Obama tuyên bố hậu thuẫn Ukraine hết mức
Phát biểu tại Nhà Trắng trong buổi đón tiếp thủ tướng tạm quyền của Ukraine, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thể hiện quan điểm cứng rắn của Washington với Mátxcơva khi tuyên bố hậu thuẫn Ukraine hết mức trong cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ông Arseniy Yatsenyuk hội đàm cùng Tổng thống Mỹ Obama
Theo hãng tin AFP, động thái này đã cho thấy sự chia rẽ Đông – Tây trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang ngày một sâu sắc.
Ông Obama đã chào đón thủ tướng tạm quyền của Ukraine Arseniy Yatsenyuk tới Nhà Trắng, và đứng kế bên nhà lãnh đạo của Kiev trong khi hai bên cũng đưa ra những cảnh báo mạnh mẽ với Nga rằng Ukraine sẽ không từ bỏ chủ quyền của mình.
Ông Obama cũng lặp lại quan điểm rằng Mátxcơva sẽ phải đối mặt với “những tổn hại” khó xác định nếu Tổng thống Vladimir Putin không chịu lùi bước, và phản đối đề xuất mà ông gọi là một cuộc trưng cầu dân ý “liều lĩnh” tại Crimea.
Video đang HOT
“Vẫn còn có những con đường khác và chúng tôi hy vọng Tổng thống Putin sẵn sàng đi theo”, ông Obama phát biểu trước các phóng viên, trong khi ngồi kế bên ông Yatsenyuk tại Phòng Bầu Dục.
“Nhưng nếu ông ấy không làm vậy, tôi rất tự tin rằng cộng đồng quốc tế sẽ hậu thuẫn vững chắc cho chính phủ Ukraine”, ông Obama nói tiếp.
Về phần mình, ông Yatsenyuk đã cảm ơn Washington về sự hỗ trợ và tuyên bố: “Chúng tôi chiến đấu vì sự tự do. Chúng tôi chiến đấu vì sự độc lập. Chúng tôi chiến đấu vì chủ quyền. Và chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng”.
Các lãnh đạo của bán đảo Crimea của Ukraine, với sự hậu thuẫn từ Mátxcơva đang có kế hoạch tổ chức một cuộc chưng cầu dân ý vào Chủ nhật này, để tách khỏi Kiev và trở thành một phần của Liên bang Nga.
Binh sỹ Nga, được các binh sỹ địa phương hậu thuẫn, đã làm chủ khu vực này trong những ngày hỗn loạn cuối tháng trước, sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych thân Kremlin bị lật đổ.
Ông Obama nói rằng ông hy vọng cuộc khủng hoảng có thể được giải quyết thông qua ngoại giao, nhưng Ukraine và phương Tây không công nhận cuộc trưng cầu dân ý, còn Mátxcơva thì không công nhận chính quyền Kiev.
“Chúng tôi đã luôn nói rõ rằng chúng tôi coi sự xâm nhập của Nga vào Crimea bên ngoài các căn cứ của họ là một sự vi phạm luật pháp quốc tế”, Obama nói. “Và chúng tôi rất chắc chắn khi nói rằng, chúng tôi sẽ ủng hộ Ukraine và người Ukraine trong việc đảm bảo rằng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được đảm bảo”.
Yatsenyuk khẳng định ông “sẵn sàng và cởi mở” trong việc đối thoại với Nga, nhưng cảnh báo: “Chúng tôi muốn nói rất rõ ràng rằng Ukraine vẫn đang và sẽ là một phần của thế giới phương Tây”.
Trong chuyến thăm Washington, ông Yatsenyuk cũng có kế hoạch tìm cách chốt lại các chi tiết của thỏa thuận hỗ trợ 35 tỷ USD mà ông nói rằng nền kinh tế đang chao đảo của nước mình cần để trụ vững trong 2 năm tới.
Theo Dantri
Nga bác tin ra tối hậu thư cho hải quân Ukraine
Hạm đội Biển Đen của Nga hôm qua bác bỏ thông tin cho rằng họ ra tối hậu thư cho quân đội Ukraine ở Crimea, trong khi Mỹ lên án 1 hành động như vậy là vô cùng nguy hiểm.
Nga ra bác tin ra tối hậu thư cho hải quân Ukraine - Các quân nhân Ukraine bên trong cổng doanh trại ở Perevalnoye, cách thủ phủ Simferopol 15 km, sáng nay. Ảnh: NYT
Trước đó thông tin trên báo chí phương Tây cho hay Nga đang đưa lực lượng vào Crimea và ra tối hậu thư cho căn cứ quân sự của Ukraine, hoặc ra hàng hoặc sẽ bị tấn công. Tuy nhiên Interfax bác bỏ.
Theo Reuters, tổng thống lâm thời của Ukraine cho biết sự hiện diện quân sự của Nga ở Crimea ngày càng tăng. Kiev nói rằng phía Nga đang tập trung binh lực thiết giáp tại thành phố gần eo biển Kerch, ngăn cách giữa lãnh thổ Nga và Crimea. Các nhân viên biên phòng Ukraine mô tả rằng quân đội Nga được đưa lên các phà và tiến vào đất của Crimea, chiếm lĩnh các đồn biên phòng. Các hành động này diễn ra mà không hề có tiếng súng hay đổ máu.
Giới chức Nga không xác nhận bất cứ thông tin nào về các hành động trên.
Tại doanh trại quân đội Ukraine ở làng Perevalnoye, cách Simferopol khoảng 15 km, hàng trăm binh sĩ với áo giáp chống đạn và xe quân sự vẫn đang phong toả. Họ không mang phù hiệu của quốc gia nào. Binh sĩ Ukraine án binh bất động bên trong doanh trại và không đồng ý đầu hàng.
Trên mặt trận ngoại giao, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố "Nag đứng về phía sai lầm của lịch sử"trong vấn đề Ukraine. Tổng thư ký NATO kêu gọi liên minh họp khẩn. Các đại diện ngoại giao của Nga và Đức bắt đầu họp bàn về sáng kiến lập nhóm giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Một cuộc tranh luận gay gắt nổ ra giữa đại sứ Nga và Mỹ tại Liên hợp quốc, trong cuộc họp khẩn của Hội đồng bảo an. Đại sứ Nga Churkin đọc thư của tổng thống bị phế truất Yanukovych trong đó yêu cầu Nga giúp lập lại trật tự ở Ukraine. Đại sứ Mỹ Power gay gắt đòi hỏi Nga nhất trí với việc đưa đoàn quan sát quốc tế vào giám sát tình hình ở Ukraine.
Theo Xahoi
Thư gửi Nhà Trắng mong Flappy Bird 'sống lại' Một người hâm mộ trò chơi Flappy Bird vừa gửi "tâm thư" lên Nhà Trắng, với mong muốn trò chơi này được "sống lại" trên các chợ ứng dụng trực tuyến. Flappy Bird đã không còn tồn tại trên App Store - Ảnh chụp màn hình Theo CNET ngày 15.2, một người hâm mộ có tên gọi là D.S đã gửi một bản...