Obama – Tập Cận Bình sẽ hội đàm ở Bắc Kinh
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ nhấn mạnh sự quan ngại về gián điệp mạng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tuần tới, khi hai nhà lãnh đạo cùng tham các hội nghị lớn của khu vực.
Tổng thống Barack Obama (trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình trong một cuộc gặp năm 2013. Ảnh: Xinhua
Giới chức Mỹ hôm qua cho hay cuộc gặp giữa ông Obama và ông Tập sẽ diễn ra nhân hội nghị cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh.
Nhà lãnh đạo Mỹ dự kiến sẽ đề nghị Trung Quốc không tiếp tục tìm kiếm lợi thế cạnh tranh với các nước khác bằng những phương pháp vi phạm tiêu chuẩn quốc tế, Reuters dẫn lời một trong các quan chức nói.
Gián điệp mạng là một trong những mối bất đồng chính gây ra căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Trung những năm gần đây. Hai nước nhiều lần cáo buộc chính phủ và quân đội thâm nhập vào mạng máy tính của các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp của nhau nhằm đánh cắp thông tin.
Quan chức trên cho rằng hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc có thuyên giảm sau những chỉ trích của Mỹ, nhưng vẫn chưa có sự thay đổi cơ bản.
Video đang HOT
Giới chức Mỹ cũng cho hay, trong thời gian tham dự hội nghị cấp cao của APEC và hội nghị của các nước thuộc nhóm G-20 ở Australia, ông Obama không có kế hoạch hội đàm chính thức với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, họ dự kiến sẽ có các cuộc trao đổi bên lề trong bối cảnh căng thẳng Nga – Mỹ lên cao do cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Anh Ngọc
Theo VNE
Đức sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị ASEM 10
Tại cuộc họp báo chung của hai Thủ tướng Đức và Việt Nam, Thủ tướng Đức - bà Angela Merkkel phát biểu: "Đức sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị ASEM 10".
Ngày 15/10/2014 theo giờ địa phương, sau lễ đón chính thức tại Phủ Thủ tướng Đức, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm.
Thủ tướng Angela Merkel khẳng định, Đức coi trọng quan hệ với Việt Nam, quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động và có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đặc biệt có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Liên Bang Đức
Hai Thủ tướng đánh giá quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Đức có sự phát triển nhanh về mọi mặt. Trong nhiều năm liền, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU.
Thủ tướng Angela Merkel và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí thúc đẩy tiến độ các dự án hợp tác trọng điểm như Ngôi nhà Đức, xây dựng tuyến tầu điện ngầm số 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, tạo động lực thúc đẩy đầu tư của Đức vào Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel
Sau hội đàm, hai Thủ tướng có cuộc họp báo chung. Hai nhà Lãnh đạo cho rằng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông phải bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
Thủ tướng Đức Angela Markel cũng nêu rõ quan điểm, Đức ủng hộ lập trường của Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và coi đây là phương thức hiệu quả để giải quyết các khác biệt.
Thủ tướng Đức Angela Markel khẳng định, Đức rất quan tâm có một con đường hàng hải tự do và an toàn. Chính vì vậy, Đức thường xuyên nói về vấn đề này trong phạm vi song phương và tại khu vực Liên minh châu Âu.
"Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các bên giải quyết căng thẳng bằng biện pháp hòa bình và các quốc gia thực thi đúng các cam kết quốc tế của mình. Không chỉ có Đức mà nhiều nước trong Liên minh châu Âu chắc chắn sẽ trao đổi vấn đề này tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 10 để tạo được con đường hàng hải tự do, an ninh, an toàn...", Thủ tướng Đức phát biểu.
Trả lời câu hỏi của Phóng viên Router rằng Việt Nam có kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế hay không, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới".
"Việt Nam chúng tôi có lẽ cũng như tất cả các quốc gia, các nước trên thế giới sẽ bằng mọi biện pháp để bảo vệ độc lập chủ quyền của mình theo đúng luật pháp quốc tế. Tôi cho rằng biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, tiến bộ mà cả thế giới, cả nhân loại đều ủng hộ".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkkel khẳng định cuộc hội đàm đã diễn ra thành công tốt đẹp, theo đó hai bên đã thảo luận, thống nhất nhiều phương hướng hợp tác và biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức phát triển hiệu quả và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam đề nghị Đức trên tinh thần Đối tác chiến lược và là nước có vai trò quan trọng trong EU, ủng hộ Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với EU.
Thủ tướng Đức khẳng định, Chính phủ Đức ủng hộ việc sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU và thúc đẩy EU công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam vào thời điểm ký Hiệp định. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU là hiệp định quan trọng, mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho hai Bên.
Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2013 đạt 7,7 tỷ USD, tăng 18 % so với năm 2012. Hiện Đức đang xếp thứ 22/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 232 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký đạt 1,25 tỷ USD. Khoảng 250 doanh nghiệp, trong đó có nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu của Đức như Siemens, Bosch, Bilfinger... đang kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam.
Theo Khampha
Hàn Quốc và Triều Tiên: Thông điệp từ bữa ăn trưa? Ngày 4/10, Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhất trí khôi phục cuộc hội đàm cấp cao, vốn bị trì hoãn từ tháng 2, theo thông báo từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc. Thông báo này được đưa ra sau chuyến công du ngoài dự kiến tới Hàn Quốc để dự lễ bế mạc Á vận hội 2014 của ba lãnh đạo cấp...