Obama trở lại châu Á, Mỹ cảnh báo Trung Quốc
Ngày 20/11, Mỹ ra thông báo Tổng thống Obama sẽ thực hiện chuyến công du châu Á trong tháng 4/2014. Cùng lúc đó, Ủy ban thẩm định an ninh và kinh tế Mỹ – Trung thuộc Quốc hội Hoa Kỳ cảnh báo Bắc Kinh đang gia tăng sức mạnh tại Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực phía Tây, trong đó có Biển Đông và Hoa Đông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: CSMonitor
Hãng thông tấn AFP ngày 20/11 dẫn lời Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice cho biết chuyến thăm của người đứng đầu Nhà Trắng tới châu Á sẽ diễn ra vào tháng 4/2014. Quyết định này được đưa ra sau nhiều ý kiến cho rằng Washington đang “thụt lùi” trong chiến lược chuyển trục sang châu Á-Thái Bình Dương trước việc ông Obama phải ở nhà vì Chính phủ đóng cửa. Tuy nhiên, bà Rice không tiết lộ cụ thể các điểm đến của Tổng thống Mỹ.
Cùng ngày, trong báo cáo thường niên công bố trước Quốc hội Hoa Kỳ, Ủy ban thẩm định an ninh và kinh tế Mỹ – Trung khẳng định Bắc Kinh đang tăng cường sức mạnh quân sự và cảnh báo Trung Quốc đang vận hành đội tàu ngầm và tàu chiến hiện đại lớn nhất ở Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông và Hoa Đông, trước năm 2020. Theo ủy ban này, điều đó có thể thay đổi cán cân sức mạnh tại khu vực và trở thành thách thức đối với Washington.
Từ đó, Ủy ban Mỹ – Trung kêu gọi Washington cần đẩy mạnh các dự án đóng tàu hải quân cũng như tăng cường hiện diện tác chiến trong khu vực và ủng hộ mục tiêu của Bộ Quốc phòng triển khai 60% tàu chiến Mỹ trên khu vực trước năm 2020 thay vì chỉ có 50% như thời điểm hiện nay.
Ngoài ra, ủy ban tư vấn cho Quốc hội Mỹ về những tác động đối với an ninh quốc gia, trong mối quan hệ giữa hai cường quốc thế giới này, cho rằng: Trung Quốc đang “chỉ đạo và thực hiện một chiến dịch do thám mạng quy mô lớn” có thể xâm nhập vào chính phủ và các ngành công nghiệp tư nhân ở Mỹ. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban – ông William Reinsch – khẳng định trên tờ Bloomberg: “Chúng tôi sẽ tập trung hết sức để đảm bảo các dữ liệu của Bộ Quốc phòng cũng như Chính phủ hay các thông tin của Mỹ được an toàn”.
Theo Songmoi
Video đang HOT
Ủy ban Thượng viện Mỹ ủng hộ luật nhập cư
Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ hôm qua bỏ phiếu ủng hộ dự luật cho phép hàng triệu người nhập cư trái phép trở thành công dân Mỹ. Cùng ngày, Ủy ban Đối ngoại tán thành đề xuất cấp vũ khí cho quân nổi dậy ở Syria.
Người nhập cư tuần hành yêu cầu được nhập quốc tịch Mỹ. Ảnh: Washington Post.
Quyết định chấp nhận Dự luật Nhập cư có thể giúp dự luật này thuận lợi hơn khi được đưa ra tranh luận tại Thượng viện vào tháng sau, mở ra cơ hội cho 11 triệu người nhập cư. "Tôi khuyến khích toàn bộ Thượng viện thông qua dự luật này sớm nhất có thể", Tổng thống Mỹ Barack Obama nói.
Với số phiếu 13-5, Ủy ban Tư pháp Thượng viện tán thành dự luật có nội dung cho phép người nhập cư trái phép sau 13 năm được trở thành công dân Mỹ, đồng thời tăng cường an ninh ở biên giới tây nam với Mexico - điểm nóng về vượt biên trái phép vào Mỹ.
Phiên bỏ phiếu được thực hiện sau quyết định của ủy ban này nhằm ủng hộ động thái của đảng Cộng hòa trong việc nới lỏng hạn chế các công ty công nghệ cao muốn tuyển dụng lao động tay nghề cao từ một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc...
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Orrin Hatch nói rằng, những thay đổi trong chính sách visa cho lao động tay nghề cao mà ông kêu gọi thay cho ngành công nghiệp, công nghệ cao của Mỹ chính là cái giá của việc ông bỏ phiếu ủng hộ dự luật.
Ông Frank Sharry, Giám đốc điều hành của tổ chức ủng hộ thay đổi luật nhập cư Tiếng nói nước Mỹ (America's Voice), nói rằng dự luật giờ đang được "thử nghiệm trên chiến trường", và ngày càng được đảng Cộng hòa ủng hộ nhiều hơn so với lúc Ủy ban Tư pháp bắt đầu bàn thảo.
"Đây là điều rất đáng kể. Hai đảng trong Quốc hội Mỹ thường xuyên mâu thuẫn trước mỗi vấn đề, nhưng giờ họ đang cùng làm việc về một vấn đề gây tranh cãi và đạt được tiến triển lớn", ông Sharry nhận xét.
Tuy nhiên, trước phiên bỏ phiếu, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Patrick Leahy bác bỏ đề xuất cho phép người nước ngoài đồng tính được kết hôn hợp pháp, vì bị nhiều nhà làm luật phản đối.
Các thành viên đảng Dân chủ nói chung ủng hộ đối xử bình đẳng với các cặp đồng tính và khác giới, nhưng đa số đảng viên đảng Cộng hòa phản đối.
"Đảng Dân chủ nên tự thấy xấu hổ khi không thể bảo vệ cộng đồng LGBT (đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính và người chuyển giới) trước đảng Cộng hòa", Rachel Tiven, Giám đốc điều hành của nhóm đấu tranh vì quyền của người đồng tính Immigration Equality, nói.
Ủng hộ vũ trang cho quân nổi dậy Syria
Hôm qua, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ bỏ phiếu ủng hộ chính phủ Mỹ cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy chống lại Chính phủ Syria. Tuy nhiên, chưa rõ những đối tượng nào sẽ được vũ trang, ngay cả khi đề xuất được thông qua trong bối cảnh Washington đang gặp nhiều khó khăn trong việc phản ứng với cuộc xung đột. Đây là lần đầu tiên các nhà làm luật Mỹ thông qua biện pháp quân sự như vậy cho một phe trong cuộc nội chiên kéo dài hai năm qua ở Syria.
Quân nổi dậy Syria nhìn quả rocket được bắn về phía lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad hôm 15/5. Ảnh: Getty Images.
Sau khi được Ủy ban Đối ngoại thông qua với số phiếu áp đảo, dự luật sẽ tiếp tục được toàn Thượng viện xem xét, trong bối cảnh nhiều nghị sĩ đang thúc giục Tổng thống Barack Obama tăng cường giúp đỡ lực lượng nổi dậy giành chiến thắng trong cuộc xung đột kéo dài khiến khoảng 80.000 người thiệt mạng.
Chỉ có ba Thượng nghị sĩ trong Ủy ban Đối ngoại phản đối đề xuất. Tuy nhiên, nhiều nhà làm luật thuộc cả hai đảng bày tỏ lo ngại rằng, vũ khí hạng nặng có nguy cơ rơi vào tay các tay súng có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda.
"Chúng ta khó biết ai sẽ được vũ trang. Sự thật là điều đó thay đổi mỗi ngày. Nhiều khi các tay súng nổi dậy còn đánh lẫn nhau", Thượng nghị sĩ Tom Udall, một trong ba người bỏ phiếu chống, nhận định.
Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa chiếm ưu thế không nhiệt tình với đề xuất trên, vì thế vẫn chưa rõ liệu đề xuất này có được Quốc hội Mỹ phê chuẩn để ông Obama ký thành luật hay không.
Tại Syria, các tay súng Hezbollah từ Li-băng và binh lính Syria được máy bay chiến đấu hỗ trợ đang thực hiện chiến dịch đẩy lùi lực lượng nổi dậy khỏi thị trấn biên giới gần Li-băng, làm dấy lên nguy cơ cuộc xung đột sẽ lan sang khu vực.
Khi Mỹ đang hoàn thành những bước cuối cùng để chấm dứt hơn một thập kỷ chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, đa số người Mỹ đều phản đối việc nước mình can thiệp vào Syria.
Cuộc khảo sát do hãng tin Reuters thực hiện hôm 21/5 cho thấy 60% người Mỹ nói rằng đất nước họ không nên can thiệp, chỉ có 12% ủng hộ.
Chính quyền Obama vẫn lưỡng lự không muốn cấp vũ khí sát thương cho quân nổi dậy Syria, dù thông tin tình báo nói rằng lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad rất có thể đã dùng vũ khí hóa học - điều mà ông Obama cho là đã vượt qua "vạch đỏ".
Tổng thống Mỹ tuần trước nói rằng sẽ xem xét cả biện pháp ngoại giao và quân sự để gây sức ép đối với ông Assad.
Theo vietbao
Australia lập uỷ ban đặc biệt đối phó với Trung Quốc Giới lãnh đạo Australia đã bí mật thành lập một đội đặc biệt đầy quyền lực nhằm đối phó với thách thức chưa từng có đặt ra từ phía một đất nước Trung Quốc đang ngày càng nổi lên. Nữ Thủ tướng Australia sắp có chuyến thăm đến Trung Quốc Ủy ban Các Bộ trưởng về Trung Quốc đã được thành lập theo...