“Ốc đảo” duy nhất ở đồng bằng sông Hồng
Xóm Tiền Giang, thôn Cự Lộc, xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hình thành trong quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải những năm 1960. Bị chia cắt với vùng trung tâm bởi con sông đào Cửu An và sông Vạn, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Tròng trành một chuyến đò ngang
Xóm Tiền Giang được xem là “ốc đảo” duy nhất giữa Đồng bằng sông Hồng. Trước đây, phương tiện duy nhất để qua sông là chiếc đò mỏng manh do người dân tự chế. Đầu năm 2009, chính quyền địa phương đầu tư một chiếc đò sắt chạy máy trị giá gần 100 triệu đồng với sức chứa tối đa 10 người để đưa đón người dân nơi đây sang sông.
Đồng thời, 2 cư dân của xóm là ông Vũ Đình Thư và Phạm Đình Tốt được cử đi tập huấn điều khiển phương tiện đường thủy để về phục vụ nhân dân. Ông Tốt đã có thâm niên hơn 20 năm chèo đò tay trước khi chuyển sang lái đò máy, ông kể: “Tôi và ông Thư luân phiên nhau lái thuyền phục vụ miễn phí bà con trong xóm còn khách vãng lai thì thu phí mỗi người 5.000 đồng/lượt. Trước đây chúng tôi phải trích tiền thu được để nộp về cho xã 500.000 đồng/tháng nhưng gần 2 năm nay, khách qua đò vắng, tiền thu không đủ bù chi phí xăng dầu, nên chúng tôi không phải nộp nữa”.
Ông Tùng bên căn nhà bỏ hoang hơn 10 năm qua của gia đình ông Nguyễn Hữu Toàn
Sau hơn 4 năm hoạt động, chiếc đò máy dù mới được bảo dưỡng, sửa chữa vài tháng trước với chi phí hơn 5 triệu đồng nhưng vẫn bị hoen gỉ, dưới mặt sàn là những lát gỗ ghép lại cong vênh. Trước khi khách xuống đò, ông Tốt lấy một chiếc cọc tre cắm xuống nước để cố định đò. 10 chiếc phao tròn có lớp vải bọc bạc màu, rách te tua treo trên mái che dường như chưa một lần sử dụng. Bản thân ông Tốt cũng lo ngại chiếc đò này chưa thực sự an toàn, đặc biệt trong mùa mưa bão.
Ngồi trên chiếc đò nhỏ đang tròng trành rẽ nước sang sông, chúng tôi chạnh lòng lo lắng khi nghe kể về câu chuyện đắm đò thương tâm xảy ra nơi đây khoảng 10 năm về trước. Chiếc đò chở gần 10 người mang theo lễ vật đi ăn hỏi chẳng may bị đắm làm một cô gái tuổi đôi mươi chết đuối. Mấy ngày sau, người dân đi theo dòng nước chảy mới tìm thấy xác trôi về tận cống Cầu Xe. “Mỗi khi có mưa lớn, bão gió là chúng tôi không dám chở khách vì nước dâng cao, lục bình dày đặc. Đi lại cách trở nên dân xóm Tiền Giang chịu nhiều thiệt thòi lắm. Người dân muốn sang trung tâm xã cũng ngại ngần vì đò giang cách trở, nông sản bán ra cũng khó mà vận chuyển sang sông cho nhanh, bảo toàn cho tươi đẹp. Vì thế, người dân cứ loanh quanh trên “ốc đảo”, khó càng thêm khó”, ông Tốt giãi bày.
Cái khó “bó” cái khôn
Video đang HOT
Ông trưởng xóm Nguyễn Thanh Tùng cho biết, những ngày đầu đào đất dưới sông lập thành làng xóm chỉ có hơn 40 hộ dân nhưng rồi cách sông, cách đò nên người dân bỏ đi gần nửa. Hiện giờ “ốc đảo” chỉ có 25 hộ dân với 220 nhân khẩu. Cuộc sống lam lũ, thanh niên trai tráng trong làng bỏ đi làm ăn xa nơi xứ người nên ở làng chỉ còn toàn người già ốm yếu, phụ nữ và trẻ em. Cánh đồng lúa rộng 22 mẫu nằm cách dòng sông chỉ một con đê nhưng luôn “khát nước” vì hệ thống dẫn nước không hoàn chỉnh. Làm nông nghiệp vất vả lại không có lãi nên một số hộ dân còn để ruộng hoang mấy năm nay, cỏ dại mọc um tùm. Nhiều gia đình khác muốn giữ ruộng nên đã phải đi “mời” người quen ở nơi khác đến trồng lúa không lấy tiền.
Người dân trong xóm muốn chuyển đi nơi khác sống lắm nhưng không có tiền nên phải ở lại. Bao nhiêu năm bỏ công của xây dựng thành làng thành xóm nhưng cứ như thế này tôi lo thành xóm hoang lắm!”. Ông Nguyễn Thanh Tùng
Hiện tại, ở xóm Tiền Giang có gần 10 gia đình để hoang… nhà cao cửa rộng. Ông Tùng cho biết, nhiều thửa đất rao bán với giá “vừa mua vừa cho” nhưng chẳng ai mặn mà bởi địa thế nơi đây cách trở. Hơn nữa, nước sạch không có nên một số hộ có điều kiện thì xây bể nước mưa còn lại bà con trong xóm đa phần là dùng nước sông để ăn uống. Nhà nào muốn đi xát gạo thì phải qua xã Hà Kỳ cách đó hơn 3km. Sinh hoạt khó khăn, việc buôn bán cũng chẳng khá hơn. Bà con trồng dưa hấu thì bị thương lái ép giá vì vận chuyển khó khăn. Một số hộ muốn bán giá cao chút hơn thì phải kéo xe chở đi bán cách hơn 5km. “Điều tôi lo lắng nhất vẫn là những đứa trẻ đi học qua sông vất vả lắm chú à. Ở vùng sông nước nên chúng tôi phải dạy cho con cháu biết bơi để nhỡ may có bất trắc thì còn tự cứu mình”, ông Tùng nói.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Mạnh – Chủ tịch xã Minh Đức cho biết: “Tôi rất hiểu nỗi khó khăn của người dân ở đây nhưng xã chúng tôi còn nghèo nên dù có biết, có muốn thay đổi cũng khó lắm”.
Theo Ngọc Khánh (Giaothongvantai.com.vn)
Thần y chữa 'giòi ăn mũi' và bài thuốc cho cái "bụng tốt"
Vì ham mê nghề y nên từ nhỏ ông "thần y" Nguyễn Hữu Toàn với bài thuốc chữa bệnh "giòi ăn mũi" đã đọc y thư đến mức bị đòn.
Ông Toàn bên những cuốn sách thuốc của mình.
Bị đánh vì thích đọc y thư
Cụ Nguyễn Hữu Thắng - cha đẻ của lương y Toàn, kể rằng, hồi mới lên tám, hoặc mười tuổi, cậu bé Toàn đã rất ham mê đọc y thư, sợ cháu trai hỏng mắt, ông nội liền cất tiệt mấy quyển sách vào tủ khóa lại, nhưng không hiểu sao cậu bé vẫn giấu được vài quyển để đầu giường, tối đến cậu chùm chăn lại, bật đèn pin lên để đọc sách. Có lần nói không được, ông Thắng phải dùng roi vọt để cậu bé Toàn bớt thói quan đọc sách đêm.
Ngồi kế bên bố mình, ông Toàn nhoẻn miệng cười hiền rồi bảo: "Đọc sách của ông nội thấy cuốn hút giống như chơi trò chơi vậy, đọc sách tôi có thể tự nghĩ ra cách pha trộn cây thuốc để chữa bệnh, tác dụng của từng loại cây đối với cơ thể người bệnh...". Chuyện tưởng chừng chỉ như trò chơi con nít vậy thôi mà hóa ra lại là cái duyên tiền định, tuổi thơ ông cứ mải miết bên ông nội Nguyễn Hữu Hách cùng với kho sách mà ông cất trong tủ.
Thấy cháu ham mê đọc sách và bốc thuốc, ông nội thường dắt cậu bé Toàn theo mỗi khi đi chữa bệnh. Lâu dần thành quen, mới lên 10 tuổi mà Toàn đã có thể tự tay bốc thuốc giúp ông nội và phụ giúp ông phơi thuốc, quét nhà...
Lương y Toàn dẫn chúng tôi đến một ngôi nhà mới xây dựng nằm bên đường Lê Hồng Phong. Ông tự hào: "Đó là cơ ngơi mà dòng họ Nguyễn Hữu đã gây dựng suốt 15 đời nay. Ngôi nhà này là nơi gia đình tôi ở, đồng thời cũng là nơi để thuốc và đón tiếp bệnh nhân từ khắp nơi trong cả nước tìm về khám chữa bệnh".
Trong ngôi nhà mới xây, chúng tôi chú ý đến những quyển sách y học phương đông được để ở vị trí trang nghiêm, sạch sẽ. Đó là kho sách quí được lưu giữ từ 15 đời nay của dòng họ Nguyễn Hữu.
Có người trầm trồ: "Chỉ cần ông ấy dựa vào kho sách này cũng đủ để đem lại no ấm cho dòng họ suốt mấy đời sau nữa". Thế nhưng, ông Toàn vẫn trầm tư. Ông bảo: "Bây giờ mình phải tìm cách bổ sung vào kho tàng thuốc của gia đình những bài thuốc quí, chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo để cứu người. Truyền thống suốt 15 đời nay của dòng họ Nguyễn Hữu không chỉ có khám chữa bệnh cho người dân mà còn phải biết nghiên cứu y thư từ cổ chí kim, đồng thời bổ sung vào kho tàng sách của gia đình những bài thuốc quí".
Nói rồi, ông kể về phát tích của cái nghề thầy lang 15 đời nay. Theo đó, dòng họ Nguyễn Hữu ở đất Vân Canh, Hà Nội. Hồi đó cuộc sống nghèo khổ, cụ tổ nghề thuốc của dòng họ dẫn theo gia đình, vợ con gồng gánh đi lang thang khắp những triền sông, ngọn suối, đi từ những vùng núi cao cho đến bất tận đồng bằng để chữa bệnh cứu người và kiếm miếng ăn qua ngày, người nào nghèo khổ, khó khăn đều được cụ tổ cứu chữa không lấy tiền.
Qua cả trăm năm vật vạ triền miên đi hái thuốc cứu người, danh tiếng y thuật của dòng họ Nguyễn Hữu lan truyền khắp nơi. Đến năm 1960, ông nội Nguyễn Hữu Hách quyết định trở về Hà Nội an cư. Lúc đó, ông được Chính phủ mời vào Viện Đông y Việt Nam, ông trở thành một trong 28 danh y đầu tiên của Viện Đông y, từ đây cậu bé Toàn bắt đầu theo chân ông nội và được ông dạy cách bốc thuốc, pha chế thuốc...
Cũng trong năm 1960, cậu bé Toàn được bố đưa về đất Hải Phòng tiếp tục làm nghề bốc thuốc, còn ông nội Nguyễn Hữu Hách thì vẫn làm việc ở Hà Nội. Hàng tháng, cậu bé Toàn đều bắt xe hoặc đi tàu lên Hà Nội thăm ông, cùng ông đi bốc thuốc chữa bệnh.
Ông Toàn bảo: "Có lẽ cái máu "xê dịch" nó ngấm vào dòng họ nhà tôi mất rồi, đời nào cũng phải di chuyển, cũng phải tha hương lập nghiệp, cũng phải đi xuyên rừng vượt núi... Hôm nào rảnh, chú cùng tôi đi miền núi một chuyến để sưu tầm những bài thuốc quí lưu truyền trong dân, mình sẽ ghi chép lại những bài thuốc này rồi về cho vào kho sách của gia đình".
Bài thuốc cho cái "bụng tốt"
Trong số rất nhiều bài thuốc quí mà cha ông để lại, ngoài công dụng chữa bệnh "giòi ăn mũi" ông Toàn còn sở hữu bài thuốc chữa bệnh dạ dày.
Lương y Toàn cho biết: "Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày, do chế độ ăn uống không khoa học, ăn cay, chua quá nhiều, ăn no làm việc nặng, suy nghĩ nhiều, môi trường sống... Người bị bệnh dạ dày thường có biểu hiện như đau âm ỉ ở vùng thượng vị, đầy hơi, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, dạ dày đau nóng, đầy bụng sôi bụng...".
Bài thuốc chữa dạ dày gồm có 36 vị được lấy cả trên rừng lẫn dưới biển, chẳng hạn như một số vị thuốc điển hình như ô tặc cốt, mẫu lê, sài hồ, địa cốt bì, huyết đằng... Một số vị thuốc phải bào chế rất cầu kỳ như mai rùa biển sau khi lấy về phải rửa sạch, bóc lớp vỏ mỏng ở ngoài rồi phơi khô, tán nhỏ thành bột hoặc như mẫu lê thì sau khi vớt khỏi mặt nước phải đem vào lò sấy, khi vỏ chúng đỏ rực lên thì vớt ra ngoài tưới qua dấm chua và tiếp tục phơi khô tán thành bột...
Theo ông Toàn thì bài thuốc đặc biệt này được gia đình lưu truyền qua 15 đời nay, đến năm 1985, ông tự nghiên cứu và tách bài thuốc này ra thành hai loại khác nhau dùng để chữa dạ dày và viêm loét hoành tá tràng.
Tuy nhiên, về mặt lý thuyết thì cả hai bài thuốc này đều dựa trên một nguyên tắc chung là bổ gan, giải uất, ống tiêu hóa từ trực tràng đến đại tràng phải thông suốt để tránh bị viêm, loét... Thời gian điều trị bệnh cũng phải kéo dài từ 2 - 4 tháng tùy vào thể trạng của mỗi người.
Theo Xahoi
Nữ 'hiệp sỹ' xinh đẹp bắt cướp như phim Gặp Trần Hoàng Anh với dáng vẻ nhỏ nhắn, không ai ngờ nữ "hiệp sỹ" này đã tham gia phá hơn 200 vụ án, bắt hàng trăm tên tội phạm. "Dạ, em thấy bọn cướp là máu trong người sôi lên, là phải quyết bắt cho bằng được. Ba mẹ và các anh trai đều ngăn cản, vì em là phận gái, nhưng...