OECD cảnh báo nguy cơ AI tạo sinh làm gia tăng bất bình đẳng
Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( OECD), trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh sẽ tác động khác nhau đến thị trường việc làm địa phương ở các nước thành viên, làm trầm trọng thêm khoảng cách thu nhập và năng suất giữa thành thị và nông thôn hiện nay, cũng như khoảng cách số giữa các khu vực.
Robot trí tuệ nhân tạo vẽ tranh tại Hội nghị Cấp cao Toàn cầu về Những Triển vọng Tốt đẹp từ AI, ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 30/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Báo cáo “Tạo việc làm và Phát triển kinh tế địa phương năm 2024″ lưu ý sau 1 thập kỷ tăng trưởng việc làm, hơn 1/2 số khu vực OECD đạt tỷ lệ việc làm trên 70% vào năm 2023, với nhiều phụ nữ tham gia lực lượng lao động hơn, thu hẹp khoảng cách giới tính trong lực lượng lao động tại 84% số nước thành viên.
Tuy nhiên, bùng nổ việc làm cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt và tạo khoảng cách lao động theo khu vực, đặc biệt là ở các khu vực đô thị đông dân như Lombardy (Italy) và Hamburg (Đức), cũng như ở các khu vực đang phải vật lộn với tình trạng suy giảm dân số và già hóa.
Video đang HOT
Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cảnh báo mặc dù AI có tiềm năng giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động và thúc đẩy năng suất, song có thể làm trầm trọng thêm khoảng cách số tùy theo khu vực. Đơn cử ở các khu vực thành thị như Stockholm (Thụy Điển) và Prague (CH Séc), khoảng 45% số người lao động có công việc tiếp xúc với AI tạo sinh, trong khi con số này ở các vùng nông thôn như Cauca (Colombia) chỉ là 13%.
Theo báo cáo, các khu vực trước đây được coi là có nguy cơ tự động hóa tương đối thấp hiện nằm trong số những khu vực tiếp cận nhiều nhất với AI.
Theo ông Cormann, để tận dụng tối đa lợi ích của AI, các nhà hoạch định chính sách cần tập trung vào cơ sở hạ tầng số, cải thiện khả năng hiểu biết về số và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đảm bảo rằng lợi thế của AI tiếp cận được tất cả các khu vực, đồng thời giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt kỹ năng tại địa phương.
Hội nghị thượng đỉnh G20 ra tuyên bố chung giữa bối cảnh địa chính trị phân hóa
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil) trong hai ngày 18-19/11 đã quy tụ các nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới, bàn về những thách thức toàn cầu.
Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rio De Janeiro, Brazil, ngày 18/11/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Mặc dù hội nghị bị chi phối bởi sự phân hóa rõ rệt trong các vấn đề địa chính trị nhưng các nhà lãnh đạo vẫn đạt được một số thỏa thuận quan trọng, bao gồm việc tăng thuế đối với giới siêu giàu, hỗ trợ tài chính cho biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Dải Gaza và Ukraine.
Một trong những kết quả nổi bật của hội nghị là cam kết hợp tác để đảm bảo rằng những người siêu giàu, đặc biệt là các tỷ phú, sẽ bị đán.h thuế công bằng hơn. Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo G20 khẳng định sẽ xây dựng các cơ chế chống "lách thuế" hiệu quả và thúc đẩy việc thu thuế đối với những người có tài sản lớn. Đây là một động thái quan trọng, phản ánh xu hướng toàn cầu nhằm giảm bất bình đẳng và tái phân phối tài nguyên. Tổng thống nước chủ nhà Brazil Luiz Inacio Lula da Silva - người đã đưa vấn đề này lên ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của G20 - cho biết sự bất bình đẳng tài chính hiện nay không phải là kết quả của thiếu thốn, mà là do những quyết định chính trị không công bằng. Tuyên bố này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức chống đói nghèo như Oxfam, mặc dù cũng có sự phản đối từ một số lãnh đạo như Tổng thống Argentina Javier Milei, người phản đối các chính sách can thiệp quá mức.
Vấn đề biến đổi khí hậu cũng là một điểm nóng tại hội nghị G20 lần này, dù các nhà lãnh đạo chưa thể đưa ra cam kết rõ ràng về tài trợ cho các quốc gia đang phát triển nhằm tăng khả năng ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Tuyên bố chung của G20 ghi nhận nguồn tài chính cần thiết sẽ đến từ "tất cả các nguồn lực" nhưng không nêu rõ cách thức phân bổ nguồn tiề.n. Trong khi đó, các cuộc đàm phán tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Azerbaijan về tài trợ khí hậu vẫn đang bế tắc, do bất đồng giữa các quốc gia phát triển và các nền kinh tế mới nổi về nguồn đóng góp tài chính và mức độ đóng góp. Ngoài tài chính khí hậu, G20 cũng kêu gọi giảm dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả , song không đề cập đến việc chấm dứt hoàn toàn sử dụng loại nhiên liệu này.
Cuộc khủng hoảng tại Dải Gaza và xung đột ở Ukraine cũng được nhắc đến trong tuyên bố chung của G20, với cam kết mạnh mẽ về việc thúc đẩy ngừng bắ.n và bảo vệ dân thường.
G20 bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình nhân đạo thảm khốc tại Gaza và kêu gọi các cuộc ngừng bắ.n toàn diện tại cả Gaza và Liban.
Liên quan tình hình Ukraine, các nhà lãnh đạo G20 bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến những đau khổ mà cuộc xung đột này gây ra, đồng thời kêu gọi các sáng kiến hòa bình mang tính xây dựng để đạt được một giải pháp công bằng, bền vững, phù hợp với nguyên tắc của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là trong G20 cũng có những quan điểm chia rẽ về vấn đề Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine, trong khi một số lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Đức Olaf Scholz phản đối hướng đi này.
Hội nghị G20 năm nay diễn ra trong bối cảnh có nhiều căng thẳng địa chính trị. Sự chia rẽ giữa các nước phương Tây và các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, đã đang làm thay đổi trật tự thế giới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh vai trò của Bắc Kinh trong bảo vệ trật tự quốc tế và cam kết hỗ trợ các nền kinh tế Nam bán cầu thông qua những sáng kiến hợp tác và giảm rào cản thương mại. Ngược lại, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang có xu hướng quay về chính sách "Nước Mỹ trước tiên", với các biện pháp bảo hộ thương mại có thể tạo ra thách thức cho hệ thống thương mại toàn cầu, ảnh hưởng tới tương lai của các tổ chức đa phương và làm suy yếu các cam kết chung. Trong tuyên bố chung kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 tái khẳng định cam kết đối với các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh những thách thức hiện nay, từ biến đổi khí hậu đến xung đột và bất bình đẳng toàn cầu, chỉ có thể được giải quyết thông qua hợp tác đa phương.
Trung Quốc ban hành một loạt chính sách mới nhằm giải quyết thách thức nhân khẩu học Ngày 28/10, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành 13 biện pháp hỗ trợ sinh con mới nhằm xây dựng một xã hội thuận lợi hơn cho việc nuôi dạy tr.ẻ e.m, trong bối cảnh nước này đang đối mặt với những thách thức nhân khẩu học sâu sắc khi dân số già hóa nhanh chóng. Một trường mẫu giáo tại làng Xujiashan,...