Oman phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể của SARS-CoV-2
Ngày 6/1, Bộ Y tế Oman đã thông báo về trường hợp nhiễm biến thể của SARS-CoV-2 đầu tiên tại nước này. Bệnh nhân là một công dân nước ngoài cư trú dài hạn tại Oman vừa từ Anh trở về.
Kiểm tra thân nhiệt của hành khách tại s ân bay quốc tế Muscat, Oman. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo của Bộ Y tế Oman, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 114 ca nhiễm, nâng tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 ở nước này lên gần 130.000 ca, trong đó có 1.504 ca tử vong.
* Tại Philippines, người phát ngôn tổng thống Philippines cùng ngày cho biết từ ngày 8/1, nước này sẽ cấm nhập c ảnh đối với du khách nước ngoài từ 6 nước gồm Bồ Đào Nha, Ấn Độ, Phần Lan, Na Uy, Jordan và Brazil sau khi các nước này phát hiện các ca nhiễm biến thể của SARS-CoV-2.
Theo đó, những du khách nước ngoài từng tới 6 nước kể trên trong vòng 14 ngày trước khi tới Philippines sẽ không được nhập cảnh vào quốc gia Đông Nam Á này trong thời gian từ ngày 8 – 15/1. Công dân Philippines thuộc diện này vẫn được về nước, song phải cách ly 14 ngày ngay cả khi có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Chính phủ Philippines đầu tiên áp đặt lệnh cấm đối với mọi chuyến bay từ Anh bắt đầu từ ngày 24/12. Lệnh cấm sau đó được mở rộng ra với 20 nước và vùng lãnh thổ.
Video đang HOT
Bộ Y tế Philippines khẳng định cho nước này chưa phát hiện bất cứ ca lây nhiễm mới nào liên quan đến biến thể của SARS-CoV-2.
Philippines đến nay có 480.737 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 9.347 ca tử vong.
Cái ôm hóa giải chia rẽ
Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) lần thứ 41 diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia ngày 5/1 với mục tiêu hàn gắn bất đồng giữa các thành viên, đồng thời thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực.
Đúng như dự báo, một bản thỏa thuận "đoàn kết và ổn định" đã được ký giữa các bên sau một cái ôm thân thiện giữa hai nhà lãnh đạo Saudi Arabia và Qatar.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (phải) đón Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al-Thani tới thăm, tại sân bay thành phố al-Ula ngày 5/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cho rằng các nước GCC đang có nhu cầu bức thiết về hợp tác "nhằm thúc đẩy phát triển khu vực và đối phó với những thách thức chung". Đó là lý do tại sao các bên đã nhất trí thông qua "Tuyên bố Al-Ula" - địa điểm diễn ra hội nghị và cũng là nơi các thành viên GCC "khẳng định sự đoàn kết và ổn định cho Vùng Vịnh, Arab và Hồi giáo". Ủng hộ quan điểm này, lãnh đạo các nước thành viên khác của GCC, bao gồm Bahrain, Kuwait, Oman và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cũng đưa ra những nhận xét và bình luận tích cực.
Phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia, Faisal bin Farhan al-Saud cho biết Riyadh và 3 đồng minh khác bao gồm UAE và Bahrain (đều là thành viên GCC), và Ai Cập (không thuộc GCC) đã nhất trí nối lại quan hệ ngoại giao đầy đủ với Qatar. Theo nhà ngoại giao Saudi Arabia, thỏa thuận này sẽ được đảm bảo thực thi "bằng cả ý chí chính trị và niềm tin mạnh mẽ". Ngoại trưởng Qatar, Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani, sau đó cũng thông báo trên Twitter rằng các nhà lãnh đạo GCC đã "khép lại trang bất đồng... và tìm cách mở ra một trang mới".
GCC được thành lập năm 1981 giữa lúc cuộc chiến tranh Iran - Iraq đang diễn biến căng thẳng và 2 năm sau khi nổ ra cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iran - sự kiện gây chấn động các nước thành viên GCC với thành phần Hồi giáo chủ yếu là dòng Sunni có mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc với những người theo dòng Shiite. Cùng ngồi trên những mỏ dầu khổng lồ, chiếm tới 30% tổng trữ lượng của thế giới, các thành viên GCC có điểm chung là nền kinh tế phụ thuộc khá lớn vào xuất khẩu dầu khí. Nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế như thiết lập thị trường chung, thành lập liên minh thuế quan, chia sẻ tiền tệ, tự do hóa thị trường lao động... chỉ dừng lại ở kết quả khá khiêm tốn. Năm 2017, động lực thúc đẩy các nước xích lại gần nhau đã trở thành nhân tố chia rẽ các thành viên. Qatar và một nhóm các nước Arab do Saudi Arabia dẫn đầu đã cắt đứt quan hệ ngoại giao sau khi Doha bị cáo buộc "tài trợ khủng bố" và "quá thân thiện với Iran", điều mà Qatar luôn bác bỏ.
Hội nghị thượng đỉnh GCC năm nay diễn ra trong bầu không khí được đánh giá là tích cực và gặp khá nhiều thuận lợi, bất chấp đám mây u ám của đại dịch COVID-19 đang phủ bóng lên cả khu vực. Ngay trước thềm hội nghị đã xuất hiện thêm những thông tin bất ngờ: Saudi Arabia sẽ mở cửa trở lại biên giới cả đường bộ và đường không với Qatar; phía Qatar thông báo Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani đã lên đường tham dự hội nghị GCC. Đây được coi là bước đột phá trong cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh kéo dài hơn 3 năm qua, mở đường cho các thỏa thuận hàn gắn được các nhà lãnh đạo nhất trí tại hội nghị.
Theo thông lệ các năm trước, thời gian diễn ra hội nghị GCC thường rơi vào tháng 12; năm nay do dịch COVID-19 nên được lui sang tháng 1. Việc Saudi Arabia đứng ra đăng cai được cho là nhằm tránh gây khó dễ cho sự tham dự của Qatar vốn đang "mặt nặng mày nhẹ" với Bahrain - thành viên hiện giữ chức chủ tịch luân phiên của nhóm. Điều này chứng tỏ các thành viên GCC đều nhận thấy tầm quan trọng của việc hợp tác thay cho đối đầu, trong bối cảnh khu vực đang có nhiều diễn biến lớn, liên quan sát sườn đến các nước thành viên, nhất là những diễn biến xoay quanh nhân tố Iran. Cuộc bầu cử tại Mỹ đã cho kết quả ngã ngũ với việc nhiệm kỳ chính quyền của Tổng thống Donald Trump chỉ còn được đếm bằng ngày. Tại Trung Đông, một loạt quốc gia đã lần lượt bình thường hóa quan hệ với Israel, hình thành một trục liên kết mới dù vẫn chưa định hình rõ nét. Trong khi đó, "thùng thuốc súng" trong mối quan hệ giữa Iran với Mỹ và Israel ở vòng trong và một loạt nước khác ở vòng ngoài vẫn chưa được tháo ngòi.
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan al-Saud (phải) và Tổng thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) Nayef bin Falah Al-Hajraf trong cuộc họp báo kết thúc Hội nghị thượng đỉnh của GCC tại al-Ula, Tây Bắc Saudi Arabia ngày 5/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, để các bên có thể đưa ra được Tuyên bố chung Al-Ula, ngoài động lực tự thân của các nước thành viên cần kể đến vai trò rất lớn của Mỹ. Tất cả các thành viên đều là những đồng minh của Washington, cho Mỹ đóng quân hoặc đặt căn cứ quân sự. Không phải ngẫu nhiên ông Jared Kushner - Cố vấn cấp cao về Trung Đông, đồng thời là con rể của Tổng thống Donald Trump - đã có các chuyến công du con thoi trong khu vực suốt vài tháng qua và cũng xuất hiện tại lễ ký thỏa thuận. Chính quyền Tổng thống Trump được cho là đã xúc tiến việc Saudi Arabia mở cửa lại biên giới trên không và trên bộ với Qatar. Riyadh cũng tìm cách thúc giục các thành viên còn lưỡng lự đồng ý bắt tay trở lại với Doha. Việc này là nhằm tạo một bước đi chủ động trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden - người vốn có quan điểm cứng rắn với Saudi Arabia - chính thức nhậm chức.
Nội dung chi tiết của bản Tuyên bố Al-Ula vẫn chưa được công bố. Một số nhà phân tích cho rằng có thể nó chỉ đề cập đến những vấn đề chung mang tính tạo tiền đề, mà không nêu giải pháp cụ thể cho những vấn đề đang khiến Qatar bị cô lập với phần còn lại của nhóm. Dưới sức ép và với động cơ đến từ bên ngoài, có thể thỏa thuận này đã bị ép "chín non" mà thiếu vắng những cam kết đủ mạnh để có thể giải quyết được những mâu thuẫn trong thực tế.
Tuy nhiên, nhìn vào các cử chỉ giao tiếp và cách trò chuyện thân mật giữa hai nhà lãnh đạo Saudi Arabia và Qatar, người dân các nước vùng Vịnh hoàn toàn có thể tin rằng họ sẽ chứng kiến một bước đột phá trong nền thượng tầng chính trị khu vực. Bản thân việc các thành viên ngồi lại với nhau mà không có một lời công kích hay cáo buộc nào được tung ra đã là một tiến triển đáng kể.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 86 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 5/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 86.260.742 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.864.089 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 61.206.135 người. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tarzana, California,...