Obama thúc giục Tập Cận Bình “xuống thang” tại Hoa Đông
Trong ngày cuối cùng của cuộc tiếp xúc bán chính thức Mỹ -Trung tại California, Tổng thống Obama đã hối thúc Chủ tịch Tập Cận Bình ngưng các hành động gây căng thẳng với Nhật.
Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Sunnylands, Rancho Mirage, California, ngày 8/6.
Trong cuộc họp báo trước khi thượng đỉnh không chính thức Mỹ -Trung kết thúc vào ngày thư bảy, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Tom Donilon thông báo ba sự kiện: một là Hoa Kỳ và Trung Quốc đồng ý hợp tác phi hạt nhân hóa Triều Tiên, thứ hai là chống nạn ô nhiễm môi trường gây hiệu ứng nhà kính.
Về tình hình biển Hoa Đông, nơi mà Trung Quốc liên tục đưa tàu xâm nhập lãnh hải quần đảo Senkaku gây căng thẳng với Nhật Bản, Tổng thống Mỹ kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc ngưng các hành động leo thang gây thêm xung khắc và tìm một giải pháp đối thoại với Tokyo.
Trong một cuộc họp báo riêng, cố vấn Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Tổng thống Obama là Bắc Kinh đã quyết định dứt khoát “bảo vệ chủ quyền quốc gia tại biển Hoa Đông và Biển Đông.”
Washington đã nhiều lần khẳng định với Bắc Kinh là hiệp ước an ninh hỗ tương Mỹ – Nhật bao gồm cả quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Sau cuộc tiếp xúc giữa ông Obama-Tập Cận Bình, cố vấn Quốc vụ viện Dương Khiết Trì cũng thông báo Trung Quốc sẽ tham dự cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) vào năm 2014 theo lời mời của Mỹ. Theo ông Dương Khiết Trì, trong cuộc gặp, cả ông Tập và ông Obama đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện quan hệ quân sự song phương, cam kết xây dựng một kiểu quan hệ quân sự mới giữa Trung-Mỹ.
Theo Dantri
Video đang HOT
Mỹ chi 18 triệu USD làm điện thoại cho Obama
Tổng thống Mỹ Barack Obama phải nói lời chia tay với chiếc điện thoại BlackBerry 8830 để sử dụng một chiếc điện thoại triệu đô mà Nhà Trắng chế tạo riêng cho ông.
Năm 2008 khi mới nhậm chức, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã sử dụng chiếc điện thoại siêu bảo mật Blackberry 8830 được Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) kiểm tra độ bảo mật theo tiêu chuẩn liên bang và sử dụng phần mềm SecureVoice do Công ty Genesis Key Inc. phát triển. Việc kiểm tra điện thoại của NSA được giao cho một ủy ban đặc biệt gồm những chuyên gia được phép sử dụng những thông tin mật quốc gia.
Theo đó, chiếc điện thoại Blackbery của ông Obama được chính Công ty Genesis Key Inc. chế tạo và Giám đốc Công ty Steven Garrett từ chối tiết lộ những thông số của máy vì lý do an ninh quốc gia. Khi đó, ông Obama còn được đặt cho biệt danh là "Tổng thống BlackBerry". Trong cuộc tranh cử vào Nhà Trắng, không lúc nào ông rời chiếc BlackBerry, đồng thời nhận được khá nhiều lá phiếu từ tầng lớp thanh niên. Sau khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, Barack Obama vẫn giữ tình yêu dành cho điện thoại Black Berry. Ông cũng đồng thời trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử sử dụng BlackBerry để gửi email khi còn đương nhiệm.
Ông Barack Obama với chiếc BlackBerry màu bạc 8830 một thời. Ảnh. Cnet.
Tuy nhiên đến nhiệm kỳ mới, do BlackBerry đã không vượt qua những kiểm tra khắt khe và nghiêm ngặt của Cục an ninh Quốc gia Mỹ nên ông Obama đành phải chuyển sang sử dụng mẫu điện thoại siêu bảo mật Sectéra Edge do Cục an ninh Mỹ liên kết với nhà thầu quốc phòng của Mỹ là General Dynamics Secreta Edge chế tạo. Đây được coi là mẫu điện thoại có độ bảo mật tối tân nhất hiện nay.
18 triệu USD để nghiên cứu
Theo quy định trong Hồ sơ đạo luật Tổng thống của Mỹ, mọi thông tin đến và đi tại Nhà Trắng đều phải được ghi và lưu lại một cách chặt chẽ để trình cho Quốc hội cùng Tòa án Liên bang kiểm tra. Ngoài ra, những người chịu trách nhiệm về liên lạc bằng thư điện tử của tổng thống đều phải có sự đồng ý, nghĩa là nhận được sự ủy quyền của Nhà Trắng. Những người này không được phép truyền những văn kiện, điện tín trên ra bên ngoài. Hơn nữa, chỉ có 10 người trong Nhà Trắng mới được ủy quyền nhận và gửi email cho ông Obama.
Ông Obama hội đàm với "giám đốc diễn thuyết" Jon Favreau trên chuyến bay Air Force One đến Paris năm 2009. Phía trước mặt là hai chiếc BlackBerry đen và bạc của ông. Ảnh. Pete Souza.
Cận cảnh hai chiếc BlackBerry của ông Obama
Nhằm đảm bảo an ninh chặt chẽ, ông Obama sẽ không được phép tiếp tục sử dụng điện thoại di động của hãng BlackBerry nữa. Theo phân tích của nhân viên tình báo Mỹ, Cục an ninh Mỹ đã phát hiện ít nhất 16 lỗ hổng (điểm yếu) của các mẫu điện thoại BlackBerry. Tức là mẫu điện thoại của hãng này rất dễ dàng bị hacker hoặc virus tấn công, có nhiều nguy cơ bị lộ thông tin trong quá trình nhận email hoặc gửi tin nhắn.
Ngoài ra, khi sử dụng internet không dây như wifi hay 3G, BlackBerry lại được tích hợp chức năng định vị toàn cầu, chính điều này dẫn đến tình trạng dễ dàng bị lộ thông tin mật cũng như về vị trí của ông Obama. Do đó, ông Obama đã phải ngưng sử dụng BlackBerry ngay sau khi đắc cử lần hai vào Nhà Trắng đầu năm nay.
Chiếc điện thoại siêu bảo mật Sectéra Edge
Mẫu điện thoại hiện tại mà ông Obama đang sử dụng là điện thoại di động Sectéra Edge với nền tảng Palm Treo 750 và Windows CE thế hệ mới đã được Cục an ninh Mỹ chấp thuận sau khi kiểm tra với độ bảo mật ở mức độ cao nhất. Theo thông tin từ Cục an ninh Mỹ thì cơ quan này đã phải bỏ ra 18 triệu USD cho dự án nghiên cứu và phát triển mẫu điện thoại bảo mật thông minh, trong đó mẫu điện thoại mà ông Obama đang sử dụng là một trong những thành tựu từ dự án triệu đô trên.
Vẫn chưa đủ bảo mật?
Theo phân tích của Cục an ninh Mỹ về mẫu điện thoại bảo mật mới trên thì nó có hai màn hình, màn hình màu phía trên và màn hình xám phía dưới. Trong đó, màn hình xám chủ yếu có chức năng nhận biết các trang mạng có an toàn hay không, phím bên phải trên màn hình xám dùng để khởi động chế độ bảo mật. Như vậy, chỉ có những thiết bị và các thao tác đã được chứng nhận mới được điện thoại này tiếp nhận. Ngoài ra, điện thoại này còn có hai bộ nhớ, với mục đích có thể ngăn chặn những dấu hiệu không an toàn, đồng thời tấn công và loại trừ những số liệu nguy hiểm. Một điều đáng tiếc là mẫu điện thoại này không có chức năng chụp hình, nhưng bù lại vẫn có khe cắm tai nghe.
Hình vẽ giải thích chi tiết ứng dụng, chức năng của điện thoại siêu bảo mật Sectéra Edge
Những chức năng khác của điện thoại như nhận, phát thư điện tử, phát video hình và file âm thanh, xử lý được các file Office, kết nối mạng và đồng bộ thời gian, kết nối với bạn bè và cập nhật lịch trình. Một ưu điểm nữa là có thể mã hóa các con số cũng như ngôn ngữ điện thoại. Ngoài ra, máy còn có thể sử dụng luân chuyển 1 trong 4 nhà mạng hiện đang phổ biến nhất của Mỹ. Cuộc gọi thoại sử dụng giao thức mã hóa SCIP (Secure Communications Interoperability Protocol) và HAIPE IS, có thể kết nối với mạng bí mật SIPRNet.
Đây là mạng bí mật mà chỉ rất ít người Mỹ được phép truy cập, được kiểm soát một cách chặt chẽ, đồng thời là mạng để Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như Bộ Quốc phòng nước này dùng để lưu trữ và vận chuyển các tài liệu mật, chỉ có những nhân viên cơ mật cao cấp mới có quyền được truy cập. Hơn nữa, chỉ có những mẫu điện thoại thông minh như điện thoại Sectéra Edge của tổng thống Barack Obama cùng điện thoại Guardian do Cục an ninh Quốc gia Mỹ nghiên cứu và chế tạo mới có đủ tư cách để kết nối với mạng bí mật trên.
Bên cạnh đó, mẫu điện thoại trên cũng có thể dễ dàng chuyển sang các chế độ bình thường như bất kỳ điện thoại nào khác. Chỉ cần ấn một nút là có thể chuyển đời từ hệ thống "bảo mật" sang chế độ "không bảo mật". Mỗi hệ thống sẽ có những dữ liệu riêng biệt bao gồm số liệu, ngôn ngữ và ứng dụng. Vì vậy, ông Obama cũng có thể sử dụng những hệ thống này để xử lý những thao tác và hoạt động mang tính cá nhân.
Như vậy, siêu điện thoại di động của tổng thống Mỹ Barack Obama có thể ngăn ngừa được mọi hoạt động tấn công, đột nhập từ bên ngoài như hacker hay virus. Tuy nhiên, hacker nổi tiếng thế giới là Kevin lại lên tiếng đe dọa có thể tấn công và đột nhập vào máy điện thoại tuyệt mật trên của ông Obama. Có vẻ như các chuyên gia an ninh của Nhà Trắng sẽ vẫn phải tiếp tục nghiên cứu và phát triển một mẫu điện thoại an toàn hơn cho ông Obama.
Theo 24h
Obama "kết thân" với tân Chủ tịch nước Trung Quốc Tổng thống Mỹ Obama hôm qua đã không lãng phí thời gian để "kết thân" với tân Chủ tịch nước Trung Quốc, khi gọi điện cho ông Tập Cận Bình chỉ vài giờ sau khi kết quả bầu cử được công bố, hối thúc ông Tập trong vấn đề Triều Tiên và tội phạm mạng. Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Phó Chủ...