Obama và Romney tranh thủ vận động ngay sau cuộc so găng nảy lửa
Tổng thống Mỹ Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney đã lại quay trở lại chiến dịch tranh cử của mình, chỉ vài tiếng sau khi đối đầu nảy lửa, đôi lúc có phần quyết liệt ở vòng II ngày hôm qua.
Tổng thống Obama và ứng viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney trong cuộc tranh luận lần hai tại Đại học Hofstra ở New York, ngày 16/10/2012.
Ngay sau khi kết thúc màn phản pháo ngoạn mục trong cuộc cân não thứ hai với đối thủ nặng ký Mitt Romney tại hội trường trường Đại học Hofstra ở New York, Tổng thống Obama lập tức khởi hành đến hai tiểu bang miền trung tây là Iowa và Ohio với hy vọng có thể tận dụng âm hưởng từ buổi tranh luận ấn tượng của ông để lấy lại đà đi tiếp sau khi thể hiện khá mờ nhạt trong cuộc tranh luận đầu tiên hồi đầu tháng.
Các cuộc thăm dò ý kiến ngay sau buổi tranh luận của một số hãng tin như CNN cho thấy Tổng thống Obama đã giành phần thắng trước cựu thống đốc bang Massachusetts, người trong suốt hai tuần qua đã cầm hòa, thậm chí đôi lúc vượt trội, Tổng thống Obama trong nhiều lĩnh vực nhờ màn ra quân đầy thuyết phục ở vòng đầu tiên hôm 3/10.
Trong khi đó, theo ủy ban vận động của ông Romney, cựu Thống đốc bang Massachusetts đang vận động tranh cử ở tiểu bang Virginia.
Vòng đối mặt trực tiếp ngày hôm qua được tổ chức khác với lần đầu. Theo đó, bên cạnh các câu hỏi của phóng viên kênh truyền hình CNN, một số cử tọa dự cuộc tranh luận cũng đặt những câu hỏi trực tiếp cho hai ứng cử viên.
Với chủ đề chính trong 90 phút tranh luận xoay quanh các chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ, hai ứng cử viên Tổng thống đã có màn tranh luận khá căng thẳng, đôi lúc khiến người xem ngộp thở, khi liên tục xoáy vào những điểm yếu của nhau.
Đánh giá về cuộc tranh luận lần này, Giáo sư chính trị học Linda Fowler thuộc Đại học Dartmouth cho rằng ứng cử viên Romney khiến các cử tri Cộng hòa khá thất vọng khi ông không duy trì được thế thượng phong của mình.
Video đang HOT
Trong khi đó, Giáo sư John Pitney thuộc Đại học Claremont McKenna thừa nhận Tổng thống đương nhiệm đã có một “show diễn” hay hơn hẳn những gì ông đã thể hiện ở Denver.
Như vậy là sau hai màn so găng, thế cân bằng dường như đã được xác lập trở lại với tỉ số hòa “1-1″. Bởi vậy, ba tuần lễ phía trước sẽ không dễ dàng đối với cả hai chính khách, đặc biệt khi giờ đây mọi sự chú ý sẽ dồn vào cuộc “cân não” cuối cùng diễn ra vào ngày 22/10 tới.
Theo Dantri
Cuộc chiến thời trang trong bầu cử Mỹ
Ngoài các vấn đề kinh tế hay sức khỏe, giới mộ điệu ở Mỹ còn có một mối quan tâm khác đối với bầu cử tổng thống, đó là chính sách của hai ứng cử viên với tủ quần áo và phong cách thời trang của chính họ.
Trang phục của Thống đốc Mitt Romney và Tổng thống Barack Obama trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên. Ảnh: AFP
"Những vật nhỏ bé nhất cũng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới một chiến dịch tranh cử. Do đó, các ứng viên thường có xu hướng ăn vận một cách giản dị nhất có thể và trao quyền trưng diện cho phu nhân của họ", Maren Hartman, một chuyên gia phân tích, đồng thời là giám đốc nội dung tại Mỹ của WGSN, một công ty dự báo xu hướng thời trang có trụ sở ở Anh, nói.
Dù tư tưởng chính trị khác biệt, Hartman cho rằng cả đương kim Tổng thống Barack Obama và ứng viên của Đảng Cộng hòa Mitt Romney đều có quan điểm chung về ăn mặc khá bảo thủ.
"Việc xây dựng một hình ảnh phù hợp mang lại những lợi ích không nhỏ, nó giúp công chúng và cử tri nhận ra ai là người mà họ nên tin tưởng và trao các lá phiếu", Hartman nói, nhắc tới "vua táo" Steve Jobs với chiếc áo len cao cổ, quần jeans và giày New Balance CEO Facebook Mark Zuckerberg với chiếc áo phông xám và nụ cười thân thiện.
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ứng viên Romney thường xuyên xuất hiện với áo sơ mi Oxford và quần jeans xanh, những trang phục giúp ông gây dựng hình ảnh một chính trị gia giản dị thay vì là người sở hữu một khối tài sản kếch xù và đáng mơ ước. Ngược lại, Tổng thống Obama lại gây ấn tượng với những bộ comple được cắt may khéo léo, đôi lúc là áo sơ mi xắn tay phóng khoáng.
"Tôi nghĩ ông ấy thích hợp với bộ comple hơn", nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Tommy Hilfiger nói về Tổng thống Obama. "Ông ấy trông rất chuyên nghiệp mỗi khi xuất hiện trong bộ comple. Nó giúp tổng thống thu hút sự chú ý của máy quay và khiến ông ấy được chụp ảnh liên tục."
Trong khi đó, ứng viên phó tổng thống của đảng Cộng hòa Paul Ryan lại bị chỉ trích thậm tệ trên các ấn phẩm thời trang "ruột" của phụ nữ như Women's Wear Daily, Esquire và the New York Times Style Section vì những bộ trang phục không phù hợp.
Bruce Pask, biên tập viên thời trang của T Magazine, chuyên mục thời trang của tờ báo The New York Times, nói: "Tôi nghĩ ông ấy bị ảnh hưởng bởi một quan niệm sai lầm, cho rằng kích cỡ bộ trang phục của một người đàn ông tỷ lệ thuận với sự nam tính của anh ta. Theo đó, áo cỡ 42 sẽ thể hiện sự mạnh mẽ nhiều hơn cỡ 40. Thực tế là, việc nam giới khoác lên mình một bộ trang phục quá cỡ chỉ khiến anh ta trông nhỏ con hơn, do bị lấn át bởi cầu vai được may quá lớn, cổ áo sơ mi và thân áo quá rộng."
"Tôi nghĩ ông ấy đang cố gắng thể hiện mình giống một doanh nhân Mỹ lúc cuối tuần. Chắc Ryan muốn mọi người nghĩ ông ấy là "chàng trai nhà bên" trong bộ trang phục ấy, và ông ấy đã thành công", Hilfiger nói.
Không giống đấng mày râu, vẻ ngoài của các phu nhân được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn rất nhiều.
Mặc dù phong cách áo không tay đã trở thành một thương hiệu của đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Michelle Obama vẫn phải nhận những lời chỉ trích nặng nề khi xuất hiện trong một chiếc váy của nhà thiết kế nổi tiếng Alexander McQueen tại bữa tiệc cấp quốc gia với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hồi năm 2011, thay vì những lựa chọn mang tính ngoại giao hơn.
Và khá lâu trước khi chú chim màu vàng Big Bird (nhân vật trong một chương trình dành cho thiếu nhi) được xuất hiện trên sân khấu trong cuộc tranh luận của hai ứng viên tổng thống, một chú chim màu vàng khác cũng đã được xuất hiện và khiến chủ nhân của nó nhận về không ít lời phê bình.
Người phải hứng chịu búa rìu từ dư luận đó là bà Ann Romney, phu nhân của ứng viên đảng Cộng hòa, sau khi xuất hiện tại chương trình "This Morning" của đài CBS hồi tháng 5 với chiếc áo hiệu Reed Krakoff trị giá 990 USD in hình một chú chim màu vàng nổi bật.
Những người phản đối gọi bộ trang phục quá đắt đỏ của bà là "quá tầm" với người dân Mỹ.
Theo Emily Barnett, phó giáo sư thuộc Trường Thiết kế Parson, màu sắc có thể trở thành một vũ khí rất quan trọng, cho dù công chúng có nhận ra điều đó hay không. McDonald là một trong những ví dụ nổi bật nhất về mối quan hệ giữa màu sắc và thương hiệu, thông qua sự kết hợp giữa hai màu vàng và đỏ. Thực tế, màu đỏ vẫn được biết là có khả năng mang lại cảm giác đói trong khi vàng có xu hướng thể hiện sự vội vã. Hai màu sắc đó đã tạo ra một hình ảnh tuyệt vời, góp phần mang lại thành công cho chuỗi cửa hàng ăn nhanh hàng đầu thế giới.
Barnett kể từ lần cuối Tim Russert, người "chủ xị" chương trình "Meet the Press" trên đài NBC, phổ biến rộng rãi các khái niệm về màu đỏ - đại diện cho đảng Cộng hòa và màu xanh lam - đại diện cho Đảng Dân chủ, việc lựa chọn màu sắc caravat đã gián tiếp cho thấy lá phiếu của các cử tri. Trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên, hai ứng cử viên đã một lần nữa nhấn mạnh điều đó khi Romney xuất hiện với một chiếc caravat màu đỏ với kẻ sọc, trong khi Obama chọn thắt caravat nền xanh với những chi tiết nhỏ màu trắng.
Việc lựa chọn những đường kẻ chéo của Romney được cho là khá thông minh, theo lời Barnett, bởi đường chéo ngụ ý "một khả năng phán đoán mạnh mẽ", trong khi những chi tiết siêu nhỏ trên nền xanh lam của Obama lại tạo cảm giác yếu thế trong một cuộc tranh luận, bà nói.
Với các phu nhân, Barnett cho rằng cả hai người phụ nữ này đều đã có những lựa chọn tuyệt vời khi xuất hiện bên đức lang quân của họ, bao gồm cả chiếc áo khoác màu xanh thẫm của đệ nhất phu nhân Michelle. "Đó là màu sắc biểu tượng cho sự trung thành", Bartnett nói, nhấn mạnh thêm rằng chiếc áo rất phù hợp với cuộc tranh luận buổi tối, đồng thời cũng là ngày kỷ niệm 20 năm kết hôn của vợ chồng tổng thống.
Bà Ann, cũng không hề kém cạnh, lựa chọn một bộ đồ màu ngà voi, "màu có khả năng phản chiếu lại tất cả những màu khác và cũng thể hiện sự trong sáng, tươi mới và yên bình", Barnett nói.
Với cuộc tranh luận trực tiếp hôm nay, Barnett đã dự đoán rằng cả hai ứng cử viên vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện với những chiếc caravat có màu sắc tương tự, nhưng không quá nổi bật, nhằm thể hiện mong muốn thúc đẩy xu hướng hợp tác lưỡng đảng. Và bà đã đúng một phần, khi cả hai chiếc caravat đều bớt rực rỡ đi rất nhiều, nhưng dường như Obama và Romney đã đổi chúng cho nhau, khi chiếc màu đỏ lại nằm trên cổ Tổng thống, người đại diện đảng Dân chủ, và chiếc màu xanh lại thuộc về người còn lại, ứng viên của đảng Cộng hòa.
Theo VNE
Obama phản công, ghi điểm trong "hiệp hai" Quyết liệt, căng thẳng, liên tục ngắt lời nhau... là những miêu tả về vòng tranh luận thứ hai của hai ứng viên Tổng thống Mỹ - đương kim Tổng thống Dân chủ Barack Obama và đối thủ Cộng hòa Mitt Romney - sáng 17/10 (tối 16/10, giờ Mỹ). Đặc biệt, Tổng thống Obama đã phản công mạnh mẽ, ghi được nhiều điểm...