Ốc len miệt vườn
Quê tôi ở xứ dừa, dừa bạt ngàn. Mương, rạch ngang dọc khắp miệt vườn. Dọc hai bên con rạch, người ta thường trồng dừa nước để chống lở bờ. Dừa nước lớn lên, gốc dừa to đùng, bẹ lá có khi nằm sâu dưới nước. Nước lớn, ốc len theo con nước ăn rong rêu, bùn đất bám quanh gốc dừa rồi leo dần lên bẹ, bò đủng đỉnh. Mùa mưa, trời mát, ốc sinh sản nhiều vô kể
Khi còn nhỏ, hè nào tôi cũng được ba má cho về quê ngoại nghỉ hè. Người theo chăm sóc tôi suốt thời gian ở quê là dì Sáu. Lúc đó dì chưa có gia đình, nên hai dì cháu rất thân nhau. Biết tôi thích ăn ốc len, dì thường mượn chiếc ghe nhỏ chèo đi bắt ốc. Hai dì cháu luồn lách trong những mương rạch. Trời mưa lâm thâm. Sợ tôi bệnh dì bắt tôi nằm xuống ghe, úp cái mo cau lớn lên người tôi để che mưa, còn dì đội nón lá, chèo xuồng chầm chậm. Không chú ốc len nào trong đám dừa nước thoát được đôi mắt tinh tường của dì.
Muốn ngon, phải ngâm ốc trong nước vo gạo một, hai tiếng đồng hồ cho nhả hết nhớt rồi rửa sạch. Giờ mua ốc ở chợ, người bán có cái kềm bấm hết đuôi mớ ốc cho người mua, nhưng hồi đó, dì tôi phải để ốc lên thớt chặt múm đuôi từng con. Chặt xong, dì rửa sạch để đó, rồi lựa một trái dừa nhỏ mà dày cơm để nạo lấy nước cốt. Phần tôi chạy ra vườn kiếm mớ rau răm với vài trái ớt hiểm. Chuẩn bị đâu đó xong xuôi, dì đổ mớ ốc len vào chảo, đảo đều. Ốc vừa chín, dì chế nước cốt dừa vào, nêm nếm, nước vừa sôi lại là tắt lửa, bỏ rau răm, ớt hiểm vào trộn đều, nhắc xuống liền. Nước cốt dừa lấp xấp trắng mỡ màng, hơi nóng bốc lên mùi thơm rau răm ngào ngạt. Cầm một con ốc len đưa lên miệng hút cái rột, bao nhiêu ngon ngọt, béo ngậy từ thịt ốc chui tọt vào miệng, thật đã!
Vài chục năm đã qua, dì Sáu tôi nay đã xa khuất. Quê tôi cũng không còn nhiều những con ốc len đeo bẹ dừa nước như ngày trước, vì bị tận diệt và mương rạch cứ bị lấp dần. Ngoài chợ, ốc len được bán rất nhiều, nhưng hình như chúng không có được hương vị phù sa, mùi đất, mùi dừa như ốc len quê tôi ngày xưa.
Theo Amthuc365
Video đang HOT
Nam Trung Bộ: Sắp có đợt lũ mới
Vết nứt đã thành sạt lở nặng, xâm lấn đến hơn 2/3 mặt đường
Tại Phú Yên, Quốc lộ 1A đã bị sụp, gãy nghiêm trọng, khiến giao thông ách tắc. Trong 1-2 ngày tới, từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa sẽ có một đợt lũ vừa.
Quốc lộ sụp gãy nghiêm trọng
Sau khi được phát hiện vết nứt nhẹ dài khoảng 60m, sâu khoảng 0,5m trên QL 1A tại Km1294 820 thuộc thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An (Phú Yên) từ sáng 9/11, cơ quan chức năng đã khắc phục để các phương tiện tạm thời lưu thông.
Sáng 10/11 vết nứt này đã nghiêm trọng hơn
Tại địa điểm nói trên, vết nứt đã thành sạt lở nặng, xâm lấn đến hơn 2/3 mặt đường, kéo dài đến gần 100 mét, mái ta luy âm đã nứt toác ra, nhiều khối nhựa đường đã sụp hẳn và "chạy" xuống bên dưới đường. Chỗ sạt lở đã sâu đến hơn 4 mét.
Từ 9/11, Cảnh sát giao thông Phú Yên đã trực ở hai đầu tại địa điểm xảy ra sụp lở để điều tiết các phương tiện qua lại, tránh ùn tắc giao thông.
Công ty TNHH một thành viên quản lý và sửa chữa đường bộ Phú Yên đang khẩn trương đổ đá, san lấp, mở rộng nền đường lên phía trên tạm thời cho các phương tiện lưu thông, chờ những biện pháp căn cơ hơn để ổn định nền đường.
Vết nứt kéo theo đất đá đã tràn vào căn nhà của ông Nguyễn Ngọc đang xây dở chừng, làm nứt gãy nhiều chỗ
Ông Ngọc cho biết, căn nhà này ông khởi công cách đây hơn 2 tháng, mái lợp ngói, kết cấu bê tông vững chắc, đã hoàn thiện phần thô, đang chuẩn bị tô tường thì đêm qua đất đá tràn vào làm cho xiêu vẹo. Mặt đất trước nhà nứt toác ra từng rãnh sâu và rộng, chạy dài từ ngoài sân vào nhà khiến nền nhà cũng vỡ ra nhiều chỗ. Không ai dám vào nhà.
Chính quyền địa phương đã có mặt tại chỗ, giúp gia đình ông Ngọc sơ tán đi nơi khác để đảm bảo an toàn. Một vài ngôi nhà cạnh đó cũng có tình trạng nứt tường nhẹ.
Được biết, tại khu vực này nền đất không ổn định, hàng năm cứ vào mùa mưa, nước ngầm làm rỗng ruột bên dưới khiến mặt đường bên trên cứ thế "trôi" dần xuống ruộng. Đã từng có 3 điểm sạt lở như thế xảy ra trong khu vực này trong những năm trước dẫn đến kẹt xe kéo dài nhiều ngày.
27 người chết, sắp có lũ mới từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa
Thống kê của BCH phòng chống lụt bão TW cho biết hiện đã có 27 người chết vì lũ lụt ở Nam Trung Bộ. Trong đó, Khánh Hòa và Bình Định thiệt hại nhiều nhất về người (mỗi tỉnh 7 người).
Ngày 10/11, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TW cảnh báo trong 1-2 ngày tới, trên các sông từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có khả năng xuất hiện một đợt lũ vừa; các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có dao động nhỏ.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TW cảnh báo trong 1-2 ngày tới, trên các sông từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có khả năng xuất hiện một đợt lũ vừa; các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có dao động nhỏ
Còn ở Nam Bộ, trong 5 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống. Đến ngày 15/11, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,40m; tại Châu Đốc ở mức 2,15m.
Trong 5 ngày tiếp theo: mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống sau biến đổi theo triều vào 1-2 ngày cuối. Mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,25m; tại Châu Đốc ở mức 2,05m.
Theo Vietnamnet
Trong năm nay, còn 2-3 trận bão Các chuyên gia cho biết, La Nina đã bắt đầu có biểu hiện "tái xuất". Dự báo, từ nay tới cuối năm sẽ có khoảng 2 - 3 trận bão nữa ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Chưa khẳng định lũ miền Trung là do La NiNa PGS.TS Lê Đình Quang, Trung tâm KHCN Khí tượng Thủy văn cho biết, biểu hiện...