Ôi, cái lão chồng hèn!
Đúng là bi kịch nếu ai đó vớ phải ông chồng chuyên “bám váy mẹ”.
Mệt mỏi vì chồng “bám váy”
Khi còn là người yêu của Quyết, Chi rất sợ mỗi khi gọi điện đến nhà anh. Vì gọi thể nào mẹ anh cũng là người nghe máy.
Và điều chắc chắn, chị sẽ bị tra khảo như “tù nhân” bằng hàng loạt câu hỏi khó chịu như: “Cháu hỏi thằng con bác có việc gì?”, “Cháu định rủ con trai bác đi đâu?”, “Mấy giờ thì về?”, “Bác thấy cháu rủ nó đi hơi bị nhiều đấy, con gái mà vô duyên thế”…
Chi khó chịu lắm, chị có cảm giác như mình là loại gái đầu đường xó chợ không bằng.
Chi và Quyết yêu nhau được 2 năm, hai người đã có công việc ổn định và đang rục rịch lên kế hoạch cho đám cưới. Mặc dù Quyết đã năm lần bảy lượt nói với mẹ nhưng mẹ anh chỉ cười xòa: “Mày còn trẻ, vợ con gì cho khổ chứ?”.
Bà cũng biết người con gái hay gọi đến nhà là người thương của con trai nhưng bà vẫn “dằn mặt”.
Chi biết, Quyết tuy 28 tuổi nhưng mẹ anh vẫn áp dụng kiểu quan tâm, chăm sóc như cho trẻ lên 3. Lần nào đi chơi cùng anh, chị đều mất hứng vì chứng kiến cảnh mẹ anh “dội bom” liên tục bằng các cuộc gọi điện giục về vì “sắp mưa đấy”, “con ăn gì? Đừng ăn ngoài đường, hại dạ dày?”…
Chị mệt mỏi với ông chồng hay “núp váy mẹ” như anh (Ảnh minh họa)
Trước lời cầu hôn ngọt ngào của Quyết, Chi gật đầu với suy nghĩ “sống với anh chứ có phải với mẹ anh đâu mà lo”…
Khi về làm dâu, Chi chán nản hết lần này đến lần khác.
Video đang HOT
Từ những việc nhỏ nhặt như mua giường tủ ở đâu, ti vi kê trên bàn hay treo tường, chăn ga gối màu gì… đều một tay mẹ anh sắp đặt.
Chi nhớ, bộ chăn ga gối khá đắt tiền mà bố mẹ tặng cho hai vợ chồng, ai cũng khen màu đẹp, nhã nhặn, sang trọng, chất tốt. Thì mẹ chồng ngày nào cũng dè bỉu: “Ai lại mua cái màu này bao giờ, màu chết chóc, xấu hoắc cần câu không à!”
Có lần chị đi công tác ở Singapore, chị mua về rất nhiều quần áo cho cả nhà. Mẹ chồng thì chê lấy chê để mọi thứ đồ của con dâu. Chê xong, mẹ quay sang anh hỏi: “Con công nhận không?”
Anh cũng gật gù: “À, vâng”.
Kể từ dạo ấy, chị tự nhủ: “Mặc xác cho mẹ con họ sắm đồ cho nhau”.
Việc bé đã vậy, việc lớn anh cũng chẳng có chính kiến. Mẹ anh nhiều khi ghét con dâu ra mặt, anh vẫn mặc kệ.
Sau khi sinh con, mọi chuyện còn phức tạp hơn. Mẹ đẻ mang đồ ăn sang tẩm bổ cho con thì mẹ chồng nói với chồng chị là không được như vậy, “mẹ chồng đã chết đâu mà nó nhờ mẹ đẻ thế?” Anh lại đem nguyên ca khúc đó ra “hát” với chị.
Chăm con thế nào, bà cũng nhảy ra tư vấn như bác sĩ. Khi con bé ho, chị định đưa đi khám thì bà nằng nặc đòi để… tự khỏi: “Hồi xưa có ai chết vì ho đâu? Để yên đó”, đến khi con ho dữ dội, sốt liên miên, bác sĩ bảo bị viêm phổi, chị mới thấy mình sai lầm khi nghe mẹ chồng…
Chi chán nản, đòi về nhà mẹ đẻ ở cho thoải mái, mẹ chồng cũng nhảy lên bảo: “Đi thì đi luôn đi, đừng về”.
Biết mẹ cũng quá đáng, Quyết nói thì mẹ anh bảo: “À, được vợ huấn luyện có khác, cãi rồi đây?”
Anh lại cúi gầm mặt, nhũn như con chi chi.
“Anh không bao giờ muốn gia đình căng thẳng” là lời giải thích của anh về sự ngoan ngoãn của mình. Nhưng Chi biết, chẳng qua vì chồng chị quá nhu nhược, không thể tách nổi cái bóng quá lớn của mẹ mình nên mới vậy. Chị thú nhận, sự yếu đuối của anh đang khiến tình yêu của chị “chết dần chết mòn”.
Mệt mỏi, anh đi sớm về khuya, nhưng nào có yên. Vợ bảo anh nhu nhược, bám váy mẹ. Mẹ mắng anh hèn, để vợ xỏ mũi… Không giải tỏa được bực bội nên cả hai người đàn bà luôn ở trạng thái cục cằn.
Chi nhìn mẹ chồng như kẻ thù phá hoại hạnh phúc của vợ chồng chị. Mẹ chồng nhìn con dâu như kẻ làm hại đời con cháu bà…
Cũng thương vợ, nhưng anh… sợ mẹ!
Bố mất khi anh Vũ còn nhỏ, nhà chỉ có hai mẹ con. Xưa nay, với mẹ – anh là số 1. “Vì vậy, hãy giúp anh nhé, nếu mẹ có gì hơi quá thì em bỏ qua, hoặc nói với anh để anh tâm sự với mẹ”, lời anh Vũ nói khiến Trinh cảm động vô cùng trước tấm chân tình của người con trai có hiếu này.
Tuy nhiên chị vẫn ngần ngại. Không phải anh không tốt, ngược lại, chị thấy ở anh đầy đủ phẩm chất để làm người đàn ông tốt, người bố mẫu mực…
Vũ chọn Trinh cũng vì lẽ thấy chị hiền lành, chăm chỉ, hiếu thảo, biết điều. Nói chung, ở thời buổi này, tìm được người con gái sống như Trinh không phải dễ…
Ngày về làm dâu, chị luôn tìm cách lấy lòng mẹ chồng. Nhưng bà Phúc vẫn tỏ ta thờ ơ, dửng dưng, coi chị như người ngoài.
Sau bữa ăn, anh toàn theo gót mẹ lên trên phòng để xem phim cùng, đấm lưng cho mẹ. Bởi chỉ cần anh lăng xăng giúp vợ dọn dẹp dưới bếp thì thể nào bà Phúc cũng chì chiết con dâu.
Trinh được mẹ chồng giao hoàn toàn trọng trách trông nom, cơm nước nhà cửa. Tuy làm trong công ty nước ngoài, công việc ngập đầu ngập cổ nhưng chị vẫn sấp ngửa về nhà đi chợ búa, cơm nước. Một thời gian sau, chị xanh xao, mệt mỏi…
Anh yêu và muốn giúp vợ nhưng mẹ anh luôn đi sát, canh chừng con trai, không cho anh động vào bất cứ “việc đàn bà” nào.
Tuy chị đi chợ 100% nhưng hàng tháng anh vẫn giữ nguyên nếp ăn ở trước, đưa gần như toàn bộ số lương của mình cho mẹ “Trước anh vẫn làm thế, mẹ cũng chỉ giữ hộ thôi mà”.
“Mang tiếng vợ chồng trẻ, lương cao, mà tháng nào hết veo tháng ấy, chả dành dụm được bao nhiêu”, chị chán nản…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Giá trị của ràng buộc
Bắt đầu chỉ là những cuộc cà phê bí mật và rồi sau đó là một cuộc tình bí mật. Chúng tôi đã tạo ra hàng trăm bí mật để rồi nhận ra rằng chính chúng tôi cũng là những bí mật đối với nhau.
Chúng tôi tưởng như đã biết rõ về nhau lắm rồi bởi chúng tôi là đồng nghiệp. Tôi biết rõ chuyện gia đình nhà anh và anh cũng biết rõ chuyện gia đình nhà tôi. Vợ anh học thức vừa phải nên cư xử cũng vô cùng kém. Chồng tôi học hết lớp 10 ra đi làm thợ nên cũng chẳng có nhiều kiến thức để sẻ chia với tôi.
Đó là lý do mà tôi với anh hay đi cà phê với nhau để... kể chuyện chán vợ, chán chồng. Ban đầu chỉ là những cuộc cà phê bí mật bởi chúng tôi đều là những người đã có gia đình cũng như lại không muốn cơ quan dị nghị. Sự đồng cảm khiến chúng tôi chia sẻ được với nhau nhiều hơn. Từ chia sẻ đến việc gửi gắm cũng chẳng xa xôi mấy.
Vài hoàn cảnh đặc biệt, trong những khung cảnh lãng mạn nên thơ, chúng tôi đã đi quá giới hạn lúc nào không hay. Nhưng cả hai đều nhắc nhau là gìn giữ gia đình. Dù sứt méo thì đó cũng là gia đình. Nếu không có điều ta muốn, hãy muốn điều ta có. Cả hai hoàn toàn happy với nhau. Không ràng buộc. Thậm chí liên hoan cuối năm với cơ quan, tôi còn đánh bạo rủ vợ chồng anh ra một góc nói chuyện. Rồi tết nhất, tôi với chồng mình còn qua nhà anh chơi. Nói chung là mọi thứ đều vô cùng rành mạch. Thậm chí phấn khích vì cả hai đều thấy mình qua mặt được mọi người. Chúng tôi tạo ra một mối quan hệ siêu liên kết dối trá. Cứ ngỡ rằng mối quan hệ này sẽ mãi mãi như vậy cho đến khi tôi tình cờ phát hiện ra chồng mình có bồ bên ngoài.
Nhưng càng lao vào anh thì tôi càng cảm thấy hoảng hốt và hoang mang. (Ảnh minh họa)
Và cũng lúc đó, anh phát hiện ra vợ anh cũng có nhân tình. Cả hai chúng tôi đều choáng váng. Anh kiên quyết đòi ly dị vợ nhưng tôi thì không đủ can đảm để ly dị chồng mình. Chúng tôi đã trải qua quãng thời gian đến tận cùng trong đau khổ. Ngày anh cầm giấy chứng nhận ly hôn thì cũng là ngày chồng tôi quyết định dọn vào Nam sinh sống cùng cô bồ của anh ta.
Sự tự do của cả hai chỉ khiến cho chúng tôi điên cuồng lao vào nhau. Nhưng càng lao vào anh thì tôi càng cảm thấy hoảng hốt, chếnh choáng và hoang mang. Tôi cứ ngỡ mình đã vô cùng hiểu anh vậy mà hóa ra tôi vẫn mù tịt. Như việc anh lười biếng dọn nhà đến việc anh quá gia trưởng một cách vô lý. Và tôi cũng nhận ra rằng anh chưa bao giờ hiểu tôi. Dường như anh chỉ tìm hiểu về điểm G của tôi, về tư thế tôi có thể đạt đỉnh hay những bộ đồ lót của tôi. Ngay cả việc tôi thích ăn những món gì anh cũng không hề hay biết.
Càng gần anh, tôi càng cảm thấy nhớ và tiếc chồng cũ của mình. Có lẽ anh cũng vậy. Thế nên cũng chỉ sau 1 năm, anh quyết định quay trở lại với vợ cũ. Họ đi đăng ký kết hôn trở lại. Còn tôi, dù đã phát hiện ra mình còn yêu chồng cũ thì cũng đã không thể kéo anh ta về được nữa. Ngày anh tổ chức cưới lại lần hai, tôi đã không đến dự. Mối quan hệ của tôi và anh cũng theo đó mà tắt bóng. Không còn gặp nhau nữa. Anh cũng xin chuyển công tác và tôi thì cũng rời khỏi cơ quan.
Bây giờ, khi đang chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân mới, tôi vẫn thi thoảng nhớ lại mối quan hệ cũ không ràng buộc này. Để nhận ra rằng thực sự trong cuộc sống, những mối quan hệ không ràng buộc đều chết yếu. Bởi làm gì có mối quan hệ nào mà không phải có ít nhiều sự ràng buộc. Bởi bản thân sự ràng buộc cũng mang giá trị để thấu hiểu nhau. Bằng không có sự ràng buộc ấy, chúng ta, xét cho cùng cũng chỉ là để giải quyết sinh lý giùm nhau mà thôi...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Em sẽ không khóc nữa Khi yêu anh em đã quá yếu đuối. Em lo sợ sẽ mất anh. Nếu chuyện đó xảy ra em không biết em sẽ như thế nào nữa. Em muốn nhắn với người iu của em rằng: "em yêu anh nhiều lắm! Đã bao đêm rồi em không thể yên giấc chỉ vì anh! Em đã khóc, khóc thật nhiều! vì không được...