Ốc đảo Khánh Sơn sau 16 ngày cô lập
Từ 30/10, đường về hai xã Thành Sơn và Sơn Lâm, huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa đã bị lũ cắt ngang thành sông. 16 ngày nay, toàn bộ 6.000 dân ở hai xã này bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Để cứu dân không bị đói, huyện Khánh Sơn thành lập một đội ứng cứu đặc biệt ngày ngày cõng gạo qua sông tiếp tế cho dân.
Ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND xã Sơn Lâm cho biết: Gạo cứu trợ có hạn nên chỉ tiếp tế cho hơn một nửa số hộ dân là những hộ nghèo, già yếu, neo đơn… Bà con nơi đây lâm vào cảnh thiếu thốn đủ thứ.
Sản phẩm nông nghiệp làm ra như chuối, mía, bắp không thể tiêu thụ. Xã có hơn 100 tấn chuối chín thối trên cây, 20ha mía bị trổ bông lau. Cái đói hàng ngày và cái đói trong những tháng sắp tới đang hiển hiện trước mắt người dân hai xã này.
Tỉnh lộ 9 đi qua hai xã Sơn Lâm và Thành Sơn bị lũ “cắt” sụp sâu 3m, 300m đường biến thành lòng sông Đội ứng cứu đặc biệt của huyện Khánh Sơn phải men theo dây thừng chăng qua sông, cõng gạo tiếp tế người dân vùng cô lập
Già Tro Mlia, 90 tuổi ở bản Co Rao buồn bã: ” Mình chưa có gạo cứu trợ vì chưa thuộc diện… hộ nghèo” Người dân liều mạng gánh xe máy qua vùng lũ… và cõng con qua sông đi học
Theo Dân Việt
Lũ kiệt và nỗi buồn mang tên... cá linh
"Bèo như con cá linh", câu ví von quen thuộc của người dân vùng lũ thượng nguồn ngày nào giờ lại nghe gượng gạo. Đang mùa lũ, nhưng giá cá linh ở các chợ lớn tại TP. Long Xuyên (An Giang) lên đến 180.000 đồng/kg, dân khá giả mới mua nổi.
Chúng tôi tìm về "làng cá linh" ở xã Phước Hưng, huyện An Phú (An Giang) để tìm câu trả lời vì sao con cá linh vốn rẻ bèo, giờ lại đắt đỏ đến thế ?
Video đang HOT
Cá linh sình cũng tìm đỏ mắt
Đã giữa tháng 10 nhưng cồn Cốc - làng cá linh ở xã Phước Hưng lại khô ráo lạ thường. Dọc đường vào cồn có rất nhiều dụng cụ đánh bắt cá vứt bữa bãi. Nhiều ghe, xuồng cũng được cất dưới sàn nhà, chẳng ai thèm rớ tới.
Con cá linh vốn rẻ bèo giờ lại thành của hiếm ở vùng lũ.
"Mọi năm, vào mùa này là nước ngập tứ bề, muốn vào đây phải đi bằng xuồng", ông Nguyễn Minh Chí, Phó chủ tịch UBND xã Phước Hưng, chỉ tay về bãi bắp mới trồng dọc bờ sông Hậu, giải thích: "Mùa lũ năm ngoái, đây là nơi người dân đặt lợp bắt cá linh. Năm nay ngóng mãi nhưng không thấy nước về nên họ phải chuyển sang trồng bắp".
Ông Nguyễn Minh Hương, 70 tuổi, cả đời sống bằng nghề bắt cá linh, ở cồn Cốc, nhìn ngược dòng sông Hậu, ngóng về thượng nguồn lắc đầu: "Mùa lũ mọi năm, ngày nào tui cũng bắt được cả mấy trăm kg cá linh, bán 2 ngàn rưỡi đồng/kg cũng kiếm gần nửa triệu bạc chứ chẳng chơi. Giờ, lũ kiệt, nước chẳng ngập đồng nên phải mần bắp chứ trồng thứ này chẳng biết có được cơm cháo gì không".
Vùng lũ An Phú (khu vực giáp Camphuchia ) vốn sôi động với cảnh ghe xuồng
đánh bắt cá vào mùa lũ nay cũng đìu hiu.
Ông Nguyễn Văn Tòng, "vua" đan lợp bắt cá linh nhìn đống lợp chất chồng trong nhà, rầu rĩ: "Mùa lũ năm ngoái tui bán gần 40.000 cái lợp bắt cá linh. Năm nay, bạn hàng ở Camphuchia cũng gọi điện sang than, lũ chẳng về nên chẳng ai mua lợp, mua liếc gì ráo". Cồn Cốc có hơn 100 hộ dân làm nghề đan lợp và bắt cá linh, nhưng giờ đi từ đầu đến cuối ấp tìm con cá linh sình ( cá ươn) cũng chẳng có. "Tụi thanh niên kéo qua Camphuchia bắt cá linh nhưng bên đó cá cũng chẳng trúng mấy nên đi được mấy bữa cũng quay về, rồi xuống Sài Gòn, Bình Dương mần nghề phụ hồ kiếm sống", ông Tòng nói.
Đến Búng Bình Thiên ( xã Quốc Thái, huyện An Phú), nơi được ví là "hồ nước trời" với tôm cá đầy ắp quanh năm, chúng tôi gặp cảnh đìu hiu chẳng kém.
Búng Bình Thiên cá tôm cũng lèo tèo. Năm rồi, nơi này thành lập
Chi hội nghề cá nhưng nay chỉ còn vài vài ba người khai thác.
"Kéo lưới từ 4 giờ sáng đến sáng bảnh mà chưa được ký cá. Mấy năm trước, mùa nước về, ngày nào nhà tui cũng bắt được ba bốn chục ký, cá linh thì nhiều vô kể", bà Lại Thị Hai, buồn bã nhặt mấy con cá linh lẫn trong cỏ vừa bắt được, than thở.
Chúng tôi gọi điện cho ông Huỳnh Quang Đấu, giám đốc Công ty Antesco, đơn vị từng thu mua hàng chục tấn cá linh vào mỗi mùa lũ ở An Giang, ông chỉ nói tóm lược có một câu: "Lũ không về, nên hầu như chúng tôi chẳng mua được kg cá linh nào để chế biến cả".
"Chìm" trong mùa nước nổi
Người dân An Giang nói rằng, trước đây cá linh mùa lũ nhiều đến nổi bán,ăn không hết, phải muối mắm, hoặc dùng làm thức ăn cho cá nuôi. Giờ đến các làng nuôi cá bè, hỏi chuyện con cá linh, ai cũng bực dọc.
"Lũ không về, cá linh bán đắt như tôm tươi, mua cho người ăn còn không nổi nói gì đến cho cá. Từ lúc cá linh lên gía, tụi tui phải chuyển sang mua cá biển làm thức ăn cho cá tra, cá basa. Nhưng dân lái thấy thế họ cũng đẩy giá cá biển lên theo. Thành thử, lũ không về, không chỉ dân đánh bắt thất bát, mà dân nuôi cá tụi tui cũng khổ lây", ông Tư, nuôi cá bè ở xã Đa Phước, huyện An Phú nói.
Làng nghề làm lưỡi câu ở ấp Mỹ Hòa, TP, Long Xuyên năm nay lượng hàng
cung cấp cho dân đánh bắt cá mùa lũ cũng giảm phân nửa.
"Con cá linh có nguồn gốc từ biển hồ Camphuchia. Vào mùa lũ, cá linh non trôi theo sông xuống An Giang rồi lên các cánh đồng ngập nước sống. Hết mùa lũ, cá linh ra sông lớn, rồi ngược dòng về lại Camphuchia để đẻ. Cứ thế, vào mùa lũ, cá linh lại xuất hiện và trở thành đặc sản của An Giang", ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang, nói về "mối tình" của con cá linh với lũ.
Theo ông Phả, trước đây nói đến lũ ở Miền Tây nhiều người không biết nên tưởng nó tang tóc như lũ Miền Trung. Thực tế, lũ ở xứ này chỉ là "mùa nước nổi". Những năm qua, An Giang đã thực hiện nhiều chương trình giúp người dân không chỉ biết sống chung mà còn tận dụng mùa nước nổi để nuôi cá, trồng rau nhút, bông súng, điên điển trên đồng... Thế nhưng khi người dân đã biết bám lũ để kiếm tiền thì đùng một cái nước lại không về. Lũ kiệt nên người dân xứ lũ cũng "chìm" luôn!
Lũ không về, dân nuôi cá bè cũng lao đao.
Ông Phả nói: "Lũ không về như năm nay thì tình hình sản xuất lúa mùa tới sẽ rất khó khăn vì đất bị cằn cỗi do thiếu phù sa bù đắp lại bị lúa chét (mọc từ gốc rạ) hút hết chất dinh dưỡng, tiếp đến lại còn "ủ" nhiều mầm bệnh do chưa được nước lũ cuốn trôi... Riêng con cá linh là loại cực kỳ khó nuôi, nó chỉ sống trong điều kiện tự nhiên nên lũ kiệt thì cá linh cũng tiêu luôn".
Về nguyên nhân lũ không về, ông Phả nói, có thể là do ảnh hưởng bởi các con đập ở Trung Quốc cộng với tình hình khô hạn ở các nước đầu nguồn sông Mê kông như Lào, Camphuchia. Tuy nhiên, để xác định nguyên nhân cụ thể vì sao lũ ở ĐBCCL càng ngày càng kiệt dần cần phải có những nghiên cứu mang tầm quốc tế.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn An Giang, đỉnh lũ năm nay ở trạm Tân Châu (thượng nguồn) chỉ đạt ở mức 3,05 m, thấp hơn năm 2009 hơn 1 m. Trừ năm 1998 ( do có hiện tượng hạn hán) năm nay đỉnh lũ thấp ở mức kỷ lục trong vòng hàng chục năm qua. Tình hình này có thể khiến kế hoạch đánh bắt, nuôi trồng thủy sản mùa nước nổi ở nhiều địa phương ở An Giang bị phá sản. Năm 2009 được coi là lũ nhỏ nên sản lượng đánh bắt thủy sản của An Giang chỉ đạt trên 40.000 tấn, trong đó sản lượng đánh bắt cá khoảng 30.000 tấn. Năm nay, dù chưa có số liệu thống kê nhưng theo Chi cục Thủy sản An Giang sản lượng khai thác rất thấp do việc đánh bắt cá trên đồng mùa lũ quá đìu hiu.
Theo Vietnamnet
35 người chết vì lũ ở miền Trung Đến ngày hôm nay (19/10), số người chết đã tăng lên 35, toàn bộ miền Trung có gần 200.000 ngôi nhà bị ngập và số lượng các xã bị cô lập đang tiếp tục lan rộng tại Nghệ An. Theo báo cáo của BCH Phòng chống lụt bão Trung ương, đến rạng sáng nay, đã có 35 người chết vì mưa lũ tại...