OIC kêu gọi áp đặt trừng phạt Israel
Ngày 5/5, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo ( OIC) đã kêu gọi 57 quốc gia thành viên áp đặt trừng phạt đối với Israel liên quan đến chiến dịch quân sự của nước này tại Dải Gaza.
Cảnh đổ nát tại trại tị nạn Maghazi ở Dải Gaza do cuộc xung đột Hamas – Israel, ngày 4/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nghị quyết được thông qua cùng ngày tại Hội nghị thượng đỉnh OIC diễn ra ở Gambia, tổ chức này kêu gọi các nước thành viên gây áp lực ngoại giao, chính trị, pháp lý và thực hiện bất kỳ biện pháp răn đe nào nhằm ngăn chặn hành động của Israel, trong đó có cả việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cũng như ngăn chặn việc xuất khẩu vũ khí và đạn dược mà quân đội Israel sử dụng tại Gaza. Nghị quyết cũng kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, lâu dài và vô điều kiện.
Hội nghị thượng đỉnh OIC lần thứ 15 bắt đầu từ ngày 4/5, trong đó tập trung vào cuộc đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn tại thủ đô Cairo của Ai Cập cũng diễn ra cuối tuần qua nhưng không đạt tiến triển.
Video đang HOT
Tháng 11/2023, OIC đã tiến hành hội nghị thượng đỉnh chung với Liên đoàn Arab (AL) tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, trong đó phản đối mạnh mẽ hành động quân sự của Israel tại Gaza nhưng chưa đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị nhằm vào nước này.
Theo số liệu của cơ quan y tế tại Gaza, cuộc xung đột Hamas – Israel đã khiến ít nhất 34.683 người Palestine thiệt mạng, trong đó hầu hết là phụ nữ và trẻ em, kể từ khi xảy ra ngày 7/10/2023. Trong khi đó, giới chức Israel cho biết trên 1.170 người, trong đó chủ yếu là dân thường của nước này, cũng đã thiệt mạng.
Báo Mỹ nói thỏa thuận con tin giữa Israel - Hamas trên bờ vực sụp đổ
Dẫn lời một quan chức Arab giấu tên, tờ The Wall Street Journal hôm 20/4 đưa tin có khả năng Israel và phong trào Hamas của Palestine sẽ ngừng các cuộc đàm phán ở Qatar về thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin.
Theo nguồn tin quen thuộc với vấn đề, cơ quan chính trị Hamas đang tìm cách chuyển trụ sở chính từ Qatar sang một quốc gia Arab khác, điều này có thể sẽ làm gián đoạn cuộc đàm phán hiện tại giữa Israel và Hamas. Theo thông báo, phong trào Hamas đã chuyển sang ít nhất hai quốc gia khác để đặt trụ sở chính trị, bao gồm cả Oman.
Thông tin trên được đưa ra sau khi đài NBC News dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao của Arab đưa tin hôm 18/4 rằng các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas "gần như đã bị đóng băng".
Sau đó, thành viên văn phòng chính trị Hamas Husam Badran nói với đài Sputnik rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột.
Trước đó, ngày 7/4, Israel và Hamas đã bắt đầu vòng đàm phán mới tại thủ đô Cairo của Ai Cập. Đề xuất ngừng bắn được đưa ra tại các cuộc đàm phán này quy định thả 40 con tin Israel để đổi lấy 900 tù nhân Palestine theo một phần của kế hoạch 3 giai đoạn được các nhà hòa giải quốc tế thông qua.
Hamas đã bác bỏ đề xuất này, cho rằng phong trào này sẽ đưa ra kế hoạch riêng để chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột trong khu vực.
Theo đó, Hamas nêu rõ phong trào này tái khẳng định Israel phải tuân thủ các yêu cầu, gồm một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn; việc rút quân khỏi toàn bộ khỏi Dải Gaza; đưa những người phải sơ tán trở về nhà; tăng cường các hoạt động cứu trợ và viện trợ cũng như bắt đầu tiến hành công cuộc tái thiết vùng lãnh thổ ven Địa Trung Hải này.
Hamas cho biết họ cũng sẵn sàng "ký kết thỏa thuận trao đổi tù nhân nghiêm túc và thực sự giữa hai bên".
Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phản đối lệnh ngừng bắn vĩnh viễn và tuyên bố sẽ điều quân tới thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Xung đột Hamas - Israel: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza đạt 'tiến triển đáng kể' Ngày 4/3, đài truyền hình Al-Qahera News đưa tin các nhà hòa giải và phái đoàn của phong trào Hồi giáo Hamas đã đạt được "tiến triển đáng kể" hướng tới thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza, khi cuộc đàm phán ở thủ đô Cairo (Ai Cập) bước sang ngày thứ hai. Một tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích...