OCHA hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho Liban
Ngày 27/9, Quyền Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của Liên hợp quốc (LHQ), bà Joyce Msuya thông báo cơ quan này đã phân bổ 10 triệu USD tiền hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho Liban.
Người dân sơ tán khỏi Liban để tránh xung đột, tại cửa khẩu Jdeidat Yabous ở biên giới Syria – Liban, ngày 24/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ ( OCHA) cho biết số tiền này là khoản bổ sung cho 10 triệu USD, đã được giải ngân từ quỹ nhân đạo Liban hồi đầu tuần. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Israel tiếp tục không kích nhiều mục tiêu ở Liban.
Điều phối viên nhân đạo của OCHA tại Liban, ông Imran Riza mô tả các cuộc không kích này đang gây tàn phá trên diện rộng. Theo ông, trong chưa đến một tuần, ít nhất 700 người đã thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương và gần 120.000 người phải di dời. Con số này sẽ tiếp tục tăng. Kể từ khi xung đột bùng phát ngày 7/10/2023 đến nay, hơn 1.500 thường dân đã thiệt mạng và hơn 200.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa.
Video đang HOT
OCHA cho biết LHQ và các đối tác đang phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Liban để cung cấp thực phẩm, nệm, bộ dụng cụ vệ sinh và vật tư y tế khẩn cấp. Tuy nhiên, cơ quan này thiếu nguồn tài chính để triển khai sửa chữa nơi trú ẩn, cung cấp nhiên liệu…
Trong khi đó, tại Gaza, OCHA cảnh báo những người sơ tán đang sống trong điều kiện tồi tệ và tình hình có thể xấu đi khi mùa Đông tới.
LHQ và các tổ chức nhân đạo đã tiến hành đánh giá hai nơi trú ẩn ở Deir al Balah và Khan Younis. OCHA cho biết tại cả hai địa điểm, người dân phải sống chật chội, thiếu các đồ dùng vệ sinh thiết yếu cũng như quần áo, bỉm, tã lót và sữa bột cho trẻ sơ sinh…
Việc tiếp cận nước sạch và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cực kỳ hạn chế. Thiếu lương thực cũng là vấn đề đáng lo ngại khi hầu hết người dân tại đây chỉ ăn một bữa/ngày, thậm chí có người cả ngày không ăn.
Cũng theo OCHA, đưa hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza phải đối mặt với những hạn chế đáng kể.
UNICEF: Trên 2 triệu trẻ em phải rời bỏ nhà cửa do xung đột tại Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 24/8, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết trên 2 triệu trẻ em đã buộc phải rời bỏ nhà cửa trong 4 tháng xảy ra xung đột ở Sudan và khoảng 14 triệu trẻ em đang cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.
Nhiều em đang phải đối mặt với các mối đe dọa và trải qua nỗi kinh hoàng mỗi ngày.
Phụ nữ và trẻ em tại trại tị nạn ở làng Tamaniyet, Sudan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo UNICEF, ngoài các điểm nóng xung đột như khu vực Darfur và thủ đô Khartoum, giao tranh ác liệt đã lan sang các khu vực đông dân cư khác của Sudan, bao gồm cả ở bang South Kordofan và bang West Kordofan, khiến việc tiếp cận các dịch vụ cứu trợ của những người có nhu cầu khẩn cấp bị hạn chế. Cơ quan này dự đoán 20,3 triệu người Sudan sẽ không được đảm bảo an ninh lương thực vào tháng tới, trong đó trẻ em chiếm ít nhất một nửa. Điều này có nghĩa là hơn 10 triệu trẻ em có khả năng sẽ bị giảm số lượng hoặc chất lượng thực phẩm cần thiết hằng ngày.
Cũng theo UNICEF, hơn 9,4 triệu trẻ em ở nước này không được tiếp cận với nước uống an toàn và 3,4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh tiêu chảy và dịch tả. Trong khi đó, tại các khu vực Khartoum, Darfur và Kordofan, có chưa đến 1/3 cơ sở y tế hoạt động hết công suất. Ngoài ra, tình trạng mất an ninh và người dân di tản cũng ngăn cản bệnh nhân và nhân viên y tế đến bệnh viện và các cơ sở y tế.
UNICEF cho biết đã cung cấp các dịch vụ về y tế, dinh dưỡng, nước, vệ sinh, giáo dục và dịch vụ bảo vệ cho hơn 4 triệu trẻ em, bà mẹ và gia đình trên khắp Sudan.
Tuy nhiên, trong 3 tháng tới, tổ chức này cần gấp 400 triệu USD để duy trì và mở rộng các hoạt động ứng phó với khủng hoảng nhằm hỗ trợ những trẻ em dễ bị tổn thương nhất.
LHQ: Trên 2,6 triệu người Sudan rời bỏ nhà cửa do xung đột Ngày 29/6, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết kể từ khi giao tranh nổ ra ở Sudan hồi giữa tháng 4 đến nay tại nước nay đã có trên 2,6 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, trong đó hơn 560.000 người trở thành người tị nạn quốc tế. Người dân sơ tán...