Ổn định thông quan xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng
Thời điểm tháng 6/2022, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 3 cửa khẩu đường bộ và 1 cửa khẩu đường sắt diễn ra hoạt động thông quan hàng hóa bình thường là cửa khẩu Chi Ma, cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng.
Nhìn lại bối cảnh những tháng đầu của năm 2022, trong khi hoạt động thông quan của các cửa khẩu đường bộ tại Lạng Sơn diễn ra “phập phù”, không ổn định thì hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng lại phát huy được thế mạnh.
Công chức Hải quan Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn kiểm soát chủng loại hàng hóa thông quan qua cửa khẩu ga.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng Cao Hoài Phương, thời gian gần đây, thay vì đưa hàng hóa qua các cửa khẩu đường bộ, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua tuyến đường sắt Đồng Đăng (Việt Nam) – Bằng Tường (Trung Quốc). Nhận thấy điều đó, đơn vị đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đường sắt trong việc bố trí, điều phối toa xe, nâng cao năng lực bốc dỡ hàng hóa; đồng thời tăng cường phối hợp nghiệp vụ với các lực lượng chức năng trên địa bàn để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu qua đây.
Với quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đường bộ, doanh nghiệp, thương nhân phải thực hiện giao thức đổi phương tiện, “cắt” đầu container, tổ chức nhân lực vận chuyển hàng hóa qua lại với những thủ tục phòng chống dịch qua nhiều khâu chặt chẽ… Còn khi xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đường sắt, hàng hóa chạy thẳng giữa đôi bên, lực lượng hải quan thực hiện các biện pháp nghiệp vụ hải quan theo quy định khi qua ga, giảm những thủ tục hiện có như cửa khẩu đường bộ.
Video đang HOT
Công chức Hải quan Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn hướng dẫn doanh nghiệp mở tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa.
Chị Nguyễn Lan Anh, đại diện doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng cho biết, đơn vị lựa chọn xuất nhập khẩu hàng hóa qua Ga đường sắt vì có những thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp. Thủ tục và tờ khai tại đây được lực lượng chức năng và hải quan xử lý nhanh chóng và đúng quy trình đã đáp ứng được nhu cầu. Chị Lan Anh hy vọng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa quá ga đường sắt luôn ổn định.
Hiện nay, các mặt hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng chủ yếu là quặng sắt, thép các loại, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng gia dụng, hàng đông lạnh…; ngoài ra còn có hàng quá cảnh, tái xuất, chuyển cửa khẩu… Từ đầu năm 2022 đến nay, Chi cục Hải quan Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng đã tiếp nhận và giải quyết thủ tục cho trên 1.600 bộ tờ khai với trị giá trên 127 triệu USD; giám sát trên 700 chuyến tàu với hơn 10.600 toa hàng hóa.
“Với lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn đã giúp cho kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn Chi cục Hải quan Ga đường sắt Đồng Đăng tăng 145,5%. Tính đến đầu tháng 6/2022, đơn vị đã thu trên 215 tỷ đồng, bằng 104,8% chỉ tiêu được giao năm 2022″, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng cho hay.
Dù vậy, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, khi cơ sở hạ tầng ga Đồng Đăng đã xuống cấp, điều kiện kho bãi hàng chưa đáp ứng; nhất là hệ thống đường sắt từ ga Đồng Đăng tới Hà Nội để đến các địa phương khác đang gặp “vướng” do khác khổ đường sắt, phải chuyển tàu làm phát sinh chi phí của doanh nghiệp…
Công chức Hải quan Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng (Lạng Sơn) kiểm tra lô hàng yêu cầu kiểm định.
Để hỗ trợ tối đa doanh nghiệp thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu nhanh nhất, thuận lợi nhất, Chi cục Hải quan Ga đường sắt Đồng Đăng tiếp tục tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm điện tử quản lý nghiệp vụ; tích cực lắng nghe những khó khăn phát sinh khi tiếp nhận thủ tục xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Cùng đó là chủ động tuyên truyền đến doanh nghiệp khi có những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu qua đường sắt, để doanh nghiệp chủ động nắm bắt kịp thời, hạn chế rủi ro giao thương.
“Để tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp, với cơ sở hạ tầng hiện tại của Ga còn rất nhiều hạn chế thì kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn có ý kiến với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh đề án nâng cấp cơ sở hạ tầng của Ga để mở rộng bãi hóa trường, đảm bảo các máy móc, trang thiết bị để công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hải quan thời gian tới đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa qua Ga Đồng Đăng”, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng chia sẻ.
Cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh thông quan trở lại
Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, bắt đầu từ ngày 25/1, Cửa khẩu Quốc gia Chi Ma (huyện Lộc Bình) và Cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng) tỉnh Lạng Sơn bắt đầu thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu trở lại.
Cửa khẩu Chi Ma. (Ảnh tư liệu)
Ngay khi thực hiện thông quan hàng hóa trở lại, lực lượng kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu đã thực hiện khử khuẩn phương tiện chở hàng hóa tại cửa khẩu; đồng thời, thông báo cho lực lượng chức năng Trung Quốc biết, từ đó thúc đẩy nhanh thông quan hàng hóa.
Cùng với đó, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và các lực lượng chức năng tại hai Cửa khẩu Chi Ma và Tân Thanh tổ chức điều tiết xe chở hàng hóa thông quan hợp lý, không để ùn ứ tại cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu.
Trong ngày đầu thông quan trở lại, số xe chở hàng hóa xuất khẩu thông quan tại Cửa khẩu Quốc gia Chi Ma là 40 xe và tại Cửa khẩu Tân Thanh là 3 xe chở nông sản.
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, nguyên nhân khiến năng lực thông quan trong ngày đầu hoạt động thông quan trở lại còn thấp là do Trung Quốc siết chặt việc kiểm dịch nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác hàng hóa nông sản, hoa quả; đồng thời thực hiện kiểm hóa 100% đối với mặt hàng nông sản, hoa quả từ Việt Nam sang, do đó thời gian làm thủ tục kéo dài.
Tại Cửa khẩu Tân Thanh, lực lượng chức năng tiếp tục trao đổi, phối hợp với lực lượng chức năng của Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu.
Cửa khẩu Lào Cai từng bước phục hồi hoạt động xuất nhập khẩu Sau thời gian tạm dừng do tình hình dịch bệnh COVID-19 phía Trung Quốc diễn biến phức tạp, những ngày gần đây hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành từng bước được phục hồi. Hoạt động xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành sáng 26/4. Ảnh: Quốc...