OHCHR lo ngại xung đột Trung Đông leo lên ‘nấc thang’ mới
Ngày 23/9, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo Israel đã phá hủy hàng nghìn tên lửa và rocket nhắm vào các thành phố của Israel khi máy bay chiến đấu của Israel ném bom Liban, khiến ít nhất 182 người thiệt mạng.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống Qantara, Liban ngày 22/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp đánh giá an ninh đầu tiên tại Trung tâm chỉ huy Không quân ở căn cứ quân sự Kirya tại Tel Aviv, ông Netanyahu cho biết các cuộc không kích đang “làm thay đổi cán cân quyền lực” giữa Israel và Hezbollah.
Kể từ sáng 23/9, Israel đã tiến hành ba đợt không kích, nhắm vào hơn 300 địa điểm tại Liban. Quân đội Israel cũng kêu gọi người dân sơ tán khỏi các khu vực gần cứ điểm của Hezbollah, tuyên bố các cuộc không kích quy mô lớn này nhắm vào các tòa nhà dân sự nơi Hezbollah được cho là cất giấu tên lửa.
Cũng vào chiều 23/9, Hezbollah đã trả đũa bằng cách bắn tên lửa vào các khu vực gần Haifa và Thung lũng Jezreel, nhắm vào các khu vực ở miền Bắc Israel trong ngày thứ hai liên tiếp.
Video đang HOT
Dịch vụ cứu hộ Magen David Adom của Israel báo cáo không có thương vong nào trong cuộc tấn công mới nhất, nhưng vào sáng sớm, 5 người đã bị thương. Không có trường hợp tử vong nào được báo cáo ở phía Israel.
Cùng ngày, Phong trào Hamas đã lên án các cuộc không kích của Israel vào miền Nam Liban và tái khẳng định tình đoàn kết với “những người anh em” Hezbollah.
Trong khi đó, người phát ngôn Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc ( OHCHR) Ravina Shamdasani đã lên tiếng báo động về tình trạng bạo lực leo thang giữa Israel và Hezbollah ở Liban, cảnh báo rằng các hành động đang đẩy xung đột Trung Đông lên một “nấc thang” mới.
Sau gần một năm giao tranh qua lại giữa lực lượng Hezbollah và Israel tại khu vực biên giới Liban, các cuộc không kích kể từ cuối tuần qua là những cuộc tấn công dữ dội nhất kể từ khi xung đột giữa Israel và Hamas bùng nổ ở Dải Gaza vào ngày 7/10.
Mỹ lạc quan về triển vọng thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông
Ngày 16/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông đang "gần hơn bao giờ hết".
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Phát biểu tại một sự kiện ở Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, Tổng thống Biden nhận định dù chưa đạt được thỏa thuận, xong tiến triển hiện nay là rất tích cực. Trên mạng xã hội, Tổng thống Biden cũng kêu gọi các bên tại Trung Đông không nên làm suy yếu các nỗ lực đạt được thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin.
Sau 2 ngày đàm phán tại Doha, Mỹ với sự hỗ trợ của Ai Cập và Qatar đã trình một đề xuất ngừng bắn nhằm "thu hẹp khoảng cách còn lại" giữa Israel và Hamas. Trong tuyên bố chung, Mỹ, Ai Cập và Qatar nhấn mạnh đề xuất dựa trên các điểm đạt được trong tuần qua, được đưa ra nhằm thu hẹp khoảng cách để tạo điều kiện cho việc thực hiện nhanh chóng thỏa thuận ngừng bắn.
Một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ nhận định các cuộc đàm phán tại Doha là cuộc thương lượng hiệu quả nhất trong nhiều tháng. Thỏa thuận do Mỹ đưa ra đã giúp thu hẹp phần lớn bất đồng giữa các bên. Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ tới Israel trong ngày 17/8 nhằm thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao hướng đến một thỏa thuận ngừng bắn, thả con tin dựa trên đề xuất của Mỹ và sự ủng hộ của Ai Cập và Qatar.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, phong trào Hamas cho rằng tiến trình đàm phán chưa tiến triển, việc Israel đưa ra các điều kiện mới làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán đang diễn ra hiện nay.
Báo The National News của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) dẫn lời ông Walid Kilani, người phát ngôn của Hamas tại Liban, nêu rõ thông tin từ các cuộc đàm phán không đáp ứng được nguyện vọng của người dân Palestine, cũng như không phản ánh những gì đã được thỏa thuận vào tháng 7. Mặc dù Hamas hoan nghênh kế hoạch ngừng bắn do Tổng tống Biden đề xuất, song ông Kilani cáo buộc Israel áp đặt thêm các điều kiện, cản trở các nỗ lực đạt được giải pháp.
Về phần mình, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mong muốn các nhà đàm phán quốc tế sẽ gây sức ép để Hamas chấp nhận các nguyên tắc được đưa ra vào ngày 27/5.
Liên quan diễn biến thực địa, Kan TV - kênh truyền hình nhà nước Israel dẫn các nguồn tin an ninh cấp cao cho biết nhìn chung, các hoạt động quân sự của quân đội Israel tại Gaza đã kết thúc. Các quan chức quốc phòng Israel tin rằng đây là thời điểm khởi động thỏa thuận thả con tin, bởi các đơn vị chiến đấu của Hamas đã tan rã.
Về tình hình nhân đạo, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) nhận định việc Israel tiến hành sơ tán đối với Deir al Balah và Khan Younis đã thu hẹp diện tích khu vực nhân đạo xuống chỉ bằng 11% của Gaza.
Lệnh sơ tán này ảnh hưởng đến 120 khu tạm trú, nơi nương náu của 170.000 người dân phải di tản cho chiến sự. Theo OCHA, người dân đang phải nhanh chóng sơ tán mà không biết đi đâu, trong lúc nguy hiểm rình rập khắp nơi. Lệnh sơ tán này cũng ảnh hưởng đến các cơ sở nhân đạo, trong đó có nhà kho của Chương trình Lương thực thế giới. Trước đó, việc thiếu trầm trọng các kho lưu trữ nguồn cung nhân đạo đã gây khó khăn cho công tác tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ.
Tổng thống Palestine tới Qatar thảo luận về nỗ lực ngừng bắn Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã đến thủ đô Doha ngày 11/2, để thảo luận với Quốc vương Qatar, Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza. Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống Gaza ngày 4/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN Hãng thông tấn WAFA của Palestine đưa tin ông...