Ốc bươu đen đặc sản giá cao chót vót, bán hút hàng, người mua ăn tới tấp
Do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, giá ốc bươu đen (phía Bắc gọi là ốc nhồi) tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL tăng bình quân khoảng 20.000-25.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
Mua bán các loại ốc và nghêu sò tại một chợ ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Nhu cầu mua ốc bươu đen (phía Bắc gọi là ốc nhồi) tăng cao kèm theo đó giá bán ốc bươu đen cũng tăng.
Đầu năm 2020 đến nay, giá ốc bươu đen duy trì ở mức khá cao, ốc được nông dân bán xô cho thương lái và các vựa thu mua ốc từ 50.000-55.000 đồng/kg, còn ốc bươu đen tuyển lựa loại lớn có giá lên đến 60.000-65.000 đồng/kg (loại khoảng 25 con/kg). Còn giá ốc bươu đen bán lẻ tại chợ trên địa bàn TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL thường xuyên ở mức từ 70.000-75.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm qua.
Theo tiểu thương và chủ vựa thu mua ốc bươu đen, giá tăng cao do lượng ốc đánh bắt hạn chế, trong khi các loại ốc lớn chế biến nhiều món ăn ngon, được người tiêu dùng tại nhiều đô thị và thành phố lớn trong cả nước ưa chuộng, nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Hiện giá ốc lát cũng tăng lên ở mức cao tương đương như giá ốc bươu đen. Riêng những loại ốc nhỏ: ốc gạo, ốc đắng do có ít thịt và khó chế biến thành nhiều món ăn, giá ít biến động, giá bán lẻ phổ biến từ 15.000-20.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Người dân tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL tận dụng các ao mương sẵn có, làm các bể nhân tạo lót bạt để nuôi ốc bươu đen (phía Bắc gọi là ốc nhồi) và ốc lát. Nhiều hộ dân và cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản ở TP Cần Thơ và các tỉnh: Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp… cũng đẩy mạnh sản xuất giống ốc bươu đen và ốc lát để phục vụ thị trường.
Siêu thị yêu thương 0 đồng đầy ý nghĩa ở Cần Thơ
Mỗi ngày Siêu thị yêu thương 0 đồng ở TP Cần Thơ có rất đông người già, lao động nghèo đến nhận thực phẩm mang về lo bữa cơm gia đình, còn người trẻ thì nhiệt tình hỗ trợ tạo nên không khí sôi động, đầy sẻ chia về tình người trong đại dịch.
Người dân nghèo đến nhận thực phẩm từ Siêu thị yêu thương 0 đồng ẢNH: HÒA HỘI
Chia sẻ yêu thương
7 giờ 30 phút Siêu thị yêu thương 0 đồng tại Nhà văn hóa thiếu nhi quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) mở cửa nhưng từ sáng sớm đã có nhiều người dân xếp hàng dài chờ tới lượt nhận thực phẩm miễn phí. Người dân ở đây chủ yếu là người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, đang chịu tác động lớn sau dịch COVID-19. Mặc dù phải đứng xếp hàng dài nhưng ai nấy đều vui vẻ trước nghĩa cử cao đẹp của các bạn trẻ.
Hỗ trợ phát thực phẩm cho người dân là nhóm bạn trẻ hơn 20 người khoác trên mình màu áo xanh tình nguyện. Các bạn chia ra từng nhóm, phân công nhiệm vụ rõ ràng, phối hợp ăn í để chuyển thực phẩm nhanh nhất đến tay người dân. Nhóm tiếp nhận thông tin, giới thiệu những món đồ mà siêu thị có để người dân chọn lựa. Bạn thì hướng dẫn từng người xếp hàng, giữ khoảng cách an toàn để chống dịch. Các bạn làm việc liên tục, mồ hôi ướt đẫm áo nhưng vẫn niềm nở phục vụ người dân.
Bà Nguyễn Thị Út (74 tuổi ở phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) cầm túi thực phẩm với rau củ, gạo, trứng, nước tương... trở ra với nét mặt rạng rỡ. Bà Út cho biết, hằng ngày bà phải đi lượm đồng nát kiếm sống. Mấy tháng dịch COVID-19 diễn ra bà không đi đâu được. "Nhận được phần quà này tôi vui lắm! Ý nghĩa lắm! Chúng tôi đỡ đi chợ vài ngày", bà Út xúc động nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Cương (71 tuổi ở phường An Lạc, Ninh Kiều) không có con cái, sống cùng 3 anh em. Mỗi người làm một nghề khác nhau, người bán vé số, người làm phụ hồ còn bà Cương đi phụ rửa bát ở nhà hàng, dọn dẹp nhà cho người ta. Hơn 2 tháng dịch bệnh khiến bà thất nghiệp. "Cảm ơn các cháu nhiều lắm! Hôm nay tôi về sẽ nấu bữa cơm thịnh soạn đãi cả nhà, chứ ngày thường tằn tiện dữ lắm", bà Cương nói.
Siêu thị yêu thương 0 đồng không chỉ phục vụ cho người dân Cần Thơ mà có cả những người nghèo ở tỉnh khác. Bà Nguyễn Thị Thu Ba (81 tuổi, ở thị trấn Ngã Sáu, Châu Thành, Hậu Giang). Bà Ba làm nghề bán vé số, sống một mình ở thị trấn Ngã Sáu. Biết tin có Siêu thị yêu thương 0 đồng, bà Ba đi cùng một người bán vé số khác vượt hàng chục kilomet lên Cần Thơ xin thực phẩm. "Những ngày này chúng tôi không biết xoay xở ra sao để sống qua ngày. Tôi vô cùng cảm ơn các bạn trẻ, các nhà hảo tâm đã giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn này", bà Ba nói.
Lan tỏa
Siêu thị yêu thương 0 đồng do Hội LHTN và Hội Sinh viên TP Cần Thơ phối hợp tổ chức với phương châm "Người cần đến lấy, người có lòng đến sẻ chia". Siêu thị phục vụ ngày 2 ca, sáng từ 7 giờ 30 - 10 giờ; chiều từ 14 - 16 giờ 30. Mỗi phần quà do người dân tự lựa chọn, gồm rau củ quả, mì, trứng, thịt... trị giá khoảng 70.000 đồng. Mỗi ngày phục vụ khoảng 800 người.
Chị Lư Thị Ngọc Anh, Phó Bí thư Thành Đoàn - Chủ tịch Hội Sinh viên TP Cần Thơ cho biết, chỉ sau mấy ngày ra đời, Siêu thị yêu thương 0 đồng đã được xã hội đánh giá cao, nhiều người hưởng ứng. Hiện có nhiều mạnh thường quân muốn ủng hộ Siêu thị hoạt động lâu hơn nữa để chia sẻ khó khăn với cộng đồng.
Chia sẻ về ý tưởng mở Siêu thị yêu thương 0 đồng, chị Ngọc Anh cho biết, tình hình dịch COVID - 19 kéo dài khiến nhiều người dân gặp khó khăn, nhất là người bán vé số, người già, người tàn tật. Ở Cần Thơ đã có ATM phát gạo miễn phí nhưng mới chỉ hỗ trợ được người dân phần nào, không đảm bảo dinh dưỡng. Do vậy Thành Đoàn đã bàn bạc rồi đi đến quyết tâm mở Siêu thị yêu thương 0 đồng.
"Ban đầu chúng tôi chỉ chuẩn bị được khoảng 1.000 phần rau củ quả để duy trì phát trong 3 ngày. Nhưng khi thực hiện dân đến rất đông. Rất may có một số mạnh thường quân ủng hộ kịp thời nên chúng tôi phát được nhiều thực phẩm cho người dân", chị Ngọc Anh nói và cho biết, thấy Đoàn thanh niên làm tốt nên có người ủng hộ 2 tấn gạo, 700 kg đường, 1.000 hộp cá mồi, 2.000 hộp sữa...
Chứng kiến những người dân nghèo đến xin thực phẩm, bạn Võ Kim Phục (sinh viên năm 2 trường ại học Nam Cần Thơ) xúc động nói: "Trước giờ tham gia tình nguyện nhiều lần, mỗi lần có cảm xúc khác nhau. Ở đây em cảm nhận hoàn cảnh khó khăn của nhiều người. Hầu như ai trong số họ cũng đều nghèo. Nhưng người dân rất thân thiện, ý thức, không chen lấn khi xếp hàng nhận thực phẩm".
Cụ ông 71 tuổi vẫn "lãnh lương" 24 triệu/tháng nhờ nuôi ốc này Chỉ vỏn vẹn có 1.200 m2 mặt nước nhưng lão nông Lê Hoàng Thanh (ngụ xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) đã tận dụng nuôi ốc bươu đen, cho thu nhập 24 triệu đồng/tháng. Ông Lê Hoàng Thanh năm nay 71 tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn và ông luôn "kè kè" điện thoại bên người bởi có rất nhiều...