OECD dự báo Nga và Đức rơi vào suy thoái khi triển vọng kinh tế toàn cầu u ám
Đức, cường quốc công nghiệp của EU, dự kiến rơi vào suy thoái vào năm tới, trong khi Nga là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
OECD đã đưa ra dự báo ảm đạm về triển vọng kinh tế châu Âu và thế giới. Ảnh: EP
Theo dự báo mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, hóa đơn năng lượng tăng vọt và lạm phát kỷ lục đã khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn, gây ra một “giai đoạn tăng trưởng chậm” kéo dài.
Đức, nền kinh tế số 1 EU, dự kiến rơi vào suy thoái vào năm tới. “Triển vọng tăng trưởng toàn cầu đã trở nên u ám”, OECD cho biết trong một báo cáo có tiêu đề “Trả giá vì xung đột” được công bố vào đầu tuần này.
Báo cáo của OECD đưa ra một bức tranh ảm đạm về nền kinh tế thế giới: niềm tin kinh doanh, thu nhập thực tế và chi tiêu hộ gia đình đều giảm mạnh trong khi chi phí nhiên liệu, thực phẩm và giao thông tăng mạnh. Lạm phát đã twang vọt, mặc dù sẽ giảm dần trong suốt năm 2023, nhưng vẫn ở mức đặc biệt cao, do các điều kiện tài chính thắt chặt hơn khi lãi suất tăng mạnh gây tác động.
Đối với châu Âu, dự báo đặc biệt u ám trong trường hợp mùa Đông lạnh hơn bình thường: kho chứa khí đốt sẽ cạn kiệt và giá năng lượng tăng cao, gây ra tình trạng thiếu hụt và tê liệt công nghiệp. “Điều này sẽ đẩy nhiều quốc gia vào cuộc suy thoái cả năm vào năm 2023″, OECD lưu ý trong trường hợp mùa Đông khắc nghiệt và thực hiện cắt giảm khí đốt.
Tổ chức này cũng cảnh báo về khả năng các lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga, một trong những nguồn thu hàng đầu của Moskva có thể gây ra “nhiều xáo trộn hơn dự đoán”.
Lệnh cấm vận trên toàn EU sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, khiến khoảng hai triệu thùng các sản phẩm thô và tinh chế của Nga bị loại khỏi thị trường mỗi ngày. Nếu Nga không thể định tuyến lại các nguồn cung cấp này cho các khu vực khác, giá quốc tế sẽ tăng cao, gây thêm áp lực lên các chuỗi cung ứng năng lượng vốn đã biến động.
Video đang HOT
“Nền kinh tế toàn cầu đã mất đà trong năm nay. Sau khi phản ứng mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19, việc trở lại tình trạng kinh tế bình thường hơn dường như là điều có thể xảy ra trước cuộc xung đột Nga – Ukraine”, báo cáo lưu ý.
Nga và Đức rơi vào suy thoái
Trong số tất cả các quốc gia được phân tích trong báo cáo, cho đến nay, Nga là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất: Moskva bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây, dự kiến sẽ giảm 5,5% GDP vào năm 2022 và 4,5% vào năm 2023.
Trong khi đó, Đức sẽ kết thúc năm nay với mức tăng trưởng 1,2% nhưng sẽ giảm xuống còn 0,7% trong năm tới. Những lo ngại về suy thoái đang xuất hiện trên khắp nước Đức, nơi cho đến đầu năm nay vẫn là một khách hàng tiêu thụ lớn khí đốt của Nga và hiện đang phải tranh giành để tìm các nhà cung cấp thay thế.
Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) cho biết vào tuần trước: “Các dấu hiệu suy thoái đối với nền kinh tế Đức đang tăng nhanh”. Suy thoái được định nghĩa là GDP hai quý suy giảm liên tiếp.
Thiếu nguồn cung năng lượng đang tác động mạnh đến triển vọng kinh tế của châu Âu. Ảnh: RT
Các nền kinh tế châu Âu khác nằm trong nghiên cứu của OECD có triển vọng khả quan hơn một chút. Pháp, Italy và Tây Ban Nha sẽ có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn vào năm 2023, lần lượt là 0,6%, 0,4% và 1,5%, có nghĩa là họ có thể rơi vào suy thoái tại một thời điểm nhưng vẫn kết thúc năm với mức tăng trưởng dương vừa phải.
Khu vực đồng euro được dự báo sẽ tăng trưởng 3,1% vào năm 2022 và 0,3% vào năm 2023. Lạm phát sẽ ở trung bình 6,2% trong năm tới, gấp ba lần mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu đề ra.
Những ước tính bi quan này có thể xấu đi nếu cuộc khủng hoảng năng lượng diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn. “Sự không chắc chắn vẫn ở mức cao. Tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng hơn, đặc biệt là khí đốt, có thể làm giảm tăng trưởng ở châu Âu thêm 1,25 điểm phần trăm vào năm 2023″, OECD cho biết.
Ngoài khối, OECD dự kiến Mỹ tăng trưởng 0,5% vào năm tới, trong khi Anh sẽ là 0%. Nhật Bản, Canada, Argentina, Brazil, Nam Phi và Mexico đều sẽ có tỷ lệ giới hạn, dưới mốc 2%.
Trung Quốc, một động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới đang theo đuổi chính sách zero-COVID, sẽ tăng trưởng 3,2% vào năm 2022 và sau đó tăng tốc lên 4,7% vào năm 2023.
Mặt khác, Saudi Arabia dường như đang có sự bùng nổ kinh tế, “được thúc đẩy bởi giá năng lượng cao”. Quốc gia giàu dầu mỏ này ước tính sẽ tăng gần 10% trong năm nay và 6% trong năm tới.
Nhìn chung, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3% vào năm 2022 và 2,2% vào năm 2023, một mức điều chỉnh giảm so với ước tính trước đó của OECD.
Kinh tế Đức nhận thêm thông tin đáng lo ngại
Lạm phát gia tăng và chi phí năng lượng cao đã khiến tâm lý người tiêu dùng Đức giảm mạnh, trong khi ít có dấu hiệu nào cho thấy lạm phát sẽ sớm "hạ nhiệt".
Khách hàng mua sắm tại một siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn kết quả thăm dò do Công ty nghiên cứu thị trường GfK có trụ sở tại Nuremberg (Đức) tiến hành cho thấy, cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng và tỷ lệ lạm phát cao đang ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng Đức.
Theo số liệu mới nhất của GfK, chỉ số tâm lý người tiêu dùng trong tháng 9/2022 đã giảm 22,4 điểm xuống -67,7 điểm, mức thấp nhất từng được thống kê kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận trên toàn nước Đức vào năm 1991. GfK dự báo tâm lý người tiêu dùng trong tháng 10/2022 tiếp tục giảm.
Chuyên gia tiêu dùng của GfK giải thích: "Tỷ lệ lạm phát cao gần 8% hiện nay đang khiến người tiêu dùng thiệt hại một phần lớn thu nhập thực tế của họ và do đó làm giảm đáng kể sức mua".
Hiện nhiều hộ gia đình buộc phải chi nhiều tiền hơn cho năng lượng hoặc phải dành riêng một khoản đáng kể cho các hóa đơn sưởi ấm, qua đó cắt giảm chi tiêu cho những khoản khác. Chuyên gia của GfK chỉ ra rằng đây chính là nguyên nhân khiến tâm lý người tiêu dùng giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục mới.
Các chuyên gia nghiên cứu thị trường cho hay chưa thể dự đoán khi nào lạm phát tại Đức sẽ cải thiện. Người tiêu dùng Đức sẽ vẫn phải đối mặt với khó khăn trong chi tiêu vào những tháng tới.
GfK cũng cho rằng xu hướng tiêu cực trong chi tiêu của người tiêu dùng sẽ càng khiến nền kinh tế Đức dễ rơi vào suy thoái. Dự báo kinh tế tiếp tục xu hướng đi xuống trong tháng 9/2022 với chỉ số giảm 4,3 điểm xuống -21,9 điểm, mức thấp nhất được ghi nhận kể từ thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế chạm đáy vào tháng 5/2009 với mức ghi nhận là -26 điểm.
Không chỉ niềm tin người tiêu dùng giảm, môi trường kinh doanh của Đức cũng xấu đi đáng kể trong tháng 9/2022. Đó là dấu hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế hàng đầu của châu Âu đang rơi vào một cuộc suy thoái, giữa lúc nước này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Theo một khảo sát do Viện nghiên cứu kinh tế Đức (Ifo) thực hiện với sự tham gia của 9.000 công ty, lòng tin của giới kinh doanh trong tháng 9/2022 đã giảm 4,3 điểm xuống còn 84,3 điểm so với tháng trước. Đây là tháng thứ tư chỉ số này giảm liên tiếp và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020. Sự suy giảm niềm tin này diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế, từ sản xuất đến lĩnh vực dịch vụ.
Chủ tịch Ifo Clemens Fuest nhận định nền kinh tế Đức đang rơi vào suy thoái và những dự báo bi quan trong những tháng tới ngày một gia tăng. Nhà phân tích Carsten Brzeski của ngân hàng ING cũng nhận định suy thoái kinh tế ở Đức hiện nay là "không thể tránh khỏi" khi mà lạm phát cao, giá năng lượng tăng, những đứt gãy trong chuỗi cung ứng đang diễn ra và nhu cầu toàn cầu suy yếu.
Pháp dự báo tăng trưởng kinh tế yếu trong năm sau do khủng hoảng năng lượng Pháp dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại đáng kể vào năm tới, trong bối cảnh lo ngại về nguy cơ suy thoái ngày càng lớn ở nước láng giềng Đức và châu Âu sau những tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire trong một chuyến làm...