OECD: Không có thỏa thuận toàn cầu đánh thuế các công ty công nghệ đa quốc gia
Thỏa thuận đánh thuế các công ty nghệ đa quốc gia mà 137 nước trên thế giới đang nỗ lực đạt được, sẽ không thể “ra đời” trong năm 2020 này.
Biểu tượng của Facebook, Google và Twitter trên màn hình máy tính bảng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Người đứng đầu cơ quan chính sách thuế của OECD, Pascal Saint-Amans đã công bố thông tin trên trong bối cảnh chính phủ nhiều nước đang chịu nhiều sức ép từ công chúng đòi có đối sách đối với các chiến lược tránh thuế của các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Google, Amazon, Facebook và Apple.
Trong thông báo ngày 12/10, ông Pascal Saint-Amans cho biết các bên gần như đã thống nhất các ý kiến xây dựng thỏa thuận, song cho đến nay vẫn chưa hình thành văn kiện cụ thể. OECD hy vọng sẽ hoàn tất một văn bản dự thảo đề xuất thuế trong năm 2021. Nguyên nhân một phần là do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã làm trì hoãn tiến trình này. Ngoài ra, ông thừa nhận nỗ lực xây dựng thỏa thuận này còn vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía Mỹ, trong khi đó tiến trình thương lượng kéo dài suốt 2 năm qua về cách thức nhằm đảm bảo các “đại gia” công nghệ phải chi trả mức thuế công bằng tại các nước nơi mà công ty hoạt động, kể cả trường hợp trụ sở công ty không đặt tại đó. Hiện các công ty công nghệ của Mỹ gồm Google, Amazon, Facebook và Apple đang bị cáo buộc thu lợi tại nhiều nước có mức thuế thấp.
Video đang HOT
Việc không được được một thỏa thuận xây dựng quy định thuế toàn cầu đối với các công ty công nghệ đa quốc gia có thể khiến một số nước tự thúc đẩy chính sách thuế quan đơn lẻ đối với các công ty này. Mới đây nhất ngày 11/10, Indonesia đã yêu cầu 8 công ty, trong có Microsoft và Alibaba Cloud – một công ty con của Alibaba, phải trả 10% thuế giá trị gia tăng (VAT).
Một số nước châu Âu như Pháp và Anh cũng đã thông báo chính sách thuế của riêng các nước khi không có thỏa thuận toàn cầu đánh thuế các công ty công nghệ đa quốc gia.
Thái Lan dọa kiện mạng xã hội
Thái Lan yêu cầu các mạng xã hội xóa những bài đăng chỉ trích chế độ quân chủ, nếu không sẽ đối mặt hành động pháp lý.
Bộ trưởng Kinh tế Kỹ thuật số Thái Lan Buddhipongse Punnakanta hôm qua lệnh cho các cơ quan chức năng xác định các thông tin "không phù hợp" và chọn ra 114 bài viết chủ yếu được đăng trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube, có thể vi phạm Đạo luật Tội phạm Máy tính.
"Tất cả bằng chứng sẽ được thu thập và nộp cho tòa án vào ngày mai", ông Buddhipongse đăng Facebook tối 12/8. "Một khi tòa án ra lệnh, phán quyết sẽ được chuyển đến ba nền tảng mạng xã hội nói trên. Nếu trong vòng 15 ngày, các tài khoản không bị đóng hoặc các bài đăng không bị xóa, chúng tôi sẽ ngay lập tức thực hiện các hành động pháp lý".
Facebook, Twitter và Google (chủ sở hữu YouTube) chưa bình luận về cảnh báo của chính phủ Thái Lan.
Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn và Hoàng hậu Suthida. Ảnh: Reuters.
Chuyên gia Anon Chawalawan thuộc tổ chức tư vấn pháp lý iLaw cho biết chính phủ Thái Lan từng tìm kiếm sự hợp tác với Facebook để xóa các bài đăng bị cho là xúc phạm chế độ quân chủ. Tuy nhiên, hành động pháp lý trước đây thường nhắm vào người dùng hơn là nền tảng mạng xã hội.
"Facebook là nhà cung cấp dịch vụ nên họ có thể xem xét các yêu cầu của chính phủ phù hợp với các nguyên tắc quốc tế về nội dung bị coi là thù hằn hoặc kích động bạo lực", Anon nói. "Có thể do nội dung chính trị hiện tại ở cấp độ cao hơn nên chính phủ đe dọa hành động pháp lý chống lại các công ty mạng xã hội, dù có thể có hậu quả liên quan đến các quy định về doanh nghiệp quốc tế".
Theo luật, tiền phạt khi vi phạm luật này tối đa là 200.000 baht (6.440 USD) và tiền phạt hàng ngày không quá 5.000 baht (161 USD) cho mỗi bài đăng, ông cho hay.
Thái Lan ban hành luật khi quân, cấm xúc phạm hoặc nói xấu nhà vua, hoàng gia. Người vi phạm có thể bị phạt tù tới 15 năm.
Động thái của chính phủ Thái Lan diễn ra khi hàng nghìn sinh viên Thái Lan biểu tình đòi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức và kêu gọi cải cách chế độ quân chủ. Đây là đoàn biểu tình thứ ba phá vỡ điều cấm kỵ hàng thập kỷ qua ở nước này khi thách thức vai trò và quyền lực của hoàng gia.
Hoài nghi về lý do TikTok rút khỏi Hong Kong Việc TikTok rút khỏi Hong Kong có thể nhằm thoát khỏi yêu cầu kiểm duyệt của Trung Quốc, dù ứng dụng này bị nghi ngờ ủng hộ Bắc Kinh. Phát ngôn viên của TikTok, ứng dụng thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance, hôm nay cho biết họ sẽ gỡ ứng dụng video nổi tiếng này khỏi Hong Kong trong những...