Ổn định sẽ là chìa khóa cho quan hệ Mỹ-Trung
Chuyến công du hiếm hoi của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Trung Quốc đã đạt mục tiêu ổn định quan hệ song phương, nhưng lại thiếu đi những đột phá lớn, Reuters ngày 20/6 nhận định.
Trong khuôn khổ chuyến công du đến Trung Quốc, ngày 19/6 (giờ địa phương) nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân.
Tân Hoa Xã đưa tin, phát biểu tại buổi tiếp Ngoại trưởng Mỹ, lưu ý rằng thế giới đang phát triển và thời thế đang thay đổi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng thế giới cần một mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ ổn định, và việc hai nước có thể tìm ra con đường phù hợp để hòa hợp hay không sẽ quyết định tương lai và vận mệnh của nhân loại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: Tân Hoa Xã
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng bày tỏ, Trung Quốc tôn trọng lợi ích của Mỹ và không tìm cách thách thức hoặc thay thế Mỹ. Ngược lại, Mỹ cùng cần tôn trọng Trung Quốc và không được làm tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc.
“Không bên nào nên cố gắng định hình bên kia theo ý muốn của mình, càng không nên tước đoạt quyền phát triển hợp pháp của bên kia”, ông Tập bình luận.
Video đang HOT
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bày tỏ niềm tin rằng Mỹ và Trung Quốc có nghĩa vụ quản lý các mối quan hệ của mình một cách có trách nhiệm vì lợi ích của Mỹ, Trung Quốc và thế giới.
Theo Tân Hoa Xã, Ngoại trường Blinken cũng cho biết Mỹ cam kết quay trở lại chương trình nghị sự mà hai Tổng thống từng đưa ra tại cuộc gặp bên lề hội nghị G20 ở Bali, nhấn mạnh Mỹ tuân thủ các cam kết mà Tổng thống Biden đã đưa ra, bao gồm việc không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, không tìm cách thay đổi hệ thống của Trung Quốc, không ủng hộ “sự độc lập của Đài Loan” và không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc.
Mỹ mong muốn có thêm các hoạt đông trao đổi cấp cao với phía Trung Quốc, duy trì các kênh liên lạc cởi mở, quản lý các khác biệt một cách có trách nhiệm và theo đuổi đối thoại, trao đổi và hợp tác.
Tại buổi tiếp Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: Tân Hoa Xã
Trong khi đó, Reuters trích dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ trước khi rời Trung Quốc rằng: “Mối quan hệ song phương đang ở điểm bất ổn và cả hai bên đều nhận ra sự cần thiết phải làm việc để ổn định mối quan hệ này”.
“Nhưng tiến bộ là rất khó và cần có thời gian. Đó không phải là kết quả của một chuyến thăm, một chuyến đi, một cuộc trò chuyện. Hy vọng và kỳ vọng của tôi là: chúng ta sẽ có sự giao tiếp tốt hơn, tương tác tốt hơn trong tương lai”, ông chia sẻ.
Ngoại trưởng Blinken nói thêm rằng các cuộc gặp của ông tại Bắc Kinh, bao gồm các cuộc hội đàm với nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Tần Cương, là “thẳng thắn và mang tính xây dựng”.
Trong một phát biểu sau đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang đi đúng hướng và ghi nhận những tiến bộ trong chuyến công du của Ngoại trưởng Blinken.
Phần Lan trục xuất 9 nhà ngoại giao thuộc Đại sứ quán Nga
Phần Lan, thành viên mới nhất của NATO, thông báo sẽ trục xuất 9 nhà ngoại giao đang làm việc tại Đại sứ quán Nga ở Helsinki với lý do được đưa ra là những người này hoạt động với "vai trò tình báo."
Đại sứ quán Nga ở Helsinki, Phần Lan. (Nguồn: Reuters)
Phần Lan, thành viên mới nhất của NATO, ngày 6/6 thông báo sẽ trục xuất 9 nhà ngoại giao đang làm việc tại Đại sứ quán Nga ở Helsinki với lý do được đưa ra là hoạt động với "vai trò tình báo."
Trong một tuyên bố, Chính phủ Phần Lan nêu rõ: "Phần Lan sẽ trục xuất 9 người đang làm việc tại Đại sứ quán Nga, những người đang hành động với vai trò tình báo."
Tuyên bố cho biết thêm rằng "những hành động này là vi phạm Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao."
Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp giữa Tổng thống Sauli Niinisto với Ủy ban Chính sách đối ngoại và an ninh của Chính phủ Phần Lan.
Theo bà Marja Liivala, Tổng vụ trưởng Vụ phụ trách về Nga, Đông Âu và Trung Á thuộc Bộ Ngoại giao Phần Lan, quyết định được đưa ra dựa trên những đánh giá của Cơ quan Tình báo An ninh Phần Lan (SUPO).
Mối quan hệ giữa Phần Lan và Nga đã xấu đi sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra, khiến Phần Lan đoạn tuyệt với hàng thập kỷ không liên kết quân sự và xin gia nhập NATO vào tháng 5/2022, chính thức trở thành thành viên khối này vào tháng 4 vừa qua.
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto hồi tháng Năm cho biết Nga đã đóng băng các tài khoản ngân hàng của Đại sứ quán nước này ở Moskva và Lãnh sự quán ở Saint Petersburg vào cuối tháng 4.
Theo Điện Kremlin, việc Moskva quyết định đóng băng tài khoản ngân hàng của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Phần Lan ở Nga nhằm phản ứng đối với những hành động không thân thiện của phương Tây, trong đó có Phần Lan.
Ông Peskov nêu rõ: "Đây không phải sáng kiến từ phía Nga mà là phản ứng của chúng tôi với tình hình do chính quyền một loạt nước phương Tây tạo ra, trong đó có Phần Lan. Chúng tôi luôn nêu rõ những hành động không thân thiện sẽ bị đáp trả"./.
Căng thẳng ngoại giao mới giữa Phần Lan - Nga Ngày 6/6, Phần Lan - thành viên mới nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thông báo sẽ trục xuất 9 nhà ngoại giao đang làm việc tại Đại sứ quán Nga ở thủ đô Helsinki của nước này vì hoạt động với "vai trò tình báo". Một sĩ quan cảnh sát đứng gác bên ngoài đại sứ quán...