Ôm mộng làm giàu mong Tết “ấm”, nàng công sở nhận cái kết đắng với khoản nợ 200 triệu
Trong môi trường công sở không hiếm có những trường hợp ôm mộng làm giàu thật nhanh, cứ thế với số tiền đi làm tích cóp bấy nhiêu lâu đã đổ vào một phi vụ làm ăn kinh doanh nào đó hệt như câu chuyện dưới đây.
Với nhiều dân công sở mà nói, thưởng Tết mới về mà đã tiêu sạch sau 3 ngày có lẽ là cái chuyện không còn gì khốn khổ bằng. Tuy nhiên, phải lâm vào tình cảnh như cô nàng công sở nhân vật chính dưới đây mới biết thế nào là bi kịch nhất thế gian.
Cô kể, do “toang” một phi vụ làm ăn với số vốn lên đến 280 triệu (trong đó hết 100 triệu là tiền vay) và khi trắng tay cô còn âm thêm gần 100 triệu nữa nên tổng kết trước Tết, cô hiện đang mang số nợ gần 200 triệu ở tuổi đời 25.
“Nhật ký vỡ nợ ngày giáp Tết. Đời mình đang đi vào bế tắc các bạn ạ. Vỡ nợ tuổi 25 – phận nữ nhi, 15 bến nước bảy nổi ba chìm, sau bao năm tích cóp thì mình bắt đầu lao vào công cuộc làm ăn với 180 triệu trong tay và 100 triệu vay thêm, trôi nổi co kéo được 8 tháng thì giờ chính thức toang và âm thêm gần 100 triệu.
Giờ ngày nào mở mắt ra cũng là áp lực về tiền. Rất cần hướng đi và cách khắc phục của các tiền bối đã từng vỡ nợ, chứ mình sắp phát điên rồi. Giờ mà báo nợ về nhà là coi như nhà mất Tết, bố mẹ mình cũng già rồi, tâm lý lại kém. Tư vấn giúp tao với”.
Quả thật, trong môi trường công sở không hiếm có những trường hợp ôm mộng làm giàu thật nhanh, cứ thế với số tiền đi làm tích cóp bấy nhiêu lâu đã đổ vào một phi vụ làm ăn kinh doanh nào đó. Cho đến khi vỡ mộng, trắng tay mới trách sao cuộc đời cay nghiệt. Thông thường nhân vật chính của những trường hợp này đều là những người trẻ, chưa thấu sự đời và cho rằng đồng tiền thật dễ kiếm. Âu cũng là một cú sốc đầu đời đau điếng!
Và dường như hiểu được tính chất trên nên câu chuyện của cô nàng công sở kia sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm có rất đông thành viên trên MXH đã nhận được khá nhiều sự quan tâm. Bên dưới phần bình luận, không khó để nhìn thấy những lời khuyên, lời an ủi: “Thôi cố gắng”, “vấp ngã đầu đời thôi, rồi cũng qua”, “còn trẻ, tương lai còn dài tiền sẽ làm ra thêm được”, “buồn thì buồn thật nhưng cũng đừng suy nghĩ tiêu cực quá”,…
Tuy nhiên, bên cạnh các bình luận như trên, một số ít dân mạng “có tâm” hơn đã cho nàng công sở nhân vật chính vài lời khuyên như sau:
Video đang HOT
“Mới 200 triệu ăn thua gì mà bế tắc. Tốt nhất bảo bố mẹ, không ai thương con bằng bố mẹ. Mình biết tâm lý bạn xấu hổ, trách mình, thương bố mẹ nhưng trường hợp này một mình bạn không giải quyết được đâu, bố mẹ sẽ cùng bạn tháo gỡ. Còn người là còn của, phải đối mặt với sự thật thôi”.
“Nếu dính nợ lãi cao thì tốt nhất về nói chuyện với bố mẹ cắm bìa đỏ mà trả, sau đấy làm trả nợ dần. 5 năm không hết thì 10 năm. Chứ để nặng lãi nó dí cho chỉ có nghĩ quẩn ăn không ngon ngủ không yên, hại tinh thần và sức khỏe lắm”.
“Báo nhà. Trước sau cũng phải báo, báo luôn đi. Đừng để đầu năm mới báo, 3 cái đầu sẽ hơn 1 cái đầu đấy, bố mẹ già không khoanh tay đứng nhìn đâu. Được bố mẹ hỗ trợ thì rút kinh nghiệm, sau đừng có mộng mơ làm giàu khi chưa có gì chắc chắn. Dù thực không biết bạn kinh doanh cái gì mà dám mượn nợ cả trăm triệu ở tuổi 25 đấy”.
Dù tất thảy những lời khuyên đều cùng một nội dung là bảo nàng công sở nên nói thật cho gia đình nghe, nhưng mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh nên không dám cho rằng đây là phương án bổ ích nhất cho tình cảnh trên.
Chỉ hy vọng, qua những lời an ủi, lời khuyên ấy, nàng công sở trẻ sẽ tự vấn với chính mình và tìm ra đường hướng giải quyết tốt nhất cho cái hoàn cảnh mà chỉ có mỗi mình mình mới có thể hiểu thấu, ít nhất là phấn chấn tinh thần hơn và thoát khỏi cú sốc đầu đời, đừng mãi sống trong bế tắc bởi nó chẳng có ích gì đâu.
Ngoài ra, nếu may mắn có thể giải quyết nhanh gọn thì hãy xem đây là một bài học quý cho chính bản thân mình trên con đường sự nghiệp nói riêng và cuộc đời còn rất dài phía trước nói chung!
Theo Helino
Đã không dư dả mà còn bị đồng nghiệp thường xuyên rủ rê chơi bời, nàng công sở than trời xin hướng giải quyết
Dân công sở thì cũng có "loại this", "loại that" với tình hình tài chính khác nhau, cho nên cái chuyện mà cả hội đồng nghiệp thường xuyên tổ chức ăn uống nhưng có người nghe tin rủ rê đã tìm cách né tránh là chuyện thường tình.
Bên cạnh hàng loạt các mặt xấu như những câu chuyện drama không hồi kết, những vụ thị phi gây đau não mệt đầu,... môi trường công sở vẫn có các mặt tốt rất đáng quý xoay quanh tình cảm đồng nghiệp và những bữa tiệc ăn uống vui đùa thân thân ái ái. Tuy nhiên, thật bất ngờ thay khi mà cái mặt tốt trong chốn công sở ấy mới đây đã khiến một nàng công sở phải đăng đàn than thở nhờ dân mạng nghĩ cách giải quyết hộ mình.
Cụ thể thế nào thì mời đọc toàn bộ nội dung câu chuyện của chính chủ sẽ rõ. Cô viết:
"Đi làm thì không tránh khỏi những thị phi, mệt mỏi, chuyện A, B, C... là đương nhiên. Nhưng không biết có trường hợp nào oái oăm như của mình không. Mình làm ở 1 công ty kinh doanh, môi trường xung quanh toàn là sales, chủ yếu là các chị. Mình vào làm cũng gần được 1 năm mà ở mảng khác.
Công ty suốt ngày ăn uống, vui vẻ, đi chơi bời,... Ban đầu mình cũng hòa nhập vui vẻ, nhưng sau càng ngày càng chán vì mình mảng khác, không ăn theo doanh thu nên thu nhập không bằng mọi người, mỗi lần mọi người ăn uống vị chi mất khoảng 200-300k/người. Một tháng phải làm cho 4-5 bữa. Tháng nào nhận lương là cũng trừ mất tầm 700-900k để thanh toán tiền đi ăn uống.
Nếu từ chối không đi thì sẽ bảo là: Sao không hòa đồng với mọi người. Rồi nếu không đi thì bị tẩy chay và sẽ bị gây khó dễ trong công việc (mọi người sẽ mách lẻo với sếp này nọ,...). Mặc dù lúc nào mọi người cũng nói ở công ty này mọi người thoải mái vui vẻ mà nhưng mà mình thấy có lẽ vui vẻ chỉ dành cho họ, những người (có vẻ) thân thiết với nhau và dư dả về tài chính.
Qua chút dòng tâm sự đây thì mọi người cho mình xin vài phút than thở cũng như là cho mình lời khuyên từ chối nốt mấy ngày cuối năm vì có lẽ ra Tết mình cũng sẽ nghỉ ở đây".
Vâng, quả thật giống như cái câu mà dân mạng hay mang ra đùa những năm gần đây "vui thôi đừng vui quá", những cuộc ăn chơi nơi công sở giữa các đồng nghiệp thân tình với nhau dẫu vui đó nhưng một khi quá đà sẽ dẫn đến hậu quả như trên: Kinh tế theo không nổi và từ vui chuyển sang buồn rầu.
Dân công sở thì cũng có "loại this", "loại that" với tình hình tài chính khác nhau, cho nên cái chuyện mà cả hội ăn uống thường xuyên trong khi đó lại có người nghe tin rủ rê đã tìm cách né tránh là chuyện thường tình.
Có lẽ hiểu được tính chất trên nên bài viết sau khi đăng đàn ít lâu trong một hội nhóm chuyên "tám" chuyện công sở đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và lời chia sẻ sâu sắc của dân mạng, đặc biệt là hội "500 anh chị em" dân văn phòng.
Và với kinh nghiệm đầy nghiệm đầy mình, hàng loạt dân văn phòng "lão làng" đã đồng tình đưa ra một hướng giải quyết khả thi nhất như sau:
"Mỗi được lần rủ rê bạn hãy hỏi 'chị có thấy người em bốc ra mùi gì không? Là mùi của nghèo khổ đấy ạ'. Đùa chứ mấy vụ này nên nói thẳng nha, chứ theo mãi theo không nổi đâu, tiền mình còn bao việc khác phải chi cơ mà".
"Mình nghĩ bạn cứ nói thẳng là lương em không đủ điều kiện tham gia ăn chơi cùng mọi người thường xuyên nhưng để không mất lòng thì mỗi tháng tổ chức ăn uống 4 lần em sẽ tham gia 1 lần cho có lệ. Thẳng thắn dễ hơn đấy".
"Thực ra là nên nói thẳng. Nhưng trong công ty các sếp không muốn nhân viên nói họ nghèo, lương thấp này nọ, kiểu như làm mà không hạnh phúc với thu nhập. Bạn nên nói theo kiểu em đang phải trả góp cái này cái kia, trả nợ này kia nên không đủ tiền theo mọi người. Thẳng mà không thẳng quá là được".
"Ngại thì thiệt thân thôi, cứ nhân một buổi nào đó tâm sự thẳng và thật với các chị, bảo là điều kiện kinh tế tài chính của mình hạn hẹp nên các buổi ăn uống nhẹ nhàng sẽ tham gia, còn lại hao tiền tổn tài quá thì xin phép rút nhẹ".
Theo Helino
Bị nhân viên mắng "cô làm sếp tôi hơi lâu rồi đấy!", nàng công sở liền được dân mạng mách nước cực ngầu "Mình vừa bị nhân viên bảo 'cô làm sếp tôi hơi lâu rồi đấy', theo các bạn bây giờ phải trả lời sao cho ngầu?". Công sở vốn là một môi trường thật lắm thị phi và cũng thật nhiều điều áp lực. Sống trong đó, không ít người đã nếm trải đủ mọi sắc thái tiêu cực như uất ức, tức giận,...