Obama: “Tôi nhìn thấy những lời nói thiếu sót của mình tác động ra sao”
Trong buổi lễ tưởng niệm năm cảnh sát của vụ bắn tỉa ở Dallas, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẩn nài người Mỹ thuộc mọi chủng tộc thể hiện tình đoàn kết và sự hiểu biết.
AFP cho biết tổng thống đi cùng đệ nhất phu nhân Michelle Obama, đã trích dẫn nhiều điều trong Kinh Thánh khi ông phát biểu trước đám đông tham dự lễ tưởng niệm trong giai đoạn quốc gia bị choáng váng trước bạo lực súng ống và bị xâu xé bởi chính trị và nạn phân biệt chủng tộc.
“Tôi biết rằng hiện tại người dân Mỹ đang gặp khó khăn với những gì chúng ta đã chứng kiến trong tuần vừa qua” – ông Obama cho biết.
Ông Obama nhận định một loạt vụ bắn súng đều liên quan đến cáo buộc phân biệt chủng tộc đã đưa đến cảm xúc rằng “những rạn nứt sâu sắc trong nền dân chủ của chúng ta bất ngờ bị phơi bày ra, thậm chí còn rộng lớn hơn”.
“Tôi ở đây để nói rằng chúng ta phải từ bỏ những nỗi tuyệt vọng như thế. Tôi ở đây để khẳng định rằng chúng ta không bị chia cắt như chúng ta những tưởng” – tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Bài diễn văn của ông chủ Nhà Trắng cũng bao gồm một lời thú nhận thẳng thắn rằng những nỗ lực của ông để giải quyết bạo lực, súng đạn và phân biệt chủng tộc đã không tới nơi tới chốn.
Video đang HOT
“Tôi đã phải phát biểu tại quá nhiều buổi lễ tưởng niệm trong suốt nhiệm kỳ tổng thống này. Tôi đã nhìn thấy một tinh thần đoàn kết sinh ra từ bi thương có thể dần lụi tàn như thế nào. Tôi đã nhìn thấy những lời nói thiếu sót có thể mang đến những thay đổi (tiêu cực) như thế nào. Tôi đã nhìn thấy những lời nói thiếu sót của tôi đã tác động như thế nào” – Tổng thống Obama nhìn nhận.
Tám năm trước sức mạnh hùng biện đã giúp ông Obama trở thành tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ và giúp dấy lên niềm hi vọng về một quốc gia có thể vượt qua những chia rẻ xã hội sâu sắc.
Tuy nhiên, theo AFP, bài phát biểu hôm 12-7 cho thấy một vị tổng thống mệt mỏi với niềm hi vọng cho một sự thay đổi đã dần tàn.
Thay vào đó Tổng thống Obama đã kêu gọi người Mỹ hãy mở cửa trái tim với nhau.
Ông Obama kêu gọi người Mỹ da đen thấu hiểu những khó khăn của các nhân viên cảnh sát đang phục vụ trong cộng đồng.
Tuy nhiên tổng thống cũng thách thức lực lượng cảnh sát hầu hết là người Mỹ da trắng, tại một quốc gia mà nền tảng phân biệt chủng tộc đã không còn, phải thừa nhận rằng thành kiến ấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Theo Soha News
Australia lên tiếng về phán quyết biển Đông
Trung Quốc phải chấp nhận phán quyết về biển Đông và cần chấm dứt việc xây dựng đảo nhân tạo trên vùng biển tranh chấp, đại diện Bộ Ngoại giao Australia khẳng định.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cho rằng: Bắc Kinh sẽ đứng trước nguy cơ tổn hại danh tiếng và uy tín nếu nước này phớt lờ phán quyết do Tòa trọng tài thường trực đưa ra hôm qua, 12/7.
"Chúng tôi kêu gọi cả Philippines và Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ phán quyết. Đó là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý đối với cả 2 nước", bà Bishop phát biểu trên sóng kênh truyền hình quốc gia ABC.
Theo bà Bishop, những nguyên tắc quốc tế tồn tại từ rất lâu trước đây đã được soạn thành luật trong Công ước về Luật Biển và đó là nền tảng cho hoạt động thương mại hàng hải trên toàn thế giới. Vì thế, phớt lờ bộ luật này là một hành vi vi phạm nghiêm trọng.
"Cái giá cho uy tín sẽ rất đắt. Trung Quốc đang tìm cách trở thành người dẫn đầu ở khu vực cũng như quốc tế, và cần duy trì mối quan hệ thân thiện với các nước láng giềng. Đó là nhân tố thiết yếu cho sự trỗi dậy của nước này".
"Australia đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc chấm dứt động thái lấp đất trên biển và quân sự hóa trên các cấu trúc của nước này", bà Bishop nói.
"Chúng tôi hối thúc các bên có những bước đi nhằm hạ nhiệt căng thẳng, kiềm chế các hành động khiêu khích có khả năng dẫn tới tình trạng bất ổn nghiêm trọng hơn".
Trước đó, Bộ Ngoại giao Australia cũng đã ra thông cáo liên quan tới phán quyết của vụ kiện biển Đông.
Thông cáo nêu rõ: Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines được thành lập theo đúng Công ước về Luật biển (UNCLOS). Phán quyết này không phải về vấn đề chủ quyền, mà về quyền hàng hải.
Canberra cũng nhận định, phán quyết lần này là một phép thử quan trọng cho vấn đề: làm thế nào để khu vực có thể giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Bắc Kinh đã đưa ra yêu sách chủ quyền đối với phần lớn biển Đông, kể các các vùng biển tiếp giáp các nước láng giềng.
Tuy nhiên, Tòa trọng tài thường trực ngày 12/7 đã đưa ra phán quyết cho rằng, Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với khu vực tranh chấp và đã có những hành động bất hợp pháp khi lấp đất lấn biển trên diện rộng.
Theo Soha news
Chính phủ Mỹ ra thông cáo chính thức về phán quyết của PCA "Phán quyết của Tòa Trọng tài mang tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines," đại diện Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định. Ngày 12/7, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra thông cáo liên quan tới phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Thông cáo được Phát ngôn viên Bộ Ngoại...