Omicron kìm hãm tăng trưởng toàn cầu, kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng mạnh nhất
Kinh tế Mỹ ghi nhận suy giảm tăng trưởng trong ngành dịch vụ và chế tạo, trong khi khu vực dịch vụ tại châu Âu và châu Á cũng chậm lại.
Lây lan của biến thể Omicron khiến chuỗi cung toàn cầu chưa thể phục hồi toàn diện. Ảnh: Reuters
Tỉ lệ lây nhiễm gia tăng do biến thể Omicron đã khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và của Mỹ chậm lại. Đà suy yếu đặc biệt rõ nét tại Mỹ, nơi ngành dịch vụ và khu vực chế tạo ghi nhận suy giảm tăng trưởng. Đây là nhận định được đưa ra dựa theo kết quả khảo sát do công ty chuyên về nghiên cứu dữ liệu thị trường HIS Markit thực hiện trong những tuần đầu tháng 1 và mới được công bố ngày 24/1.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng Chris Williamson tại IHS Markit, bùng phát số ca nhiễm COVID-19 mới do Omicron đã đẩy kinh tế Mỹ vào trạng thái gần như “bất động” trong quãng thời gian đầu năm mới. Chỉ số nhà quản trị mua hàng tổng hợp (PMI) theo thang IHS Markit – bộ chỉ số đo lường cả khu vực sản xuất và dịch vụ, đã rơi xuống ngưỡng 50,8 điểm trong tháng 1, giảm mạnh so với mốc 57 điểm trong tháng 12/2021 và là mốc thấp nhất trong 18 tháng trở lại đây.
Video đang HOT
Lây lan mạnh của biến thể mới Omicron làm số ca nhiễm tăng vọt trên toàn cầu, đẩy người tiêu dùng ngày một lo ngại, dè chừng đối với các hoạt động có sự tiếp xúc gần, trong khi quy định về cách ly khiến lực lượng lao động bị bào mòn, thiếu hụt. Ngành dịch vụ và sản xuất tại Mỹ chịu ảnh hưởng từ cả đứt gãy chuỗi cung kéo dài, lẫn thiếu lao động do nhiễm COVID-19.
Simon MacAdam, chuyên gia kinh tế toàn cầu cao cấp tại Capital Economics, nhận định tác động chủ yếu mà làn sóng COVID-19 Omicron gây ra là nguồn lực lao động bị rút đi. Đây là điểm khác biệt lớn so với các làn sóng trước đây, khi chính phủ các nước trong thời gian đó áp dụng các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, từ đó làm giảm sản lượng trong sản xuất. “Chúng tôi cho rằng tác động tiêu cực về kinh tế [mà Omicron gây ra] là ngắn hạn và sẽ mờ dần đi trong vài tháng tới”, ông MacAdam nói.
Ngược lại, cầu tiêu dùng của khách hàng vẫn mạnh đối với các ngành dịch vụ. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp trong ngành sẽ sớm phục hồi mạnh một khi làn sóng lây nhiễm qua đỉnh. Lạm phát giá đầu vào chậm lại, phản ánh thực tế căng thẳng chuỗi cung có thể đang dịu đi, dù biến thể mới có thể sẽ đưa đến các quy định phong tỏa ở một số trung tâm chế tạo chủ chốt tại châu Á.
Ở nhiều khu vực khác ngoài Mỹ, Omicron gây tác động mạnh đến ngành dịch vụ, nhưng hầu như không ảnh hưởng nhiều đến lĩnh vực sản xuất, chế tạo, bất chấp tình trạng thiếu hụt nhân công. Chỉ số PMI của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) giảm nhẹ xuống còn 52,4 điểm so với 53,3 điểm của tháng 12/2021. Tuy nhiên, mức giảm này chỉ diễn ra trong ngành dịch vụ. Sản lượng chế tạo ở châu Âu vẫn tăng mạnh, với mức tăng nhanh nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây.
Kết quả khảo sát cho thấy ảnh hưởng của biến thể Omicron đối với châu Âu nhẹ hơn nhiều so với các đợt bùng phát dịch trước đây. Nguyên nhân có thể là do độ che phủ của vaccine cao, người nhiễm chuyển nặng phải nhập viện có xu hướng giảm so với lây nhiễm do các biến thể trước gây ra. Nhờ đó, chính phủ các nước áp quy định ngăn chặn dịch bệnh theo hướng lỏng hơn.
Giới phân tích nhận định biến thể Omicron có thể kìm hãm đà phục hồi kinh tế ở eurozone trong vài tháng đầu năm, nhưng mức độ không lớn. “Sau khi suy giảm tăng trưởng, chúng tôi kỳ vọng hoạt động kinh tế sẽ sớm quay trở lại. Nhìn chung, Omicron không ảnh hưởng nhiều đến triển vọng tăng trưởng của năm 2022″, Rory Fennessy, chuyên gia kinh tế tại Oxford Economics, nêu quan điểm.
Mỹ lạc quan về đà phục hồi kinh tế bất chấp biến thể Omicron
Biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 sẽ tác động đến sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong những tháng tới, nhưng sẽ không thể cản trở đà phục hồi của nền kinh tế số một thế giới.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại cuộc gặp với các thị trưởng trên cả nước, diễn ra ở Washington ngày 19/1.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Yellen thừa nhận biến thể Omicron đã đặt ra một thách thức và sẽ tác động đến một số chỉ số kinh tế Mỹ trong những tháng tới, nhưng sẽ không làm chệch hướng đà phục hồi của kinh tế Mỹ, vốn đang ở một trong những giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất trong một thế kỷ.
Bộ trưởng Yellen nhấn mạnh gói cứu trợ kinh tế "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ" mà Tổng thống Biden thúc đẩy và được Quốc hội thông qua hồi tháng 3 năm ngoái sẽ như "liều vaccine cho nền kinh tế Mỹ, bảo vệ đà phục hồi kinh tế trước nguy cơ xuất hiện các biến thể mới".
Bà Yellen cho biết 350 tỷ USD cứu trợ khẩn cấp đã được phân bổ cho chính quyền các địa phương, giúp các cộng đồng tránh được những tác động nghiêm trọng nhất về mặt kinh tế do biến thể Delta và Omicron gây ra.
Bộ trưởng Yellen cho biết thêm trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, ngân sách chính phủ đã bị hao hụt mạnh và khiến khoảng 1,3 triệu lao động bị mất việc làm, trong đó có cả giáo viên và nhân viên y tế, những ngành thuộc nhóm thiết yếu. Tuy nhiên, quỹ cứu trợ trên đã giúp các cộng đồng ứng phó tốt hơn trước sự xuất hiện của biến thể Omicron.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ chậm lại trong quý I/2022 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Biến thể Omicron đang làm tăng vọt số người mắc COVID-19 và phải cách ly, buộc nhiều người không thể làm việc. Một ví dụ cụ thể là việc các hãng hàng không nước này đã phải hủy hàng nghìn chuyến bay kể từ dịp Giáng sinh 2021 đến nay do thiếu nhân viên.
IMF: Lạm phát tại Mỹ sẽ giảm trong quý II/2022 Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 12/1 nhận định lạm phát tại Mỹ sẽ giảm trong quý II năm nay. Người tiêu dùng mua hàng hóa trong siêu thị ở Glendale, California (Mỹ) ngày 12/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình CNBC, bà Georgieva nói điều đó liên quan đến việc giải quyết...