Ôm bụng cười chụp ảnh thời thịt lợn giá cao ngất ngưỡng, vòng tay, dây chuyền bằng vàng xưa rồi thế này mới sang chảnh cơ
Hình ảnh chỉ mang tính đùa vui nhưng cũng khiến dân mạng bật cười nghiêng ngả.
Giá thịt lợn tăng cao trong thời gian gần đây khiến cho nhiều bà nội trợ đau đầu. Bởi không biết làm sao để đảm bảo chi tiêu gia đình mà vẫn có thịt cho bữa ăn. Mức giá thịt lợn đã cao hơn giá thịt bò dù trước đây mức giá thịt bò luôn cao hơn, thậm chí giá bò nhập khẩu có một số loại còn rẻ hơn thịt lợn.
Hiện giá lợn hơi ở miền Bắc đã vượt mức kỉ lục, nhiều nơi lên 95.000-100.000 đồng/kg. Thậm chí, tại chợ Nhân Chính, giá sườn non loại 1 được tiểu thương bán với mức 280.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay. Với mức giá cao như vậy, không ít gia đình đã phải mua thịt ít hơn, hoặc chuyển sang ăn các loại thực phẩm khác như thịt bò, cá… có người cùng chung nhau mua 1 con lợn rồi đụng nhằm có được giá tốt nhất hơn là mua ở chợ.
Vì thịt lợn đột nhiên giá cao như vậy khiến cho không ít người cảm thấy đây đang là thứ rất có giá trị. Thậm chí cư dân mạng đã tạo ra hình ảnh vô cùng buồn cười. Theo đó, có người đã tự đeo cả dải thịt làm thành vòng tay, dây chuyền khiến dân mạng cười nghiêng ngả. Có lẽ vì sự đắt giá của thịt lợn mà những người chụp ảnh đã nghĩ chúng như thứ trang sức trên người. Có lẽ chưa bao giờ mọi người thấy hình ảnh như vậy.
Không ít cư dân mạng tỏ ra ngạc nhiên. “Cũng đúng, thịt lợn giá cao hơn cả thịt bò lại chẳng quý. Muốn mua miếng thịt lợn cũng phải suy nghĩ, trong khi trước đây chẳng bao giờ phải lo”, một cư dân mạng nói.
Có người bình luận: “Trông cũng thời trang phết, giờ ăn chắc không ai dám bỏ thừa dù một miếng mỡ vì quá đắt đỏ”.
“Model thời trang hot nhất Tết Nguyên đán năm nay đây rồi, khỏi phải đi mua vàng, nhẫn gì nữa nhé, cứ mua mấy dải thịt lơn đeo vào là cả phố phải ngước nhìn rồi đấy”, một người khác chia sẻ.
Ở góc nhìn khác, có cư dân mạng lại cho rằng, đeo thịt sống lên da như vậy có gì hay đâu. Bao nhiêu vi khuẩn do thịt chưa được rửa sạch, mọi người không nên làm theo.
AM
Theo emdep
Thịt heo tăng không phanh, dân tình đành vào quán mặn gọi phần chay
Cho con đi ăn ngoài vào thời điểm giá cả tăng chóng mặt, nhiều bà mẹ đã chọn cách gọi phần bún không thịt với lý do "con tôi không ăn thịt".
Video đang HOT
Thời gian gần đây, thịt lợn liên tục tăng giá khiến người tiêu dùng cảm thấy ngao ngán. Nhiều người hạn chế đi ăn ngoài hơn bởi giá đắt, thậm chí có đi ăn cũng sẽ quyết gọi phần không thịt để tiết kiệm chi phí.
Thịt lợn tăng giá, một vài người chọn bún không thịt khi đi ăn để tiết kiệm chi phí (Ảnh minh họa: Yêu Trẻ)
Gọi phần chay khi đi ăn ngoài
Chia sẻ về chi phí sinh hoạt của gia đình trong thời điểm giá thịt lợn liên tục "chạm đỉnh", chị N. đến từ Thủ Đức cho biết cả nhà đã phải hạn chế ăn quán, chỉ thỉnh thoảng dịp cuối tuần mới thu xếp để cả ngoài ăn sáng ở ngoài.
Con trai là một tín đồ của bún bò, thế nhưng thời gian gần đây mỗi tô bún đã tăng giá lên tới gần 40.000 đồng. Như vậy, nếu cả nhà cùng ăn gọi mỗi người một tô thì số tiền phải trả đã bằng chi phí ăn uống trong cả ngày của gia đình, vì vậy mà vợ chồng chị phải tính cách để giảm lai.
Vợ chồng chị N. vẫn cho con đi ăn bún bò để con vui vào dịp cuối tuần, thế nhưng sẽ chỉ gọi 2 tô đầy đủ, còn 1 tô chỉ có bún và nước, với lý do "Con tôi không ăn thịt". Đồ ăn được bê ra, bố và mẹ sẽ nhường mấy miếng thịt từ bát của mình sang cho con, và thế là cả ba cùng được ăn bún với đầy đủ các nguyên liệu. Tô bún chan nước không sau đó được chủ quán tính chỉ 10.000 đồng.
Nhiều mẹ đã chọn chiêu gọi bún không thịt cho con khi đi ăn quán (Ảnh: Dân Trí)
Chia sẻ về việc này, chị N. nói thêm: " Cả hai vợ chồng đều làm công ăn lương, giá cả chỉ cần tăng nhẹ một xíu là cũng thấy đau đầu. Mỗi thứ chỉ vài nghìn thôi, nghe thì ít nhưng mỗi ngày phải chi bao nhiêu là khoản, cộng vào cũng là cả một vấn đề".
Trong khi đó, chị H. ở Gò Vấp thì lại cho biết chị thường phải gọi một phần mặn, một phần chay khi hai mẹ con đi ăn ngoài. Do con đi học thêm tiếng Anh buổi tối nên thi thoảng hai mẹ con cũng rẽ vào quán hủ tiếu hay cơm tấm để ăn cho tiện.
Khách hàng ai cũng cảm thấy "đau ví" mỗi khi đi ăn ngoài (Ảnh: Vietnamnet)
Nếu như trước, hai mẹ con gọi 2 phần cơm tấm chỉ hết 50.000 đồng thì nay phải lên tới 60.000 đồng hoặc hơn. Để tiết kiệm chi phí, chị H. quyết định hai người gọi chung một phần sườn, bì, trứng cùn với một phần cơm trắng. Thức ăn sau khi được đưa lên chị H. sẽ chia đều cho con, như vậy suất của cả hai mẹ con đều có thịt.
Nói về cách gọi đồ ăn trong thời điểm "bão giá" khi đi ăn bên ngoài, chị H. cười: "Tổng hai mẹ con giờ chỉ hết 40.000 đồng thôi, tính ra thì giá tăng nhưng mình lại tiết kiệm được tiền, chỉ có điều ăn xong thì vẫn thấy thòm thèm. Đi ăn các món khác như bún bò, hủ tiếu,.. tôi cũng phải áp dụng chiêu này, coi như là mẹ có cơ hội giảm ký mà con vẫn được đi ăn ngoài".
Miếng thịt mỏng đến đáng thương
Đến ăn ở một quán cơm tấm ở quận Thủ Đức, TP. HCM, anh T. thở dài cho biết ăn xong vẫn chưa cảm thấy no bụng, dù cho giá cơm cũng đã tăng lên so với thường ngày. Mỗi phần cơm giờ có giá 50.000 đồng, thế nhưng thịt ở trong thì lát nào cũng mỏng tới đáng thương, cả suất ăn chỉ vài miếng là hết chỉ còn trơ lại cơm trắng. Cuối cùng, anh T. đành phải gọi thêm 1 quả trứng ốp la, tính ra mỗi suất cơm thời buổi thịt lên giá cũng tăng tới 10.000 đồng.
Giá thịt "leo dốc" khiến hầu hết các quán ăn tại TP. HCM đều phải dán thông báo hay viết biển thông báo tới khách hàng về việc tăng giá bán. Tuy nhiên, để đưa đến quyết định tăng giá hay giảm khẩu phần, các chủ quán đều phải cân nhắc rất kỹ càng, bởi chỉ cần đắt thêm vài nghìn đồng thì lượng khách cũng sẽ ít đi đáng kể.
Nhiều quán ăn đã phải treo biển tăng giá để thông báo với khách hàng (Ảnh: Vietnamnet)
Tăng vài nghìn giữa thời điểm tất cả mọi thứ đều "dắt tay nhau đi lên" như hiện nay thực ra vẫn chẳng thấm vào đâu, bởi vậy mà một số quán để tiếp tục kinh doanh đã phải làm mỏng miếng thịt đi nhiều so với trước đây. Nếu như lúc trước phần cơm tấm, hủ tiếu có đầy đặn thịt, sườn thì giờ đây chỉ bằng mắt thường cũng thấy vơi đi rõ ràng.
Đã từng rất tự hào về những miếng sườn dày, cắn ngập như miếng giò của quán mình, giờ đây chị N. - chủ một quán cơm tấm ở Bình Thạnh cũng cảm thấy ngán khi nhìn miếng thịt của thời điểm hiện tại. Thịt lợn tăng gấp đôi từ 75.000 đồng lên 150.000 đồng/kg nên chị phải giảm lượng sườn trog mỗi suất, thậm chí là khiến chúng mỏng đi.
Những miếng thịt mỏng đến đáng thương trong thời điểm thịt lợn tăng giá (Ảnh: Vietnamnet)
Phân trần về điều này, chị N. cho hay: "Trước đây mỗi ký sườn cắt tầm 11 lát, nay giá lên buộc phải cắt thành 15 - 16 lát". Và để tránh cho phần ăn nhìn có cảm giác lèo tào, quán đã tăng thêm cơm và đồ chua, rau củ để khách ăn mà không phải mang bụng đói ra về.
Nhiều người cho biết giá cả tăng nhưng đi ăn hàng xong vẫn cảm thấy thòm thèm, thậm chí là bị đói (Ảnh: Dân Trí)
Anh T. - một người bán hủ tiếu gõ ở vỉa hè cũng kể anh đã phải tăng giá mỗi suất ăn của quán mình thêm 3.000 đồng, tuy nhiên mỗi miếng thịt thì đều được thái mỏng "như thái lá chanh". Với những khách có sức ăn khỏe, anh bán thêm suất 23.000 đồng với nhiều hủ tiếu, nhiều thịt hơn để họ ăn no, không phải gọi thêm một tô nữa tốn tiền. Cũng theo anh T., suốt 15 năm bán hủ tiếu ở Sài Gòn, chưa bao giờ anh thấy giá thịt lên đến mức như vậy.
CĐM tranh cãi về cách gọi phần ăn của các bà mẹ
Ngay sau khi được chia sẻ, chiêu thức đi ăn ngoài nói trên đã nhận về sự quan tâm không nhỏ của cộng đồng mạng. Nhiều người ủng hộ cách làm này, cho rằng nó hợp lý với các gia đình có con nhỏ, tuy nhiên một số khác lại cho rằng như thế là "khôn lỏi", và khiến chủ quán sớm sập tiệm.
CĐM bày tỏ ý kiến về sự việc (Ảnh chụp màn hình)
"Cách này hay ghê, các bé ăn có chút, bố mẹ chỉ cần nhường con 1 - 2 miếng thịt là bé ăn cũng đủ no rồi".
"Nghe thì hay nhưng mình thấy nó hơi kiểu "khôn lỏi" ấy".
Theo Yan
Thịt lợn tăng giá mạnh, chị em nghĩ Tết có thể ăn bánh chưng kiểu này mới hợp thời Nhiều chị em kêu trời khi giá thịt cao và Tết này gói bánh chưng mới đau đầu. Thịt lợn đang tăng giá mạnh khiến nhiều bà nội trợ cũng phải giật mình. Theo thông tin trên tờ Pháp luật TPHCM, cụ thể tại miền Trung, Tây Nguyên, giá thịt heo hơi tăng tới 5.000 đồng/kg, lên mức 72.000-82.000 đồng/kg. Tương tự, tại...