Omicron lan rộng ở Đông Nam Á, G7 cảnh báo “mối đe dọa lớn nhất”
Các nước Đông Nam Á tiếp tục phát hiện ca nhiễm Omicron – chủng virus bị coi là “mối đe dọa lớn nhất” với y tế toàn cầu.
Các nước châu Á tăng cường biện pháp đối phó làn sóng biến chủng mới (Ảnh minh họa: EPA).
Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin ngày 16/12 cho biết cho biết ca nhiễm Omicron thứ 2 tại nước này là một bệnh nhi 8 tuổi trở về từ Nigeria cùng gia đình. Bé gái cùng mẹ và gia đình đã đến Malaysia vào ngày 5/12 sau khi quá cảnh ở Doha, Qatar.
Ca nhiễm trên không có triệu chứng và đã được cách ly tại nhà trong 14 ngày. 35 trường hợp tiếp xúc với ca nhiễm trên chuyến bay đã có kết quả xét nghiệm âm tính.
Ông Jamaluddin cũng thông báo 18 trường hợp đang được giải trình tự gen để xác định liệu họ có bị nhiễm biến chủng Omicron không. Kết quả dự kiến được công bố vào ngày 17/12.
Trước đó, ca nhiễm Omicron đầu tiên tại Malaysia được xác nhận là một sinh viên 19 tuổi, trở về từ Nam Phi và quá cảnh ở Singapore. Người này đã hoàn thành việc tiêm chủng vaccine Covid-19.
Malaysia ghi nhận thêm 3.900 ca nhiễm mới, trong đó có 3.881 ca nhiễm trong cộng đồng vào ngày 15/12, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên hơn 2,7 triệu người. Số ca tử vong vì Covid-19 tại Malaysia cũng tăng thêm 33 trường hợp, nâng tổng số người chết tại nước này lên hơn 30.000 người.
Indonesia ngày 16/12 phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên. Bệnh nhân là một người dọn vệ sinh, làm việc tại Bệnh viện Wisma Atlet ở thủ đô Jakarta. Bệnh viện này cũng là nơi điều trị bệnh nhân Covid-19.
“Ba nhân viên dọn vệ sinh tại bệnh viện Wisma Atlet đã có kết quả dương tính với xét nghiệm PCR, nhưng chỉ một người được xác định nhiễm Omicron”, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin thông báo, đồng thời cho biết các nhân viên vệ sinh đều không có triệu chứng và được cách ly tại bệnh viện.
Indonesia tạm thời áp lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài từng đến bất kỳ quốc gia nào trong số 10 nước châu Phi hoặc Hong Kong. Những người Indonesia trở về từ các quốc gia này và Hong Kong vẫn được phép nhập cảnh, nhưng phải cách ly bắt buộc 14 ngày.
Indonesia ngày 16/12 ghi nhận thêm 213 ca nhiễm và 10 ca tử vong vì Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lên lần lượt 4,26 triệu người và hơn 143.000 người.
Video đang HOT
Nhật Bản ngày 16/12 phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron là một phụ nữ ngoài 30 tuổi, làm việc tại khu cách ly ở sân bay quốc tế Kansai ở Osaka. Người này không có lịch trình đi lại ra nước ngoài gần đây, do vậy được xem là ca nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng đầu tiên tại Nhật Bản.
Omicron đang có xu hướng lan rộng tại Đông Nam Á, khi hàng loạt quốc gia trong khu vực ghi nhận các ca nhiễm biến chủng mới. Philippines, Campuchia, Thái Lan, Singapore đều phát hiện trường hợp nhiễm Omicron trong những ngày gần đây.
Tại châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hong Kong và Đài Loan là những nơi đã xuất hiện các ca nhiễm biến chủng mới.
Các ca nhiễm mới được ghi nhận tại châu Á cùng thời điểm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo biến chủng này đang lây lan với tốc độ chưa từng thấy. Được phát hiện lần đầu ở Nam Phi, Omicron cho đến nay đã lan tới 79 nước trên thế giới, thậm chí WHO cho rằng biến chủng này có thể đã xuất hiện ở hầu hết quốc gia, ngay cả khi nó chưa được phát hiện.
Các nhà lãnh đạo nhóm G7 (7 quốc gia công nghiệp phát triển) gọi biến chủng Omicron là “mối đe dọa lớn nhất hiện thời đối với y tế cộng đồng toàn cầu”. G7 nhấn mạnh bây giờ là lúc quan trọng hơn bao giờ hết để các nước hợp tác chặt chẽ và chia sẻ dữ liệu đối phó biến chủng mới.
Đông Nam Á vạch đường sống chung với Covid-19, tìm cách phục hồi kinh tế
Sau nhiều tháng "án binh bất động" do lệnh phong tỏa, các nước Đông Nam Á đang tiến dần đến việc bỏ chiến lược (Không Covid-19) và vạch ra con đường sống chung với đại dịch.
Người dân di chuyển trên đường phố Singapore (Ảnh: CNA).
Làn sóng đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực Đông Nam Á vào mùa hè này, chủ yếu do biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao. Số ca nhiễm tăng đột biến vào tháng 7 và đạt đỉnh ở hầu hết các quốc gia vào tháng 8, theo CNN.
Giờ đây, các chính phủ như Indonesia hay Thái Lan đang tìm cách phục hồi nền kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch, bằng cách mở lại biên giới và không gian công cộng. Nhưng các chuyên gia lo ngại rằng, tỷ lệ tiêm vắc xin vẫn còn thấp có thể dẫn đến rủi ro.
Ông Yanzhong Huang, thành viên cấp cao về y tế toàn cầu tại tổ chức tư vấn của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở tại Mỹ, đã cảnh báo về nguy cơ hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các nước Đông Nam Á có thể nhanh chóng bị quá tải.
Không có nhiều lựa chọn khác
Một bãi biển trên đảo Langkawi, Malaysia (Ảnh: Reuters).
Tuy nhiên, đối với nhiều nhà lãnh đạo và phần lớn người dân trong khu vực, dường như không có nhiều lựa chọn khác. Nguồn cung vắc xin vẫn ở mức thấp và càng trầm trọng hơn do sự chậm trễ lặp đi lặp lại và tình trạng thiếu hụt toàn cầu.
Chờ đợi nhu cầu vắc xin toàn cầu giảm và nguồn cung mở rộng cũng không thực sự là một lựa chọn. Trong khi đó, mọi người mất cơ hội làm việc và phải ở trong nhà nhiều ngày, các gia đình rơi vào cảnh khó khăn.
CNN dẫn lời ông Abhishek Rimal, điều phối viên y tế khẩn cấp khu vực tại Liên đoàn Chữ thập đỏ Quốc tế, cho biết: "Hàng triệu người đang phải vật lộn để sống sót hàng ngày. Một lực lượng lao động khổng lồ ở châu Á sống phụ thuộc vào tiền lương hàng ngày, và họ đang bị ảnh hưởng vì suy thoái kinh tế do Covid-19".
Theo Jean Garito, một nhà điều hành trường học lặn ở thiên đường du lịch Phuket của Thái Lan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang khao khát được mở cửa trở lại bởi vì ông không chắc ngành du lịch từng hái ra tiền của đất nước có thể tồn tại được bao lâu nữa.
"Nếu các chính phủ thực sự không thể đền bù thiệt hại cho các doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn thì đúng là nếu không mở cửa trở lại hoàn toàn, tất cả chúng ta đều chết", ông Garito cảnh báo.
Từ tháng 6 đến tháng 8, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã công bố lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhằm kiểm soát làn sóng Covid-19. Và khi đỉnh điểm dịch qua đi, dù tỷ lệ tiêm chủng ở một số nơi vẫn còn thấp nhưng một số nước đang dần mở cửa trở lại.
Thái Lan, nơi có khoảng 21% dân số đã được tiêm đầy đủ, có kế hoạch mở cửa trở lại thủ đô Bangkok và các điểm đến lớn khác cho du khách nước ngoài vào tháng 11, với hy vọng sẽ vực dậy ngành du lịch đang phát triển của nước này, vốn chiếm hơn 11% GDP vào năm 2019, theo Reuters.
Indonesia, quốc gia đã tiêm chủng cho hơn 16% dân số, cũng đã nới lỏng các hạn chế, cho phép các không gian công cộng hoạt động trở lại trong khi các nhà máy cũng hoạt động hết công suất. Du khách nước ngoài có thể đến một số nơi nhất định, trong đó có cả đảo Bali, vào tháng 10 tới.
Malaysia, một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong khu vực với hơn 56% dân số được tiêm đầy đủ, đã mở cửa trở lại Langkawi, một cụm gồm 99 hòn đảo và là điểm đến nghỉ lễ hàng đầu, cho khách du lịch trong nước vào tuần trước. Một số tiểu bang cũng đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế đối với những người đã tiêm, bao gồm cho phép ăn uống tại nhà hàng và đi lại giữa các tiểu bang.
Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Singapore đã "cởi mở" trong việc thay đổi chính sách "Không Covid". Và mặc dù một số quốc gia khác đã không đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào, việc mở cửa trở lại nhanh chóng lần này cho thấy các chính phủ đã cân nhắc tính đến bền vững lâu dài của chiến lược này.
Vẫn phải rất cảnh giác
Một nhà hàng mở cửa đón khách trở lại trên đảo Langkawi, Malaysia hồi tuần trước (Ảnh: Reuters).
Theo một cách nào đó, việc các nước Đông Nam Á nhanh chóng mở cửa lại đã phản ánh cách tiếp cận "sống chung với Covid-19" giống tại các nước phương Tây như Anh và các vùng của Mỹ, nơi cuộc sống hàng ngày về cơ bản đã trở lại bình thường.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, tỷ lệ tiêm chủng thấp ở một số nước trong khu vực như Philippines, Indonesia và Thái Lan sẽ khiến việc mở cửa trở lại gặp nhiều rủi ro hơn so với phương Tây.
Ở Đông Nam Á, tỷ lệ ca nhiễm mới được phát hiện qua xét nghiệm vẫn ở mức cao đáng lo ngại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia nên duy trì tỷ lệ này ở mức 5% hoặc thấp hơn trong ít nhất 2 tuần trước khi mở cửa trở lại. Nhưng ở nhiều nước Đông Nam Á, con số đó là 20-30%, ông Rimal cho biết.
WHO khuyến cáo các chính phủ chỉ mở cửa trở lại nếu đã kiểm soát được làn sóng lây nhiễm và hệ thống y tế đủ khả năng phát hiện, xét nghiệm, cách ly và điều trị các ca bệnh. Việc mở cửa trở lại mà không đáp ứng được các tiêu chuẩn này, điều đó có nghĩa là "chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến làn sóng Covid-19 tăng đột biến", ông Rimal nhấn mạnh.
Khi đại dịch kéo dài, mọi người cũng đều mệt mỏi. Vì vậy, không chỉ là vấn đề kinh tế, các chính phủ cũng phải đối mặt với áp lực từ phía người dân để mở cửa trở lại. Điều này đặt các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo châu Á vào tình trạng "tiến thoái lưỡng nan".
"Chúng tôi biết vắc xin là câu trả lời chính, nhưng chúng tôi không được tiếp cận với vắc xin, trong khi phải chứng kiến mọi người đau khổ và đối mặt với mất việc làm", ông Rimal nói thêm,
Đó là lý do các tổ chức nhân đạo như Hội Chữ thập đỏ đang kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu cung cấp nhiều vắc xin hơn cho các quốc gia có thu nhập thấp và bị ảnh hưởng nặng nề ở Nam và Đông Nam Á, ông Rimal nói.
Ngoài ra, nếu muốn dần mở cửa trở lại và sống chung với Covid-19, các nước cần tăng cường tất cả biện pháp khác trong ứng phó với đại dịch như các biện pháp y tế công cộng, xét nghiệm và truy vết.
Nhiều nước Đông Nam Á hướng tới mở cửa kinh tế giữa Covid-19 Nhiều nước Đông Nam Á xem xét nới lỏng hạn chế, trong bối cảnh nền kinh tế hứng chịu thiệt hại nặng vì lệnh phong tỏa nghiêm ngặt. Hàng loạt quốc gia khu vực đang thúc đẩy kế hoạch tái mở cửa, tìm cách cân bằng giữa kiểm soát lây lan virus với duy trì hoạt động kinh tế, bảo đảm nguồn lao...