Obama thay đổi kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan
Tổng thống Mỹ Barack Obama giữ lại khoảng 8.400 quân ở nước này cho tới khi ông kết thúc nhiệm kỳ, nhiều hơn so với kế hoạch trước đó.
Tổng thống Mỹ Obama hôm nay phát biểu tại Nhà Trắng, thông báo kế hoạch rút quân khỏi Iraq. Ảnh: ABCNews
Phát biểu từ Nhà Trắng, ông Obama cho biết ông sẽ rút 1.400 quân khỏi Afghanistan, từ 9.800 xuống còn 8.400. Chỉ tiêu ban đầu ông đề ra là giữ lại 5.500 quân tại Afghanistan.
Ông Obama cho rằng vai trò của lực lượng Mỹ ở Afghanistan vẫn không đổi: huấn luyện, cố vấn cho cảnh sát, quân đội nước này và hỗ trợ các chiến dịch chống khủng bố nhằm vào Taliban và các nhóm khác. Nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama kết thúc vào tháng 1/2017.
Video đang HOT
Ông Obama cho biết ông đã chấm dứt nhiệm vụ tác chiến của Mỹ ở Afghanistan, nhưng thừa nhận mối quan ngại về an ninh vẫn dai dẳng.
“Tình hình an ninh ở Afghanistan vẫn còn bấp bênh”, CNN dẫn tổng thống Mỹ nói. “Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng ta có lợi ích an ninh quốc gia khi chúng ta đem đến cho những đối tác Afghanistan các cơ hội tốt nhất để thành công”.
Tổng thống Mỹ Obama nói khi đứng cùng Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford. Ông Obama tuyên bố trước khi tới Ba Lan dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày 8/7.
Trọng Giáp
Theo VNE
Làn sóng tị nạn cao kỷ lục kể từ sau Thế chiến II
Liên Hợp Quốc cho biết số người tị nạn trên thế giới đang ở mức kỷ lục do các xung đột ở nhiều nơi.
Châu Âu đang tìm cách giải quyết bài toán về người tị nạn. Ảnh minh họa: AFP.
Theo ước tính đến cuối năm 2015 của Liên Hợp Quốc, số người tị nạn, làm đơn xin tị nạn trên thế giới là 65,3 triệu , tăng 5 triệu người so với năm 2014. Con số này nghĩa là cứ 113 người trên Trái đất thì có một là người tị nạn, theo BBC.
Liên Hợp Quốc cho biết một nửa số người tị nạn hiện nay đến từ ba nước là Syria, Afghanistan và Somalia. Trong Ngày Tị nạn Thế giới 20/6, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cảnh báo "không khí bài xích người nước ngoài" đang tăng lên ở châu Âu do dòng người tị nạn không ngừng đổ về.
Số người tị nạn sang châu Âu đang ở mức cao nhất từ sau Thế chiến II, bất chấp sự phản đối của các nhóm cực hữu và chính sách chống nhập cư của một số nước. Tuy nhiên, hơn 86% số người tị nạn đã được che chở ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Thổ Nhĩ Kỳ nhận nhiều người tị nạn nhất với 2,5 triệu, tiếp đó là Pakistan và Lebanon.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), năm ngoái có hơn một triệu người di cư đến châu Âu bằng đường biển, 35.000 người đến bằng đường bộ. Các nước được người di cư nhắm đến nhiều nhất là Đức, Mỹ và Thụy Điển, các quốc gia có mức sống cao.
Cuộc khủng hoảng người tị nạn cũng gây rạn nứt trong nội bộ EU. Các nước thuộc khối Schengen vốn cho phép cư dân tự do qua biên giới của nhau nay đã phải tái lập các trạm kiểm soát và hàng rào biên giới.
Văn Việt
Theo VNE
Lầu Năm Góc có gần 140 lỗ hổng an ninh Tin tặc được chính phủ Mỹ mời tham gia một chương trình thí điểm tìm ra 138 lỗ hổng an ninh trong 5 website của Lầu Năm Góc. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: AP. Sự kiện "Xâm nhập Lầu Năm Góc", cuộc thi "tìm lỗi nhận thưởng" đầu tiên của Washington, thu hút 1.400 người Mỹ hiểu biết về máy...