quay tại bể bơi của Park Ji Yeon (T-ara) và Yoon Seung Ah.
Phần đầu tiên của Death Bell đã được ra mắt vào mùa hè năm 2008 và trở thành bộ phim kinh dị rất thành công. Bộ phim nói về một nhóm học sinh ưu tú bị nhốt trong lớp học để ôn thi đại học. Mọi chuyện bắt đầu với việc họ đã bị giết từng người một khi không đưa ra được những câu trả lời chính xác.
Death Bell 2 hoàn toàn không liên quan đến phần 1 dù có cùng bối cảnh học đường. Bộ phim kể về một nhóm học sinh giỏi được chọn vào lớp học phụ đạo mùa hè, lần lượt từng người bị giết chết đầy bí ẩn. Bắt đầu từ khi màn hình tivi trong trường phát sóng cảnh một học sinh bị giết thê thảm, những người còn lại buộc phải dấn thân vào trò chơi sống chết để tìm cho mình lối thoát trong tuyệt vọng.
Cô nàng Tiểu Kim Tae Hee - Park Ji Yeon (T-ara) rất thành công sau Gods of study và từ khi bộ phim bấm máy đến giờ, hình ảnh của cô nàng là trung tâm của chiến dịch PR cho bộ phim. Death Bell 2: Bloody Camp sẽ ra mắt khán giả vào tháng 7/2010.
Theo PLXH
Những hành động biến thái thú tính Là căn bệnh sinh lý hay hành động thú tính đã sai khiến những "yêu râu xanh" đội lốt này thực hiện hành vi thú tính đến khó tin. Bạo hành con gái ruột 3 lần/ngày Tháng 2/2009, thiếu nữ người người Đức lặn lội từ Heidelberg lặn lội sang Cape Town (Nam Phi) tìm kiếm tin tức cha ruột. Sau thời gian...