Obama sẽ gửi quân tới chiến đấu với IS?
Obama gửi quân chống IS,Tổng thống Obama có thể sẽ gửi một bản dự thảo nghị quyết tới Quốc hội, xin phép dùng bộ binh chống lại IS vào ngày 11/2.
Tổng thống Obama có thể sẽ gửi một bản dự thảo nghị quyết tới Quốc hội, xin phép dùng bộ binh chống lại IS vào ngày 11/2.
Bản dự thảo mà Tổng thống Obama gửi tới Quốc hội có thể bao gồm hạn chế trong sử dụng bộ binh, khung thời gian và địa điểm quân Mỹ sẽ triển khai.
Tổng thống Obama hiện dựa vào sự uỷ quyền của Quốc hội, điều mà Tổng thống tiền nhiệm George Bush đã sử dụng để tiến hành các chiến dịch quân sự từ sau ngày 11/9.
Trước đó, Tổng thống Obama cho biết mình có quyền điều động 2.763 quân Mỹ ở Iraq để huấn luyện, giúp đỡ lực lượng an ninh Iraq và tiến hành các cuộc không kích ở Iraq và Syria.
Một thành viên quốc hội cho biết Tổng thống có thể xin uỷ quyền trong vòng 3 năm. Điều này có nghĩa là Tổng thống Mỹ kế nhiệm sẽ phải xin uỷ quyền mới nếu muốn đánh IS. Theo vị quan chức này, Tổng thống Obama muốn để ngỏ khả năng gửi bộ binh tới chiến đấu khi cần thiết, và không muốn lực lượng Mỹ chiến đấu lâu dài trên mặt đất.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Những thành viên Quốc hội bảo thủ thì muốn Quốc hội đưa thêm nhiều quyền hạn hơn cho Tổng thống trong cuộc chiến chống IS không kèm thêm hạn chế nào.
Video đang HOT
Thượng nghị sỹ Orrin Hatch nói sự uỷ quyền này nên linh hoạt để có thể đối phó với không chỉ IS mà với bất kỳ một nhóm khủng bố nào thành lập trong tương lai. Trong khi đó, nhiều nghị sỹ muốn sự uỷ quyền này chỉ giới hạn trong việc huấn luyện, trang bị vũ khí và thực hiện các cuộc không kích mà không triển khai bộ binh.
Hiền Thảo (theo Foxnews)
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc xua tàu cá ra Biển Đông, Mỹ nói cứng
Quốc hội Mỹ đã đưa ra dự thảo nghị quyết về vấn đề tranh chấp ở châu Á- Thái Bình Dương, theo đó kêu gọi Washington phải có hành động cụ thể.
Dự thảo nghị quyết về tranh chấp ở châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
Sáng 1/8 (theo giờ Việt Nam), hạ nghị sỹ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban sức mạnh biển và triển khai lực lượng, và hạ nghị sỹ Colleen Hanabusa, thành viên UB Quân lực Hạ viện, đã giới thiệu dự thảo nghị quyết lưỡng đảng tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với tự do hàng hải ở châu Á-Thái Bình Dương.
Dự thảo một lần nữa khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Mỹ đối với tự do hàng hải, việc sử dụng hợp pháp vùng biển và vùng trời tại châu Á-TBD, cũng như giải pháp ngoại giao, hòa bình cho các đòi hỏi chủ quyền, tranh chấp biển và lãnh thổ.
Dự thảo nghị quyết nêu rõ, các vùng biển và vùng trời tại châu Á-TBD giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thịnh vượng, ổn định và an ninh trong khu vực, trong đó có hoạt động thương mại toàn cầu.
Hạ nghị sỹ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban sức mạnh biển và triển khai lực lượng
Dự thảo nghị quyết khẳng định, Mỹ có lợi ích rõ ràng trong việc khuyến khích và ủng hộ các nước trong khu vực hợp tác và giải quyết các bất đồng bằng con đường ngoại giao, đồng thời kịch kiệt phản đối các hành vi cưỡng ép, hăm dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Dự thảo nghị quyết của UB Quân lực Hạ viện Mỹ chỉ rõ, những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ của TQ, chưa được chứng thực theo luật pháp quốc tế bao gồm Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, là một mưu toan đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và cho thấy dấu hiệu vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà TQ đã ký với ASEAN năm 2002.
Dự thảo nhấn mạnh, Chính phủ Mỹ lên án các hành động cưỡng ép và đe dọa, hoặc sử dụng vũ lực nhằm cản trở sự tự do hoạt động trên không phận quốc tế, thay đổi hiện trạng hoặc gây bất ổn đối với khu vực châu Á-TBD.
Dự thảo hối thúc tất cả các bên kiềm chế những hoạt động gây mất ổn định, bao gồm sự chiếm đóng trái phép, hoặc các nỗ lực nhằm khẳng định một cách trái luật những đòi hỏi chủ quyền gây tranh cãi.
Dự thảo ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và TQ trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) cũng như ủng hộ sự phát triển của các định chế khu vực, bao gồm Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ), hội nghị thượng đỉnh Đông Á, và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng, để tạo dựng sự hợp tác thực chất trong khu vực và tăng cường vai trò của luật pháp quốc tế.
Hành động của Trung Quốc đang gây căng thẳng và bất ổn trong khu vực
Đáng chú ý, dự thảo nghị quyết nêu rõ, việc Mỹ thiết lập và thực thi một khuôn khổ chính sách với Chính phủ VN phản ánh cả sự tiến bộ và các thách thức tồn tại trong quan hệ song phương, cũng như những lợi ích an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ trong việc làm sâu sắc và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với VN thông qua việc bán hoặc chuyển giao trang thiết bị quốc phòng thích hợp, góp phần vào sự phát triển và duy trì các khả năng phòng thủ bên ngoài của VN.
Phát biểu trước các nghị sỹ, hạ nghị sỹ Forbes nhấn mạnh, dự thảo tái khẳng định lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ trong việc đảm bảo tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ. Cả hai lĩnh vực này đã liên tục bị thách thức bởi các nỗ lực mang tính cưỡng ép của TQ nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
Trung Quốc xua tàu cá ra Biển Đông và vai trò của nước Mỹ
Dự thảo này được các nghị sỹ Mỹ công bố cùng vào thời điểm Trung Quốc lên kế hoạch ăn cướp trắng trợn tài nguyên Biển Đông với hàng vạn tàu cá mà họ gọi đó là hành động khai thác tài nguyên trong chủ quyền của họ (phi pháp, phi lý).
Theo thông tin từ Cục hải sự quốc gia Trung Quốc ngày 31/7 đã đăng tải thông báo số 0168 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01/8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
Hàng vạn tàu cá Trung Quốc đang ồ ạt kéo ra Biển Đông để vơ vét tài nguyên
Tân Hoa Xã Trung Quốc ngày 31/7 đưa tin, hiện tất cả tàu cá đánh bắt ở biển Đông đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc ra khơi, chỉ tính riêng tỉnh Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông đã có tới 9000 tàu đánh bắt xa bờ đang chờ &'tiếng còi" kết thúc lệnh cấm, để ồ ạt ra khơi trưa ngày 1/8. Tổng cộng số tàu cá ra khơi ngày 1/8 của Trung Quốc ước tính tới hàng vạn tàu.
Hàng năm, Trung Quốc đều đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt này trên diện tích chiếm tới 80% Biển Đông. Khi lệnh cấm đánh bắt còn hiệu lực, tàu ngư chính, hải giám, hải tuần của Trung Quốc thường xuyên quấy rầy, cướp bóc, bắt giữ các tàu cá của nước khác hoạt động trên ngư trường truyền thống của họ.
Trước đó, Thượng viện Mỹ đã ra quyết định, yêu cầu Trung Quốc phải trao trả hiện trạng Biển Đông như trước ngày 1/5/2014, là ngày mà giàn khoan Hải Dương 981 tiến vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam để thực hiện hành động khoan thăm dò. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phớt lờ yêu cầu đó và vẫn đơn phương làm những gì mình muốn.
Phát biểu trước các nghị sỹ, hạ nghị sỹ Forbes nhấn mạnh: cách hành xử gần đây của TQ nhấn mạnh một thực tế quan trọng, đó là Mỹ vẫn phải tích cực can dự vào châu Á-TND để đảm hòa bình và thịnh vượng vốn đã định hình trong khu vực trong suốt 6 thập kỷ qua.
heo_Báo Đất Việt
Nga cáo buộc Kiev dùng bom napan trong các trận đánh ở miền Đông Ngày 12/6, Nga đã đệ trình một dự thảo nghị quyết về Ukraine lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, yêu cầu tổ chức này đóng một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine và cáo buộc Kiev sử dụng bom napan. Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin. (Nguồn:TTXVN) Đại sứ Nga tại...