Olympic Rio 2016: Từ Hy Lạp cổ đại đến Brazil hiện đại
Thế vận hội Olympic hiện đại bắt nguồn từ những sự kiện mang tính tôn giáo, văn hóa, thể thao nhằm tôn vinh các vị thần từ thời Hy Lạp cổ đại mà theo truyền thuyết, là do Thần Heracles, con trai của Thần Zeus tổ chức.
Các tài liệu lịch sử ghi nhận Thế vận hội đầu tiên được tổ chức vào năm 776 trước Công Nguyên. Ở Olympic này chỉ có một môn thi chạy tốc độ và vận động viên Coroebus đã giành chiến thắng và trở thành nhà vô địch Olympic đầu tiên trong lịch sử.
Từ đó, Olympic được tổ chức 4 năm một lần trong gần 1.200 năm và tiếp tục mở rộng với ngày càng nhiều môn thi đấu như quyền anh, ném đĩa, đua ngựa, phi lao, nhảy xa, nhảy cao, nhảy sào, năm môn phối hợp, điền kinh, đấu vật…
Sự kiện thể thao này quy tụ chỉ các vận động viên từ khắp các khu vực đến thành phố Olympia tham gia. Đặc biệt, người tham gia Olympic cổ đại buộc phải là nam giới.
Cho đến năm 393 sau Công Nguyên, Đế chế La Mã xâm chiếm Hy Lạp, Hoàng đế La Mã Theodosius I, một người Cơ Đốc giáo đã huỷ bỏ Thế vận hội.
Khoảng 1.500 năm sau, nam tước người Pháp Pierre de Coubertin bắt đầu kế hoạch phục hồi Thế vận hội Olympic khi ông nhận thấy rằng, thể dục thể thao làm cho con người trở nên nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn.
Video đang HOT
Mặc dù những cố gắng ban đầu của Coubertin không được hưởng ứng nhiệt tình, năm 1890, Coubertin đứng ra tổ chức và thành lập Hội Liên hiệp Thể thao Pháp (USFSA). Năm 1892, Coubertin lần đầu tiên đưa ra ý tưởng phục hồi Thế vận hội Olympic.
Hai năm sau, ngày 23/6/1894, ông Coubertin tổ chức hội nghị gồm 75 đại biểu đến từ 9 quốc gia để giới thiệu kế hoạch phục hồi Olympic và các đại biểu đã bỏ phiếu tán thành kế hoạch này.
Hội nghị cũng quyết định thành lập Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và đại biểu của Hy Lạp Demetrious Vikelas được bầu làm chủ tịch đầu tiên của IOC.
Ngày 6/4/1896, Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên được tổ chức tại thủ đô Athens của Hy Lạp. Đại hội Thể thao Olympic, thường được gọi là Olympic mùa Hè được tổ chức 4 năm một lần từ năm 1896, trừ những năm diễn ra chiến tranh thế giới.
Về sau Olympic mùa Đông được tổ chức vào năm 1924 cho những môn thể thao mùa đông. Lúc đầu hai thế vận hội mùa Đông và mùa Hè được tổ chức cùng năm nhưng từ năm 1992, hai sự kiện diễn ra xen kẽ hai năm một lần và vào các năm chẵn.
Tiếp nối truyền thống, từ 5-21/8, Olympic 2016 sẽ diễn ra ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil với khoảng 14.000 vận động viên tranh tài tại sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này.
Theo Vietnamplus
'Phở xào Việt Nam' đắt hàng ở Olympic 2016
Ở nơi cách xa quê hương nửa vòng trái đất, các HLV, VĐV Việt Nam như phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà khi thấy trong thực đơn của nhà bếp một món ăn chế biến từ bánh phở.
Trong nhà ăn rộng lớn có thể phục vụ tới 60.000 bữa ăn mỗi ngày, với những người khó thích nghi, việc tìm được món ăn đúng khẩu vị không phải dễ. Và ngay cả với những người dễ ăn thì cũng chỉ vài ngày là chán các món không hợp khẩu vị.
Thế nhưng sau một hồi đi lòng vòng qua các khu vực riêng biệt dành cho các món ăn châu Á, châu Âu, Hồi giáo, khá nhiều HLV, VĐV của Đoàn TTVN dừng lại ở khu vực ăn Ấn Độ (vốn được đặt tên chung cho các món ăn từ Nam Á và Đông Nam Á). Ở khu vực này có một đồ ăn giống món phở xào Việt Nam.
Kình ngư Hoàng Quý Phước đang lựa chọn món ăn giống phở xào Việt Nam. Ảnh: Internet.
Đây là đồ ăn được chế biến từ sợi phở giống của Việt Nam nhưng với gia vị và nguyên liệu khác hẳn. Nguyên liệu của món ăn trên không phải là rau cải ngọt, hành tây, thịt bò như ở ta mà là nhiều loại gia vị khác nhau. Có hôm nhà bếp Olympic xào thêm với ớt, giá đỗ, hành, có hôm thì thịnh soạn hơn là cho cả tôm tươi vào. Dù vậy, đây vẫn là món ăn gần gũi với Việt Nam nhất nên nhiều thành viên trong đoàn đặt tên cho nó là "phở xào Việt Nam"
HLV trực tiếp của đô cử Vương Thị Huyền, Nguyễn Mạnh Thắng nói: "Món này giống phở xào ở Việt Nam bởi sợi phở khi xào xong cũng ngấm gia vị, mỡ đậm đà như ở nhà. Tuy nhiên sợi phở quá cứng không giòn, dai và tôi có cảm giác như đây là phở khô rồi đem xào chứ không phải phở tươi."
Thầy trò Vương Thị Huyền cũng thường sử dụng món ăn gần giống ẩm thực quê nhà. Ảnh: Internet.
Còn cô gái vàng của môn thể dục dụng cụ Phan Thị Hà Thanh nhận xét: "Đúng là món này na ná món phở xào ở Việt Nam nhưng hơi dai, thỉnh thoảng tôi cũng ăn. Tôi còn thích cả bánh pizza ở đây." Người thầy của Thạch Kim Tuấn, ông Chí cho biết, ông cũng thường ăn món này bởi nó có cái gì đó gần gũi, thân quen với người Việt Nam hơn.
Không chỉ một số HLV, VĐV Việt Nam mà VĐV của một số đoàn khác cũng thường xuyên ăn món này. Vì thế, đây luôn là đồ ăn đắt hàng trong hàng chục nghìn món ẩm thực phục vụ các VĐV đến từ hơn 200 quốc gia.
Món ăn chế biến từ sợi phở nhưng với cách nấu và gia vị khác hẳn món phở xào. Ảnh: Internet.
Nhà ăn cũng có nhiều đồ gần gũi với người châu Á như kim chi của Hàn Quốc hay cháo trắng, cháo nấu thịt, trứng luộc. Ăn không ngon như ở nhà nhưng được cái cũng dễ nuốt hơn nhiều đồ ăn khác, vốn có cách chế biến xa lạ với nhiều người Việt Nam như cà ri hay thịt cừu.
Và để phục vụ một cách đa dạng thực đơn của các vị khách đến từ 5 châu, nước chủ nhà cũng chuẩn bị thêm một khu đồ nướng, cách khá xa nhà ăn. Khu này cũng có các món gà, bò, cá hồi, nấm, cà tím, bánh mỳ... Đặc biệt là các vị khách có thể bê đồ ăn ra ngoài trời vừa ăn, vừa trò chuyện trong tiết trời buổi tối mát mẻ, giữa một không gian đẹp giống như ăn ở một nhà hàng giữa mùa thu Hà Nội vậy.
Theo Zing
Khách sạn ổ chuột 11 USD cho du khách đến xem Olympics Nếu không đủ điều kiện để thuê một khách sạn đắt đỏ tại trung tâm Rio de Janeiro, khách du lịch có thể lựa chọn sống ở Rocinha- một khu ổ chuột nằm sát trung tâm thành phố. Trong hoàn cảnh các khách sạn và nhà hàng ở trung tâm Rio De Janeiro đều đã bị thổi giá lên quá cao trước khi...