Ốc gác bếp hun khói, ngâm sữa trứng rồi luộc sả chấm cơm mẻ… ngon quên đường về
Ở miền Tây có một món ăn dân dã của người quê, thường treo giàn bếp để dành, giờ trở thành món ăn đặc sản. Đó là món “ốc gác bếp”. Món này chỉ đơn giản những con ốc bươu, ốc lác bắt được ngoài đồng, bà con đem về treo giàn bếp để dành mà thôi.
Ốc bắt về rửa sạch chuẩn bị bỏ vô giỏ tre – Ảnh: T.LŨY
Có lẽ giờ đây không ai còn nhớ rõ món ốc gác bếp (hay ốc treo giàn bếp) này có từ khi nào. Nhưng theo những bậc lão làng kể lại, món ăn này xuất phát từ rất lâu, thường vào thời điểm miền Tây mùa lũ rút.
Lúc này nội đồng bắt đầu cạn khô, bà con đi bắt ốc để dành bằng cách treo trên giàn bếp, để đến những tháng khô hay khi nhà có dịp tụ họp mới dùng đến.
Ốc treo giàn bếp thường để được đến 4-5 tháng, lúc lấy xuống chế biến ốc vẫn còn sống.
Không như suy nghĩ của nhiều người, ốc bắt lên khỏi nước để lâu ngày sẽ hay ốm teo vì đói, ốc gác bếp ngày ngày ngửi khói từ bếp củi sẽ khôngdo hơi nóng bốc lên mà vẫn mập mạp, béo ngậy, khi đem chế biến món ăn vẫn giữ mùi vị ngọt, thêm mùi khói bếp ăn vào “thơm râu”.
Giỏ ốc được treo lên giàn bếp, hứng khói từ bếp bốc lên mỗi ngày – Ảnh: T.LŨY
Vậy loại ốc nào được dùng làm món đặc sản này? Trước đây, hễ bắt được loại ốc nào, bà con cũng để làm ốc gác bếp được, nhưng thường là ốc bươu đen. Sau này từ thực tế ăn uống, nhiều người mới thấy ngon nhất vẫn là ốc lác gác bếp.
Ốc sau khi bắt lên, đem rửa sơ rồi lựa con còn sống bỏ vô giỏ tre, treo lên gần bếp củi, hằng ngày khi nấu cơm, khói bếp phía bên dưới bay lên và hun chiếc giỏ đựng ốc treo trên giàn.
Bà Dương Thị Ở (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) nói, thông thường ốc để trên bếp khoảng 7-10 ngày đem xuống rửa lại rồi chế biến món ăn. Nhưng có người để lâu hơn từ 4-5 tháng ốc vẫn còn sống…
Với hương vị độc đáo giòn giòn, ngọt béo và thơm phức mùi khói bếp, từ một món ăn dân dã, giờ đây ốc treo giàn bếp đã thành món ẩm thực đặc sản.
Video đang HOT
Một số địa phương ở miền Tây đưa vào làm món đặc sản của địa phương, ốc gác bếp được bán vào siêu thị với giá cao. Khi được nếm thử món này, bao thực khách gần xa nhớ mãi hương vị.
Ốc gác bếp được bán trong siêu thị – Ảnh: T.LŨY
Khi nấu ốc gác bếp, chọn những con ốc mím miệng cạy khó ra, mình ốc có màu xám như đang thiếu nước đem đi rửa sạch để chế biến.
Để tạo ra hương vị thơm ngon hơn cho ốc, người ta còn ngâm con ốc vào hỗn hộp sữa và trứng gà đánh lên.
Đây là cách cho ốc uống sữa, mấy con ốc treo trên bếp nhịn khát đã lâu nghe có nước sẽ há ra uống sữa và trứng vào, khiến thịt ốc thêm ngon ngọt. Ngâm ốc vào hỗn hợp này khoảng 30 phút là có thể đem ra chế biến.
Ốc sau khi đem từ gác bếp xuống, được ngâm với hỗn hợp sữa và trứng – Ảnh: T.LŨY
Bà con miền Tây luộc ốc với sả, bỏ vào nồi đậy nắp với cọng và lá sả, chờ đến khi ốc há miệng là có thể đem ra thưởng thức.
Những con ốc đã chín tróc mày, mề ốc vàng, mình ốc trắng mập nhìn rất đẹp. Món này khi luộc chín, lể thịt chấm với nước chấm cơm mẻ sả ớt thì ngon không thể tả.
Ốc gác bếp sau khi được ngâm sữa hột gà, vớt ra đem luộc ăn với nước chấm cơm mẻ sả ớt – Ảnh: T.LŨY
Mùi ốc, mùi sả, mùi khói bếp nhai trong miệng vừa mềm vừa ngọt, hòa với vị cay nồng, chua chua mặn mặn của nước chấm cơm mẻ sả ớt khiến thực khách ăn quên thôi!
Những món ăn đặc sản tại An Giang nhất định bạn phải thử
An Giang là vùng đất hiền hòa với phong cảnh hữu tình mộng mơ. An Giang còn là nơi giao thoa văn hóa, là nơi hội tụ nét đặc sắc của ẩm thực miền Tây nam bộ và vùng ven biên giới Campuchia.
Là vùng đất có nhiều đồng bào dân tộc cư trú như: Chăm, Khmer, Hoa, Việt... nên văn hóa ẩm thực An Giang rất đa dạng phong phú mỗi món ăn đều mang hương vị bản sắc riêng.
Du lịch An Giang, bạn không chỉ được tham quan những di tích văn hóa lịch sử hào hùng, cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng hoang sơ và hùng vĩ, mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản dân dã thơm ngon, độc đáo chỉ có riêng ở nơi đây.
Dưới đây là những món ăn ngon đặc sản An Giang được nhiều du khách yêu thích:
Cốm dẹp An Giang
Tới An Giang mà không thưởng thức món cốm dẹp thì quả là đáng tiếc. Ảnh thegioiamthuc
Vào mỗi độ thu về, những hạt lúa nếp đầu mùa ngậm sữa căng là lúc người dân thu hoạch để làm cốm. Không giống với cốm Hà Nội, cốm An Giang không có màu xanh mát mà là màu trắng ngà.
Nghề làm cốm dẹp từ xưa là nghề truyền thống ở nhiều làng làm nghề nông của đồng bào Khe'mer Tây Nam Bộ. Đặc sản cốm dẹp thường gắn liền với lễ hội Ooc-om-boc (rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm). Đây chắc chắn sẽ là món ăn nên thưởng thức khi tới An Giang, mà bất kì du khách nào cũng muốn nếm thử.
Xôi Xiêm
Xôi xiêm là một món xôi của người Campuchia, nó có vị ngọt và béo của sầu riêng, đậu xanh và nước dừa. Món xôi xiêm là điển hình của việc giao lưu văn hóa ẩm thực giữa Việt Nam và Campuchia. Ảnh nucuoimekong
Món xôi xiêm ngon nhất là ở vùng Tân Châu, xôi ở đây có vị ngọt và béo nhất. Thành phần cơ bản của xôi xiêm bao gồm gạo nếp đồ xôi, đậu xanh, trứng gà và nước dừa. Ở một vài chỗ người bán cho thêm sầu riêng để tăng độ thơm và béo cho xôi xiêm. Xôi xiêm có vị ngọt và béo đậm đà, món ăn này sẽ chinh phục được tất cả những người hảo ngọt. Ăn một gói thì không đủ nhưng ăn hai gói thì sẽ ngán lắm đấy. Món xôi này có vị gần giống như xôi cade, nhưng dẻo hơn và béo hơn.
Xôi xiêm ngày xưa được gói trong lá chuối hoặc lá sen, vừa giữa được độ nóng của xôi mà con tỏa mùi hương thơm của lá thiên nhiên. Ngày nay chuối và sen cũng không còn nhiều được như trước, để tiết kiệm chi phí thì người bán đựng trong các hộp giấy, điều này làm mất đi một phần thú vị khi ăn xôi xiêm.
Ếch kẹp nướng Tri Tôn
Ếch kẹp nướng là món ăn của người Khmer được chế biến theo hương vị của Campuchia. Đây là món ăn ngon đường phố nổi tiếng ở An Giang mà chỉ có vào mùa nước. Vì ếch mùa nước thường có thịt ngon nhất, chúng béo mập và thịt không bị tanh.
Ếch được lột sạch da và tẩm ướp gia vị có thêm nghê tươi nên tạo ra màu vàng bắt mắt cho món ăn. Ếch sau khi nướng xong sẽ có mùi thơm vô cùng quyến rũ tỏa ra khiến thực khách phải ghé lại thưởng thức. Ảnh ngoisaonet
Bò leo núi Tân Châu
Bò leo núi Tân Châu lôi cuốn bởi tên gọi, cách chế biến và mùi vị. Ảnh Express Now
Món bò leo núi được chế biến theo một cách rất khác lạ, khác nhiều so với các món bò nướng trong ẩm thực người Việt vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thịt được cắt dày hơn so với các món bò nướng như thường thấy. Đầu tiên thịt được ướp bằng trứng gà tươi được khuấy đều, chuẩn bị vỉ nướng bằng gang. Giữa vỉ mô lên tròn trĩnh tượng hình quả núi nên tên gọi món ăn xuất phát từ điểm này. Cho một miếng mỡ heo thật to lên trên vỉ được bắc trên bếp than hồng, khỏa đều. Mỡ heo tan ra, sau đó để từng miếng thịt bò lên và phết 1 ít bơ vàng óng lên trên đó. Trứng và bơ hòa quyện thấm vào thịt thơm lừng, ngọt lịm.
Trở đều để miếng bò không quá khô vừa còn giữ lại độ mềm, ngọt của gia vị. Miếng thịt dù để trên bếp bao lâu vẫn không bị dai, cứng mà luôn mềm mại, rất vừa miệng ăn. Thịt nướng xong được gói với bánh tráng, rau sống, chuối chát... chấm với chao hoặc mắm bò hốc.
Bún cá Long Xuyên
Món bún là món ăn trứ danh của vùng đất An Giang. Món ăn này được bán ở nhiều nơi nhưng ngon nhất là ở Châu Đốc, Long Xuyên và Tân Châu. Người dân ở đây quen gọi bún cá là bún nước lèo. Mỗi nơi đều có vị bún cá đặc trưng, ở Long Xuyên vị bún nhạt và thơm mùi nghệ, ở Tân Châu và Châu Đốc bún cá có vị đậm đà hơn.
Nếu có dịp ghé thăm vùng Châu Đốc - An Giang, hãy ghé ăn những quán bán bún cá Long Xuyên đặc sản. Ảnh thegioiamthuc
Bún cá Long Xuyên còn gọi là bún cá Châu Đốc được bán khắp nơi trong vùng vào dịp tháng 9, tháng 10 âm lịch, khi những con cá lóc đã trưởng thành. Một tô bún cá thơm ngon thường có màu sắc vàng ươm của nghệ, cá lóc đồng, rau nhút bẻ cong hay rau muồn tuốt sợi và rau bắp chuối. Dù là bún cá nhưng khi ăn không hề nghe thấy vị tanh của cá bởi đã được trung hòa bởi mùi dễ chịu của nghệ. Chính vì vậy, nước lèo của món bún cá Long Xuyên rất ngon, có vị thanh ngọt của cá tươi rất hấp dẫn.
Mắm tép chua thơm ngon bất bại của Bến Tre Mắm tép chua gần gũi và quen thuộc với người dân Bến Tre, trở thành món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Mắm tép trộn đu đủ đúng vị Bến Tre Bến Tre quê tôi có truyền thống về mắm rất độc đáo. Đặc thù sông quê cho tôm tép rất nhiều, người dân bản xứ cứ chài lưới, đổ bung...