ối phó với trầm cảm – Bệnh dễ mắc trong mùa thi
Mặc dù bệnh trầm cảm có quanh năm, nhưng bệnh thường nặng thêm vào mùa hè – mùa thi của các sĩ tử do ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết không thuận lợi như nóng bức, nhiều tia tử ngoại, độ ẩm không khí cao…
Tỷ lệ trầm cảm ở học sinh lớp 12 khoảng 7% lứa tuổi đang chịu áp lực cao của việc học tập, thi cử.
Dấu hiệu nhận biết
Các triệu chứng của trầm cảm tương đối dễ nhận biết, các bậc phụ huynh nên chú ý đến các triệu chứng sau:
Mất ngủ: Bệnh nhân khó vào giấc ngủ (nghĩa là lên giường nằm hàng tiếng đồng hồ mà vẫn không ngủ được), khó giữ giấc ngủ (hay thức giấc giữa chừng) và thức dậy sớm rồi không ngủ lại được. Nếu một người có tổng thời gian ngủ giảm hơn so với lúc bình thường của họ trên 2 giờ thì được coi là mất ngủ.
Mệt mỏi vô cớ: Bệnh nhân luôn tỏ ra mệt mỏi, uể oải mà không có lý do gì rõ ràng. Khi nghỉ ngơi cũng không đỡ mệt. Lúc đầu họ thường mệt mỏi vào buổi sáng và đỡ mệt hơn vào buổi trưa, buổi chiều. Nhưng khi bệnh đã nặng thì bệnh nhân mệt mỏi suốt cả ngày. Do bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi nên họ hầu như mất khả năng học tập.
Mùa thi học sinh, sinh viên rất dễ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Chán ăn, sút cân: Bệnh nhân ăn mất ngon, chán ăn, ăn ít và sút cân. Nếu bệnh nhân sút trên 1kg/tháng mà không thực hiện chế độ ăn kiêng thì được coi là sút cân.
Vẻ mặt buồn rầu: Bệnh nhân trầm cảm có vẻ mặt ủ rũ, không thể hiện cảm xúc. Các nếp nhăn trên mặt giãn ra và mờ đi. Mặt của họ được ví với hình ảnh chiếc bánh đa nhúng nước.
Video đang HOT
Mất hầu hết các hứng thú và sở thích: Các sở thích vốn có trước đây của bệnh nhân hầu như không còn. Ví dụ, bệnh nhân không còn thích bóng đá, mua sắm, thời trang… những thứ mà trước đây các cháu rất thích.
Chú ý kém, trí nhớ kém: Bệnh nhân không thể chú ý vào một việc gì được quá vài phút, do vậy trí nhớ của bệnh nhân rất kém. Bệnh nhân luôn tỏ ra lơ đễnh cả lúc nghe giảng cũng như khi nói chuyện với người khác. Họ luôn bị kêu ca là bỏ đâu quên đấy. Do không chú ý và ghi nhớ được nên họ hầu như không học được gì.
Buồn rầu, chán nản, bi quan: Bệnh nhân luôn buồn bã không có lý do. Họ luôn tỏ ra chán nản với tình trạng hiện tại và bi quan về tương lai của mình. Các bệnh nhân này đều cho rằng mình kém cỏi so với bạn bè.
Hoạt động chậm chạp: Sự chậm chạp thể hiện cả trong lời nói và hành vi. Bệnh nhân nói ít, nói nhỏ, chậm, khó nghe. Các cử động của bệnh nhân như đi lại, làm việc, vệ sinh cá nhân đều chậm hơn rõ rệt so với trước đây. Có nhiều bệnh nhân không ít nói nhưng họ luôn than phiền về bệnh tật (mất ngủ, mệt mỏi, trí nhớ kém, đau đầu…).
Ý nghĩ về cái chết, ý định và hành vi tự sát: Lúc đầu các cháu cho rằng mình mất ngủ, mệt mỏi thế này thì chết mất. Dần dần, bệnh nhân cho rằng sẽ tốt hơn nếu bệnh nhân chết đi (để chấm dứt tình trạng đau khổ của bản thân, giảm gánh nặng cho gia đình và nhà trường). Cuối cùng, họ lên kế hoạch tự sát như chuẩn bị thuốc độc, mua dây thừng, viết thư từ biệt…
Nếu các bậc phụ huynh thấy con em mình có từ 5 dấu hiệu trên trở lên, kéo dài trong thời gian 2 tuần thì nên đưa ngay con em mình đến bác sĩ tâm thần để được khám và điều trị kịp thời.
Thái độ của gia đình
Trường hợp trầm cảm tái phát: Tái phát trầm cảm chủ yếu là do bệnh nhân bỏ điều trị bằng thuốc chống trầm cảm hoặc dùng liều thuốc quá thấp. Bố mẹ bệnh nhân cần giám sát việc uống thuốc của các cháu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Thật sai lầm khi nghĩ rằng mùa hè nóng nực, các cháu ôn thi vất vả thì nên giảm liều hoặc bỏ thuốc điều trị. Trái lại, do mùa hè nóng nực các bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng liều thuốc tăng chừng 30% so với các thời điểm khác trong năm.
Nếu bệnh diễn biến xấu (bệnh nhân có nhiều triệu chứng kể trên), cần đưa ngay bệnh nhân đi tái khám để được điều chỉnh đơn thuốc kịp thời. Đừng quên trầm cảm là một bệnh mạn tính, việc uống thuốc điều trị cho bệnh này cần kéo dài nhiều năm cho đến khi các cháu kết thúc quá trình học tập. Với khoảng 30% số bệnh nhân, họ sẽ phải điều trị bằng thuốc chống trầm cảm suốt đời. Các thuốc chống trầm cảm SSRI hầu như không gây độc hại gì cho tim, gan, thận, sinh dục… nên chúng ta có thể yên tâm cho bệnh nhân uống thuốc lâu dài.
Trường hợp lần đầu phát hiện bệnh: Khi phát hiện ra con em mình có dấu hiệu của bệnh trầm cảm, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến khám bác sĩ tâm thần. Chúng ta cũng không nên hoang mang vì thật ra chữa bệnh trầm cảm khá dễ và kết quả rất cao, ít tốn kém. Việc điều trị cần thực hiện càng sớm càng tốt, không nên chờ đến khi các cháu thi xong rồi mới chữa vì chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội chữa bệnh sớm cho bệnh nhân, hơn nữa, bệnh nhân có học hành gì được nữa đâu. Sau 1-2 tháng điều trị, đa số bệnh nhân phục hồi hoàn toàn. Lúc đó, chúng ta tiếp tục cho bệnh nhân uống thuốc theo đơn và kết hợp với việc học tập bình thường.
Một lần nữa tôi xin nhắc lại, bệnh trầm cảm ảnh hưởng rất nặng nề đến khả năng lao động và học tập của bệnh nhân. Đây là bệnh mạn tính, cần uống thuốc điều trị củng cố bằng thuốc chống trầm cảm trong nhiều năm kể cả khi bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn (bỏ thuốc đồng nghĩa với tái phát bệnh trầm cảm).
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cho sĩ tử trong mùa thi, các bậc phụ huynh và các sĩ tử cần có kế hoạch ôn thi khoa học, hợp lý, tránh tạo áp lực nặng nề lên tâm lý của cả các bậc phụ huynh và các em học sinh để kỳ thi đạt kết quả cao nhất.
Theo Đời Sống Pháp Luật
6 điều về chứng trầm cảm ở trẻ cha mẹ ít biết đến
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ rất khó nhận biết. Do đó, nhiều cha mẹ đã không chú ý đến những biểu hiện trầm cảm của con.
Bệnh thậm chí sẽ nguy hiểm hơn nếu cha mẹ không có những hiểu biết và đánh giá cần thận về bệnh. Vì thế, 6 điều ít được biết đến về trầm cảm ở trẻ dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh này.
1. Bệnh phổ biến hơn chúng ta nghĩ
Mọi người có suy nghĩ trầm cảm không phải là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng giờ đây nó đang ngày một phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là ở độ tuổi lên 5, 6. Bác sĩ Robert L. Hendren, cựu chủ tịch của Viện tâm thần học Trẻ em và Vị thành niên (AACAP) của Mỹ đã ước tính cứ 20 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em luôn cảm thấy chán nản. "Một cách khác dễ hiểu là trung bình mỗi lớp học sẽ có một trẻ mắc bệnh trầm cảm" - ông nhân mạnh.
Việc biết được khi nào một đứa trẻ bị trầm cảm không đơn giản chỉ thể hiện qua việc chúng không vui vẻ. "Nỗi buồn của người bình thường thì đến và đi khi liên quan đến một sự việc"- bác sĩ Hendren, giám đốc của Viện Tâm thần học Trẻ em và Vị thành niên tại Đại học California, San Francisco chia sẻ - "Còn với những trẻ trầm cảm, nỗi buồn giống như một đám mây đen luôn treo lơ lửng trên đầu các con, gây ra cảm giác u ám, khó chịu và không hứng thú."
Vì trầm cảm ở trẻ em không được cha mẹ chú ý đến nên nó có thể dễ dàng bị bỏ qua. Thậm chí nhiều bác sĩ tâm lý học phủ nhận trầm cảm bởi họ cảm thấy trẻ em còn quá ít tuổi cảm thấy chán nản. Do đố nhiều trường hợp không được chẩn đoán đúng cho đến tận bảy năm sau đó.
Bệnh nào đi chăng nữa cùng cần được đánh giá thực sự cẩn thận và điều trị thích hợp. Tin tốt hiện nay là chúng ta đã có những biện pháp có thể giúp hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên thoát khỏi căn bệnh này.
2. Trầm cảm có thể di truyền
Nhiều nghiên cứu cho thấy 25% trẻ có cha mẹ đã bị trầm cảm lâm sàng cũng sẽ bị trầm cảm theo. Nếu cả hai bố mẹ bị trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh ở trẻ tăng lên khoảng 75%. Các nhà khoa học tuy chưa tìm ra nguyên nhân chắc chắn cho điều này, nhưng một giả thuyết cho rằng những đứa trẻ này chịu một thương tổn di truyền, và càng trầm trọng thêm bởi môi trường áp lực. Nhưng nhớ rằng gen không phải là yếu tố quyết định vì ngay trong một gia đình đông con có một trẻ trầm cảm thì không phải lúc nào đứa trẻ kia cũng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.
3. Bị che lấp hoặc giống một căn bệnh khác
"Khoảng 40% trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm cũng có rối loạn lo âu như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và khoảng 1/4 thiếu sự chú ý như rối loạn tăng động (ADHD). Các chuyên gia không biết những chứng bệnh này liên quan đến nhau như thế nào, nhưng họ biết rằng khi những biểu hiện này cùng tồn tại, rất khó để điều trị từng bệnh một. Các triệu chứng có thể chồng chéo lên nhau, làm cho các triệu chứng khó xác định hơn, hoặc thuốc được kê sẽ không hiệu quả. Đó là lý do tại sao một số chuyên gia sức khỏe tâm thần cho rằng khi chẩn đoán trầm cảm ở trẻ phải đánh giá các rối loạn khác, và ngược lại.
4. Dễ bị kích thích có thể là một triệu chứng quan trọng
Sự khác biệt lớn nhất giữa các triệu chứng của người lớn và trẻ nhỏ là trong khi người lớn thường buồn bã và thu hẹp mình thì trẻ nhỏ dễ dàng cáu gắt hơn và có thể bùng phát bất hợp lý. Trẻ em có thể không nhận thấy chúng đang cảm thấy chán nản. Chúng không biết xác định cảm giác này như thế nào để bày tỏ qua lời nói.
5. Chẩn đoán và điều trị sớm là "chìa khóa" của thành công
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm không được điều trị kéo dài có thể thay đổi hình dạng của bộ não. Ví dụ, bộ não sẽ thu nhỏ vùng hải mã, nơi điều chỉnh cảm xúc. Và trầm cảm có thể sẽ tăng thêm trầm trọng nếu trẻ gặp các vấn đề trong trường học, lạm dụng thuốc, thậm chí hơn là tự làm tổn thương bản thân và tự tử khi không được giúp đỡ kịp thời. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ con mình bị trầm cảm, tốt hơn hết hãy đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
6. Các phương pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em phức tạp hơn so với người lớn
Các bác sĩ sử dụng cùng phương án điều trị cơ bản cho cả hai nhóm tuổi: người lớn và trẻ em. Những người tham gia phải thay đổi tất cả mọi thứ từ cách sống (tập thể dục nhiều hơn, ăn uống tốt hơn) tới các liệu pháp hành vi nhận thức, trong đó tập trung vào việc phát triển những cách thực tế, thiết thực nhằm đối phó với những suy nghĩ và phản ứng trầm cảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy không nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đáp ứng được với liệu pháp điều trj này. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của trầm cảm và thời gian bị bao lâu mà cần đến sự giúp đỡ cần thiết của thuốc tâm lý.
Theo Trí Thức Trẻ
Tránh nắng gắt mùa hè Vào mùa hè thời tiết nóng nực, mọi người từ già đến trẻ ai cũng muốn vùng vẫy trong làn nước biển, hồ bơi, sông suối cho thật thỏa thích để tránh nắng. Ánh nắng tuy tốt cho sức khỏe nhưng cũng có hại nếu lạm dụng. Ánh nắng mặt trời có nhiều loại tia. Tùy theo bước sóng, người ta chia ra...