Oman thắng Nhật Bản, tại sao phải cứ đổ cho Việt Nam thua Saudi Arabia vì đẳng cấp?
Sau khi Việt Nam thua Saudi Arabia với tỷ số 1-3, nhiều người cho rằng đó là điều không bàn cãi. Nói như thế thì sao Oman lại giành được 3 điểm trước Nhật Bản trong khi Nhật Bản được đánh giá ở đẳng cấp cao hơn nhiều và được thi đấu trên sân nhà?
Sự hấp dẫn của bóng đá chính là yếu tố bất ngờ nên trước khi bước vào trận đấu người hâm mộ có quyền chờ đợi vào một kết quả có lợi cho đội tuyển Việt Nam, đặc biệt niềm tin của họ càng được củng cố khi trước đó vài giờ người Nhật đã thúc thủ trước Oman trên sân nhà. Và nhất là sau khi trận đấu vừa được 3 phút thì Quang Hải đã dội một “gáo nước lạnh” vào Saudi Arabia với cú dứt điểm đầy đẳng cấp.
Thế nhưng, sau khi kết thúc trận đấu, đội tuyển Việt Nam thua ngược với tỷ số 1-3 lại chính nhiều người đã căng mắt theo dõi trong suốt 90 phút thi đấu trên màn hình vào lúc nửa đêm lại cho rằng Việt Nam thua Saudi Arabia là không cần phải bàn cãi bởi đẳng cấp của họ cao hơn nhiều. Thận chí có người còn vỗ tay ủng hộ ông trọng tài sau khi ông này tước quyền thi đấu của Duy Mạnh và cho Saudi Arabia hưởng quả phạt đền, coi đó như một hệ quả tất yếu!…
Vậy mà, với những gì diễn biến trên sân thì ngược lại: Hết 45 phút hiệp 1 các chân sút bên phía Saudi Arabia ít nhất có 6 lần bắn hạ cầu môn của đội tuyển Việt Nam nhưng đều bị vô hiệu hóa. Điều này cho thấy hàng phòng ngự Việt Nam bọc lót cho nhau rất tốt và dĩ nhiên có cả yếu tố may mắn. Mà nên nhớ, may mắn chính là một phần làm nên bất ngờ và tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt cho môn thể thao “vua” này.
Mặc dù sau khi có được bàn thắng đội tuyển Việt Nam hoàn toàn bị đối thủ kiểm soát bóng trong thời gian trên sân, nhưng trong bóng đá kiểm soát bóng không phải là đã áp được lối chơi. Ở hiệp đấu thứ nhất, Việt Nam mới chính là đội áp đặt lối chơi bằng phương án chủ động phòng ngự cầm chịch trận đấu, chờ cơ hội phản công. Đây cũng là phương án của thầy trò HLV Park Hang Seo đã vạch ra khi ta đã có bàn thắng dẫn trước.
Nếu không có gì thay đổi thì kịch bản của hiệp 2 dự báo cũng sẽ tương tự. Và người hâm mộ có quyền tự tin vào một kết quả thuận lợi hơn khi có thể kiếm thêm được bàn thắng thứ 2.. từ những pha phản công sắc bén của các cầu thủ áo đỏ.
Thực tế đó đã được chứng minh ở cuối hiệp 1 khi các cầu thủ bên phía Saudi Arabia đã tỏ ra đuối sức; hàng phòng ngự của họ bắt đầu để lộ những khoảng trống chết người. Thời điểm này, tuyển Việt Nam cũng đã vận hành theo đúng kịch bản phản công nhanh với những đường đập nhả quen thuộc giữa Tuấn An, Hoàng Đức, Quang Hải, Tiến Linh nhằm khai thác triệt để, dù không thành công cũng đủ làm cho đối phương chao đảo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi hiệp 2 vừa diễn ra được 10 phút thì ông “vua áo đen” đã trở thành kẻ “phá bĩnh” với việc rút ra 2 chiếc thẻ vàng trong vòng 1 phút dành cho cầu thủ đá hay nhất ở hàng phòng ngự Việt Nam đến thời điểm ấy là Duy Mạnh. Đồng thời kèm theo đó là một hành động chỉ tay “tặng” cho Saudi Arabia một quả phạt đền đầy tranh cãi.
Kể từ đó, đội Việt Nam với 10 người trên sân nhưng ngoài chống đỡ chỉ tạo ra được một số cơ hội phản công ít ỏi trước chủ nhà. Để rồi trong một ngày không may mắn thầy trò HLV Park Hang Seo phải nhận cái kết đắng, thua ngược với tỷ số 1-3.
Cả 3 bàn thắng của Saudi Arabia không có gì là đặc biệt. Bởi ngoài bàn cân bằng tỉ số trên chấm 11m do trọng tài có phần nặng tay với Duy Mạnh ở phút 55, thì bàn thua thứ 2 từ pha bật cao đánh đầu đơn giản của Al-Shahrani ở phút thứ 68 một phần do lỗi của Trọng Hoàng không chịu tham gia bóng, dù anh có mặt ở vị trí thuận lợi; bàn thua của tuyển Việt Nam tiếp sau đó trên chấm 11m lại thêm 1 lỗi không đáng có của Quế Ngọc Hải khi cầu thủ này không đủ bình tĩnh trong pha xử lí đơn giản của cầu thủ đối phương trong khu vực 16m50. Rõ ràng 2 bàn thua sau phần nào do bị ảnh hưởng bởi tâm lý khi phải chơi thiếu người.
Đây cũng là điều dễ hiểu khi HLV Park Hang Seo không đưa ra những quyết định thay người những nhân tố mới vì thiếu kinh nghiệm thi đấu quốc tế như tiền đạo Tuấn Hải của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh; hậu vệ Văn Thiết của Viettel.
Phải nói rằng, đội tuyển Việt Nam ngoài những sai sót không đáng có trên đã thể hiện được một tinh thần thi đấu kiên cường và lối đá rất khoa học. Nhất là sau khi Duy Mạnh rời sân dù chơi với 10 người nhưng sự có mặt của Đình Trọng ở hàng phòng ngự đã cho thấy sự yên tâm của toàn đội chia đều cho các tuyến.
Hy vọng trái bóng tròn sẽ tiếp tục tạo nên những bất ngờ cho đội tuyển Việt Nam trong những trận đấu tiếp theo khi phải đối đầu với những “ông lớn” khác trong bảng đấu.
Trung Quốc "điểm danh" cường địch, tuyển Việt Nam được đặt lên "số 1"
Trước giờ xuất trận ở vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á, truyền thông Trung Quốc tỏ ra khá thận trọng khi đánh giá sức mạnh của thầy trò HLV Park Hang-seo.
Đánh giá về cục diện bảng A, tờ Sina của Trung Quốc nhận định đội tuyển quốc gia nước này chỉ có chút ít lợi thế sau những màn "khởi động" đầu ấn tượng của cả Oman, Việt Nam lẫn Saudi Arabia.
Tờ báo này nhận định, trong mắt người hâm mộ bóng đá Trung Quốc, Nhật Bản chắc chắn là đội mạnh nhất bảng A, đội tuyển nước nhà phải vượt qua bằng được Australia và Saudi Arabia nếu muốn đoạt vé đi tiếp, còn Việt Nam và Oman là "những món quà". Song trên thực tế để thắng Việt Nam và Oman bằng thực lực là không hề dễ dàng.
Để chứng minh cho nhận định của mình, tờ Sina đã phân tích sức mạnh hiện tại của các đối thủ của đội tuyển Trung Quốc ở bảng A, bắt đầu bằng Việt Nam.
1. Việt Nam: Giải tán V.League để tập trung cho đội tuyển quốc gia
Mười lăm năm trước, đội tuyển Việt Nam chả có tý tên tuổi nào ở châu Á. Với sự ra đời của hệ thống đào tạo trẻ chuyên nghiệp, bắt đầu bằng học viện bóng đá kết hợp cùng Arsenal của bầu Đức, sự phát triển của bóng đá Việt Nam có những bước nhảy vọt đáng kinh ngạc. Họ có một giải VĐQG hoàn chỉnh, chuyên nghiệp và giành ngôi Á quân U23 châu Á. Và hiện tại, họ lần đầu tiên trong lịch sử lọt vào vòng loại cuối World Cup.
Theo thông tin có được, để các tuyển thủ nước nhà có đủ thời gian tập trung đội tuyển, giải VĐQG Việt Nam đã phải bị hủy bỏ. Liên đoàn bóng đá Việt Nam cũng đã cực kỳ tích cực để giữ được lợi thế sân nhà. Đúng mùng 1 Tết Nguyên đán, Trung Quốc sẽ phải đối đầu với Việt Nam trên sân Mỹ Đình.
Đội tuyển Việt Nam vốn dĩ luôn thất bại trước Trung Quốc và bị chúng ta coi thường, song rất có thể cái dớp khó chịu ấy sẽ được phá đúng vào mùng 1 Tết Nguyên đán. Trước lễ bốc thăm, người hâm mộ Việt Nam cực kỳ mong mỏi được đối đầu với Trung Quốc, và trợ lý của HLV Park Hang-seo cũng tỏ ra cực kỳ tự tin khi nhận xét rằng được nằm cùng bảng với Trung Quốc là điều may mắn.
Trong quá khứ, đội tuyển Trung Quốc luôn dựa vào sức mạnh thể hình và thể lực để hạ Việt Nam, nhưng giờ đây đã đến lúc phải cực kỳ thận trong khi trong tay HLV Park Hang-seo đang có những chân chuyền thượng thặng, cùng chân sút "sát thủ" Nguyễn Tiến Linh - tiền đạo từng ghi 2 bàn thắng vào lưới U22 Trung Quốc.
Tiếp theo, ở vị trí thứ hai, tờ Sina nhắc đến Oman với chuỗi trận toàn thắng cực kỳ ấn tượng trong chuyến tập huấn ở Serbia với 4 chiến thắng liên tiếp, ghi 10 bàn và không để thủng lưới bất kỳ bàn nào.
Thứ ba là Saudi Arabia, với lợi thế dễ nhận ra nhất khi so sánh với đội tuyển Trung Quốc là đội tuổi trung bình chỉ là 26,1, trong khi đó các học trò của HLV Lý Thiết có đội tuổi trung bình lên đến 29, bên cạnh đó là kinh nghiệm dày dặn khi đã lọt vào VCK ở 4 kỳ World Cup.
Australia chưa từng vắng mặt ở VCK World Cup tính từ khi gia nhập AFC.
Thứ tư là đội tuyển Australia, điểm đáng ngại nhất khiến đội tuyển Trung Quốc phải lo lắng là từ khi gia nhập AFC, Australia chưa từng vắng mặt ở bất kỳ VCk World Cup nào. Mới đây, họ tuyên bố sẽ giành đủ 6 điểm trong hai trận đối đầu với đội tuyển Trung Quốc. Rất ít người nghi ngờ khả năng này, và sẽ là một kỳ tích nếu thầy trò HLV Lý Thiết có thể kiếm được điểm trước đội bóng này.
Đối thủ còn lại - Nhật Bản, đã vượt trên tầm châu Á với rất nhiều tuyển thủ đang thi đấu ở Serie A, Premier League, Bundesliga và La Liga. Nhật Bản và Iran chính là hai đội nắm chắc nhất chiếc vé tham dự VCK World Cup 2022 dựa vào thực lực của mình. Đối đầu với họ, đội tuyển Trung Quốc chỉ có thể hi vọng vào những pha treo bóng bổng hú họa vào vòng cấm địa mà thôi.
Tưởng bất lợi khi đấu ĐTVN, báo Trung Quốc lại thốt lên: "Đó là lợi thế trời cho" Tờ Sohu tin tưởng việc tuyển Trung Quốc thi đấu trên sân trung lập trong thời gian dài tại vòng loại cuối World Cup 2022 sẽ đem đến nhiều lợi thế. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuyển Trung Quốc không thể chơi trên sân nhà ở lượt trận thứ hai vòng loại cuối World Cup 2022 gặp Nhật Bản diễn ra vào...