Obama: Tóc tôi có thể đã bạc vì TPP
Lời hứa từ Tổng thống Obama trong cuộc gặp gỡ doanh nhân trẻ tại TP HCM đã đem lại động lực lớn cho nhiều doanh nghiệp đang băn khoăn về TPP.
Nhiều doanh nghiệp trẻ ở Việt Nam đang rất quan tâm đến chuyến thăm của Tổng thống Obama, mà một trong những nội dung quan trọng được đề cập đến trong chuyến đi này là triển vọng hiện thực hóa TPP.
Đừng lo, TPP sẽ được thông qua
Mặc dù TPP được bản thân Tổng thống Obama đánh giá là hiệp định mang đến một tiêu chuẩn thương mại của thế kỷ 21, nhưng vẫn có một số lo ngại cho tiến trình chung đi đến thống nhất của hiệp định này. Trong khi cộng đồng kinh doanh ở Việt Nam đang rất ủng hộ và mong chờ việc thông qua TPP, thì nhiều nghị sĩ Hoa Kỳ không mấy mặn mà. Nhiều câu hỏi đặt ra, là ở cương vị Tổng thống, ông cần phải làm gì để hiệp định này nhanh chóng được phê chuẩn.
Trước khi vào buổi giao lưu, Tổng thống Obama tham quan hai sản phẩm là máy cắt laser K-Laser Cutter và công nghệ tương tác ảo Silicon Straits Augmented Realty, ông thân thiện trao đổi với những người trẻ về sản phẩm của họ. Ảnh: Quốc Huy.
Theo ông Obama, TPP đưa 12 nước châu Á Thái Bình Dương gần nhau, tạo ra các tiêu chuẩn mới cho thương mại rất công bằng và bình đẳng, thúc đẩy pháp quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường… Xét một cách khách quan, Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất.
Chia sẻ với cộng đồng Startup chiều nay tại TP HCM, người đứng đầu Nhà Trắng cho biết, hiện tại thị trường Mỹ đã có cởi mở hơn nhiều. Và để đáp ứng các tiêu chí của hiệp định thương mại như vậy cũng cần sự cởi mở tương tự từ các quốc gia thành viên. Thực tế Mỹ đang tiến tới dỡ bỏ nhiều rào cản thuế quan. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh ở Mỹ, là đôi khi một vài hiệp định thương mại cũ không được thực hiện đầy đủ. Có thể lấy ví dụ như Trung Quốc không thực hiện nhiều quy định khi vào WTO. Đó là lý do khiến người Mỹ lo ngại và tỏ ra cảnh giác.
“Chúng tôi luôn hoàn tất các hiệp định thương mại khi đưa ra đàm phán, đó là lý do khiến tôi tin tưởng TPP sẽ thành công. Trên cương vị tổng thống, dù quốc hội có thể không hợp tác nhưng tôi vẫn làm được nhiều việc. Nếu Quốc hội Mỹ làm tốt có lẽ tóc tôi đã không bạc thế này”, Tổng thống Obama nói.
Video đang HOT
Ông nói với các doanh nhân trẻ Việt Nam: “Chúng ta cần phải tiến lên với TPP để đưa các nền kinh tế chúng ta lại gần nhau, mở rộng các thị trường, không chỉ cho các công ty lớn mà cả các công ty vừa và nhỏ. Thông điệp của tôi là nước Mỹ tin tưởng vào các bạn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn. Chính các bạn ở đây mới định hình cho tương lai của Việt Nam. Tôi mong muốn được lắng nghe từ các bạn”.
Tư duy toàn cầu là động lực cho khởi nghiệp
Mở đầu buổi đối thoại với các doanh nghiệp trẻ TP HCM, Tổng thống Obama cho rằng, ông nhận thấy sức mạnh của sự tăng trưởng tại TP HCM và Việt Nam cùng tinh thần doanh nhân đang sôi sục tại đây. Các doanh nhân trẻ cũng chia sẻ với tổng thống câu chuyện rất nhiều người muốn đóng góp cho cộng đồng, tạo ra công ăn việc làm. Tinh thần doanh nhân còn là nhiên liệu của tăng trưởng, nó đem lại cho người trẻ cơ hội để đưa năng lượng của mình và những điều lớn lao.
Tổng thống Obama trò chuyện với ba doanh nhân trẻ. Ảnh: Quốc Huy
Với người trẻ, có thể khẳng định kinh doanh là cả một quá trình xây dựng thương hiệu. Nhưng hơn thế nữa, nó còn là thứ giúp họ có thể tạo ra những cơ hội thay đổi.
Tổng thống Obama nhấn mạnh, Việt Nam đã có bước nhảy vọt về công nghệ, đây là công cụ hỗ trợ rất tốt để phát triển tư duy toàn cầu. Muốn khởi nghiệp tạo ra giá trị lớn thì cần phải phát huy trong môi trường toàn cầu, và doanh nghiệp cần vận dụng tư duy toàn cầu đó nhất là đối với người trẻ.
“Toàn cầu hóa là một việc tốt. Điều quan trọng là hãy để toàn cầu hóa phục vụ chúng ta”, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Viện giải cho vấn đề này, ông Obama nói: “Nếu bạn có sản phẩm tốt, có hậu cần tốt, bạn có thể tiếp cận hàng tỷ người. Điều này đặc biệt đúng với các doanh nghiêp nhỏ ở Việt Nam. Nếu có sản phẩm tốt, các bạn có thể đưa sản phảm đến đất nước khác. Ngoài ra, theo tôi, để kinh doanh tốt các doanh nghiệp trẻ cần hiểu về văn hóa, về môi trường các quốc gia khác nữa. Nếu không thể đi đến nơi mình muốn, các bạn có thể dùng Internet để tìm hiểu.
Tổng thống Mỹ cho rằng, đã qua rồi thời một người làm công việc trong 30 – 40 năm, ngày nay Internet đã thay đổi tất cả. Lợi thế lớn ở Việt Nam là giới trẻ ngày càng quyết tâm khởi nghiệp, hợp tác với những người có cùng mối quan tâm. Đó là điều tuyệt vời, dù rất thách thức. “Một câu nói nổi tiếng tại Thung lũng Silicon, là bạn sẽ không thành công nếu chưa bao giờ thất bại. Tôi lạc quan về tương lai của các bạn”, Tổng thống Obama nói với các doanh nghiệp trẻ.
Khi một nữ doanh nhân bày tỏ mong muốn được tiếp cận với các quỹ đầu tư, giảm dần sự khác biệt để doanh nhân Việt Nam – Hoa Kỳ hiểu nhau và hợp tác, ông Obama nói rằng ông rất chia sẻ với những khó khăn và thách thức mà giới khởi nghiệp đang đối mặt. Tuy nhiên, ông tin phần lớn trong số bạn trẻ ngồi đây là đi du học, trong đó nhiều nhất là ở Mỹ, nên họ đủ tự tin, bản lĩnh để bước vào kinh doanh.
Theo Bình Nguyên (Zing)
Nhiều ký kết thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt - Mỹ
Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) nhận định, thời điểm chuyến công du của Tổng thống Obama sang Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng vì đây chính là thời gian Quốc hội đang chuẩn bị xem xét để phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay.
Nhân chuyến công du của Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam, chiều ngày 23.5, AmCham và VCCI đồng tổ chức sự kiện tiếp xúc doanh nghiệp tại Hà Nội. Tại sự kiện này cũng sẽ diễn ra lễ ký kết thoả thuận giữa một số doanh nghiệp hội viên của AmCham với các đối tác Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama duyệt đội danh dự.
Ông Adam Sitkoff nhận định chuyến công du của Tổng thống Obama sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trên nhiều các lĩnh vực, trong đó có kinh tế, tình hữu nghị giữa hai dân tộc, an ninh, nhân quyền và các vấn đề toàn cầu cũng như khu vực mà các bên cùng quan tâm.
"Thời điểm chuyến công du của Tổng thống Obama sang Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng vì đây chính là thời gian Quốc hội đang chuẩn bị xem xét để phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay", ông Adam Sitkoff nhận định.
AmCham tin tưởng rằng TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho các công ty, nhà đầu tư, người lao động, nông dân và người tiêu dùng ở cả Việt Nam và Mỹ.
"Khi được triển khai đầy đủ, TPP sẽ mở đường cho nền kinh tế số, tăng cường sức mạnh cho các ngành công nghiệp sáng tạo và đổi mới; góp phần tạo nên sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư", ông Adam Sitkoff nói.
Ngoài ra, AmCham cũng nhận thức rằng TPP là một nhân tố tạo thay đổi cho Việt Nam và cho các doanh nghiệp hội viên của AmCham đang hoạt động ở Việt Nam. TPP sẽ đem đến nhiều chuyển biến quan trọng cho môi trường kinh doanh và mở ra nhiều cơ hội mới giúp Việt Nam tăng tốc trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa.
"Hiệp định này sẽ giúp khu vực tư nhân có thêm nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường quan trọng, kích thích cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài và góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho các chuỗi cung ứng; từ đó tạo ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, giúp tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động Việt Nam. AmCham chia sẻ sự ủng hộ nhiệt thành của Tổng thống Obama đối với Hiệp định thương mại mang tính lịch sử này", ông Adam Sitkoff nhận định.
Để chúc mừng sự tăng trưởng ngày càng lớn mạnh của mối quan hệ hợp tác song phương về thương mại đầu tư giữa hai nước, AmCham và VCCI đồng tổ chức sự kiện tiếp xúc doanh nghiệp với nội dung sẽ tập trung thảo luận vào các vấn đề quan trọng như TPP, biến đổi khí hậu và năng lượng sạch cùng nhiều vấn đề khác. Ngoài ra, sự kiện này cũng là lễ ký kết thoả thuận giữa một số doanh nghiệp hội viên của AmCham với các đối tác Việt Nam. Cụ thể là lễ ký kết các hiệp ước về biến đổi khí hậu và năng lượng sạch; và lễ ký kết các dự án đầu tư tương lai.
Trong đó, lễ ký kết các hiệp ước về biến đổi khí hậu và năng lượng sạch gồm có: Biên bản ghi nhớ về Thay đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long; Hợp tác nghiên cứu hạ lưu sông Mê Kông; Biên bản ghi nhớ GE về phát triển 1.000MW điện gió; Thỏa thuận hợp tác dự án năng lượng mặt trời giữa First Solar và Thiên Tân; Hợp tác Chiến lược giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Honeywell; Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và công ty dầu Murphy; Biên bản ghi nhớ về Nhà máy Biomass Minnesota; Thỏa thuận Đào tạo An toàn Hạt nhân.
Lễ ký kết các dự án đầu tư tương lai gồm có: Biên bản ghi nhớ The Grand Hồ Tràm Strip phát triển tháp khách sạn thứ 2; Biên bản ghi nhớ về Chương trình An toàn Giao thông.
Theo Danviet
Thời điểm Tổng thống Obama thăm Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng Thời điểm chuyến công du của Tổng thống Obama sang Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng vì đây chính là thời gian Quốc hội đang chuẩn bị xem xét để phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay. Ngày 22.5, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) Adam Sitkoff công bố...