Ơn giời! Loài người sắp có vaccine trị mụn rồi
Bạn đã từng nghe thấy vaccine trị mụn chưa? Tức là loại thuốc khiến mụn không bao giờ mọc được nữa ấy? Thế mà nó sắp có thật rồi đấy.
Bạn có một làn da đẹp và chẳng bao giờ bị mụn? Nếu đúng, thì bạn thuộc vào 20% những người may mắn nhất trên đời này.
80% còn lại thì trải qua một thời dậy thì kinh hoàng với mụn mọc tứ tung. Có người đến tận lúc trưởng thành vẫn bị, thi thoảng mặt lại biến thành cái bánh pizza thủng lỗ chỗ, khiến bản thân chẳng còn dám đi đâu nữa.
Nhưng nếu bây giờ bảo rằng có một loại vaccine khiến cho mụn không bao giờ mọc lên nữa? Nghe quá tuyệt vời để là sự thật, nhưng có vẻ như khoa học sắp thành công rồi.
Cụ thể, các chuyên gia mới đây đã tìm ra một loại kháng thể có khả năng loại bỏ độc tố gây viêm mụn, và họ đã thử nghiệm nó thành công trên chuột.
Dĩ nhiên, từ thí nghiệm này đến khi áp dụng trên người vẫn còn một đoạn đường dài và tương đối phức tạp. Nhưng ít nhất, chúng ta đã có ý tưởng nền tảng cho nó.
Thế nào là mụn?
Trước tiên, cần phải hiểu rằng mọc mụn là một tình trạng tương đối khó chịu. Thủ phạm gây mụn là vi khuẩn Cutibacterium acne (C. acne). Phần lớn thời gian chúng chỉ nằm dưới da, chẳng làm gì cả, nhưng đến lúc trỗi dậy thì… bạn cũng biết rồi đấy.
Các chuyên gia đã từng nắm được cơ chế nổi dậy của loại vi khuẩn này, và từ đó đề ra một số phương pháp điều trị như sử dụng kháng sinh trên da. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị thông thường không đem lại hiệu quả quả nhiều, thậm chí còn để lại di chứng.
Ví dụ như phương pháp điều chỉnh hormone được ưa chuộng nhất hiện tại. Thực tế cho thấy phương pháp này để lại nhiều tác dụng phụ, một số chỉ đạt trong ngắn hạn, thậm chí là không có chút hiệu quả nào.
Video đang HOT
“85% thanh thiếu niên và 40 triệu người trưởng thành tại Mỹ đang bị mụn, nhưng các phương pháp hiện tại không tác dụng lên quá nhiều người” – trích lời Chun-Ming Huang từ viện Da liễu ĐH California, San Diego.
“Một phương pháp mới, hiệu quả và an toàn hơn là rất cần thiết.”
Vaccine trị mụn, một ánh sáng mới
Theo như báo cáo mới đây, khoa học đang dần tiếp cận được cái gọi là vaccine trị mụn sau vài năm nghiên cứu. Trong tháng 6, họ đã thực hiện thử nghiệm trên chuột, và bước đầu đã thành công.
Trong các nghiên cứu trước kia, C. acne được xác nhận là có thể tiết ra một loại độc chất, mang tên CAMP (Christie-Atkins-Munch-Petersen). Trong nghiên cứu mới, nhóm đã xác nhận rằng CAMP cũng gây hiệu ứng viêm ở chuột. Và khi họ tiến hành vô hiệm hóa CAMP, các hiệu ứng viêm cũng biến mất.
Từ đây, họ chế tạo ra một loại vaccine chống CAMP, và cũng cho hiệu ứng tương tự sau khi thử nghiệm.
Mục tiêu kế tiếp của thí nghiệm là chứng minh được sự hiệu quả vaccine trên cơ thể người.
“Nếu thành công, đây sẽ là tin mừng cho hàng trăm triệu người đang khổ sở vì mụn” – trích lời Huang.
Hiện tại thì vẫn chưa có vaccine đâu, nên đừng vội mừng. Nhóm nghiên cứu vẫn cần thử nghiệm xem liệu có tác dụng phụ nào không, trước khi chính thức áp dụng lên gnuowfi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Investigative Dermatology.
Theo Helino
Tầm soát thế nào khi nghi ngờ nhiễm HIV
Nếu kết quả âm tính, cần lặp lại xét nghiệm HIV trong 1-3 tháng sau đó để biết chính xác có nhiễm HIV hay không.
HIV tấn công trực tiếp lên hệ miễn dịch , đến nay vẫn chưa có vắcxin phòng ngừa hay thuốc điều trị đặc hiệu. Điều quan trọng là cần tầm soát phát hiện sớm, điều trị với thuốc chống phơi nhiễm hay các liệu pháp kháng virus ART.
Các loại xét nghiệm và "thời gian cửa sổ"
Các xét nghiệm HIV có thể tìm kháng nguyên (một phần của virus) hay kháng thể (do cơ thể người bệnh sản xuất) hoặc có thể tìm cả hai. Cách xét nghiệm hiện nay thường kết hợp tìm cả kháng nguyên và kháng thể của HIV trong máu.
Mất khoảng 2 tuần để phát hiện kháng nguyên và hơn 3 tuần để cơ thể tạo đủ lượng kháng thể. Ở một số ít người, quá trình này mất đến vài tháng. Các test tầm soát HIV âm tính ngay sau khi có yếu tố nguy cơ (như quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với máu và dịch tiết của người nhiễm HIV, tiêm chích ma túy, sử dụng chung kim tiêm, truyền máu...) chưa phản ánh chính xác liệu ta có nhiễm HIV hay chưa, bởi có thể vẫn chưa đủ kháng nguyên hoặc kháng thể trong máu.
Khái niệm "thời gian cửa sổ" là khoảng thời gian giữa thời điểm thật sự bị nhiễm HIV cho đến lúc phát hiện HIV bằng các xét nghiệm. Xét nghiệm HIV ngày càng thu hẹp thời gian này và làm giảm cơ hội kết quả âm tính giả, tức là thật sự nhiễm HIV nhưng kết quả âm tính.
Ảnh: saludmovil
Có thể yên tâm khi xét nghiệm tầm soát HIV âm tính?
Âm tính với HIV là một điều đáng vui mừng nhưng chưa đủ kết luận không nhiễm HIV vì còn "thời gian cửa sổ". Việc lặp lại một xét nghiệm HIV trong 1-3 tháng sau đó là cần thiết để đảm bảo bạn có hay không nhiễm HIV.
Trong thời gian chờ đợi, cần tiếp tục tự bảo vệ mình bằng cách quan hệ tình dục an toàn với bao cao su hoặc sử dụng thuốc chống phơi nhiễm trong 72 giờ đầu nếu có nguy cơ cao, tránh dùng chung bơm kim tiêm...
Xét nghiệm tầm soát HIV dương tính tại một thời điểm bất kỳ có ý nghĩa gì
Khi HIV dương tính bằng một xét nghiệm sàng lọc (thử nghiệm bằng niêm mạc má hay bằng các thử nghiệm lấy giọt máu ở đầu ngón tay), bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện khảo sát bằng mẫu máu được kiểm tra tại phòng thí nghiệm để đảm bảo kết quả thử nghiệm sàng lọc là chính xác. Thử nghiệm sàng lọc có thể phản ứng chéo với nhiều loại virus thông thường, tạo ra kết quả dương tính giả, tức thật sự không nhiễm HIV nhưng kết quả lại ra dương tính.
Cần làm khi mang trong mình virus HIV
Nhận được kết quả dương tính có lẽ là một sự kiện thay đổi cuộc đời bạn. Bạn có thể cảm thấy rất nhiều cảm xúc, buồn bã, vô vọng và thậm chí tức giận, nhưng cảm xúc thật sự cần thiết là sự quyết tâm đi đến quyết định sống chung với HIV.
- Dùng thuốc để điều trị HIV đúng cách mỗi ngày.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để bảo vệ bạn tình và bản thân.
- Nếu bạn tình có HIV âm tính, khuyến khích họ xem xét dùng thuốc hàng ngày để phòng ngừa HIV.
- Nhiễm HIV thường đồng nghĩa với nguy cơ nhiễm cùng các bệnh lý lây qua đường tình dục, nên tầm soát và điều trị sớm.
Xét nghiệm HIV dương tính có đồng nghĩa bị AIDS không
HIV dương tính không có nghĩa bạn mắc bệnh AIDS. AIDS là giai đoạn tiến triển sau cùng của bệnh HIV. HIV có thể dẫn đến AIDS nếu không điều trị. Việc tuân thủ y lệnh điều trị và các hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh như một người bình thường.
Bác sĩ Võ Duy Tâm
Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men's Health TP HCM
Theo Vnexpress
Chúng ta đã giải quyết được những ca ung thư không thể điều trị bằng thuốc chiếm hơn 50% 50% các ca ung thư không thể chạm đến được bằng thuốc, vì chúng di căn quá nhanh và kháng lại quá mạnh. Một trong những lý do khiến ung thư trở thành những căn bệnh khó trị, đó là vì một số tế bào bị đột biến mạnh đến mức không thể chạm tới được bằng thuốc. Chúng chiếm tới 50% số...