Ốc chép miền Trung
Dải đất miền Trung được ưu ái với nhiều đặc sản từ biển, một trong số đó là ốc chép (có nơi gọi là ốc ruốc). Loại ốc nhỏ li ti bằng hạt nút áo, đủ màu sắc sặc sỡ, chỉ xuất hiện vào đầu mùa hè.
Mùa về, mấy bà, mấy mẹ lại bắt đầu lên kế hoạch ngồi khều ốc chép hàng giờ liền. Người phân công chọn mua, người tìm địa điểm, người tranh thủ bứt vài cọng gai rồi cùng nhau khều, cùng nhau “tám”. Những câu chuyện về nếp nhà, về những phận người trong cuộc sống thường nhật được các bà, các mẹ say sưa kể. Thi thoảng lại có người mới sáp vào nhập hội. Và lẽ thường, những tô ốc đủ màu cứ vơi dần theo những câu chuyện không hồi kết.
Ốc chép sống gần bờ nên chỉ cần đi dạo cạnh mép nước là có thể bắt được rất nhiều. Với những chiếc rổ được đan thật khít, một xô nhựa lớn, dân chài sẽ đãi cát để thu hoạch ốc rồi cho vào xô lớn chở về. Đến nhà, toàn bộ ốc được ngâm trong nước mặn cho nhả bớt cát biển rồi đổ vào nồi luộc cùng sả, lá chanh, gừng và mấy lát ớt tươi. Sau khi ốc chín, nêm thêm một ít gia vị rồi đưa ra chợ bán. Theo người dân quê tôi, ốc khi cho vào nước liên tục chép miệng nhả cát nên mới có tên là ốc chép.
Ngay từ ngày bé, như những đứa trẻ khác, tôi vẫn thường bị la vì chuyên quậy phá những tô ốc đủ màu. Hình ảnh khóe môi các bà, các mẹ vương lớp vảy vàng nhàn nhạt đẩy ra từ đầu ốc khiến tôi vô cùng thích thú. Tôi thường gọi họ là những tay khều ốc và lơ vảy chuyên nghiệp. Trẻ nhỏ là thế, nhưng khi lớn lên, hễ thấy tô ốc chép thì phản xạ ngồi hàng giờ liền lại tái phát, nhưng không phải để phá phách mà để thưởng thức vị ốc chép béo ngọt, thơm lừng mùi sả gừng, đậm đà vị tiêu muối ớt.
Sau những cuộc “đại chiến”, vỏ ốc chép vương nắng cả một góc sân. Các bà gom lại rửa thật sạch rồi tự tay làm vật dụng trang trí. Đính vỏ ốc thành hình cánh hoa trên tách trà, xâu thành vòng đeo tay hay chuỗi hạt cho mấy đứa trẻ. Thậm chí kết thành rèm cửa để mỗi khi gió lùa, tiếng vỏ ốc chép va đập vào nhau nghe bên tai thật êm.
Theo VNE
Lạp xưởng gác bếp thật thơm ngon
Đây là món ăn bình dị của người dân vùng cao Tây Bắc, có hương vị rất lạ so với lạp xưởng miền xuôi. Ngoài vị mặn mà của muối, vị ngon ngọt của thịt heo, vị chua chua của rượu lên men cùng thịt còn có hương mắc khén, hương khói hòa quyện tạo nên "tiếng nói riêng" cho món lạp xưởng gác bếp.
Đầu tiên, mang lòng lợn tươi rửa sạch nhiều lần bằng rượu. Sau khi làm vệ sinh sạch sẽ, lòng lợn được phơi khô rồi thổi hơi vào trở thành bong bóng làm vỏ bao bọc bên ngoài. Nhân làm từ thịt thăn, thịt vai hoặc thịt mông của lợn cắp nách được chọn kỹ với những miếng tươi ngon nhất rồi nhồi cùng các loại gia vị tương tự như lạp xưởng miền xuôi, nhưng có thêm hạt mắc khén (còn gọi là tiêu rừng) và chút rượu để làm chất lên men. Sau khi phơi 3 nắng, lạp xưởng sẽ được mang treo lên gác bếp. Khói và hơi nóng của bếp lửa làm cho thịt nhồi bên trong săn hơn và ngon hơn.
Theo VNE
[Chế biến] - Thơm lừng thịt bò sốt vang theo kiểu Á Thịt bò chín mềm, sốt màu hồng, thơm mùi thảo quả và quế chi sẽ là một món ăn giản dị nhưng hấp dẫn các thành viên trong gia đình bạn đấy. Mời các bạn cùng vào bếp trổ tài với món Thịt bò sốt vang kiểu Á theo công thức sau nhé! Nguyên liệu: 800g bò nạm, rẻ sườn 100g rượu vang...