Obama: Sẽ cho Trung Quốc thấy hậu quả trên Biển Đông
Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng phô trương sức mạnh và hành xử có trách nhiệm hơn đối với các tranh chấp trên Biển Đông.
Sân bay trái phép do Trung Quốc xây dựng trên đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua nói với CNN rằng ông ủng hộ Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình”, nhưng Bắc Kinh cần phải hiểu rằng “sức mạnh lớn, trách nhiệm càng cao”.
“Nếu bạn ký kết một hiệp ước kêu gọi sử dụng biện pháp trọng tài quốc tế giải quyết các vấn đề trên biển, thì thực tế là dù bạn có lớn hơn Philippines hay Việt Nam hoặc các nước khác, đó không phải là lý do để bạn đi khắp nơi phô trương sức mạnh”, Obama nói . “Bạn phải tuân theo luật pháp quốc tế”.
Video đang HOT
Người đứng đầu nước Mỹ cho biết ông đã thúc giục Trung Quốc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. “Ở những nơi Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế như tại Biển Đông hay với một số hành vi của họ về chính sách kinh tế, chúng tôi luôn rất cứng rắn. Chúng ta phải cho họ thấy các hành động đó sẽ phải hứng chịu hậu quả”, ông Obama nói.
Dù đã ký tham gia Công ước quốc tế về Luật biển 1982( UNCLOS), Trung Quốc lại khăng khăng tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7 bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” Bắc Kinh đơn phương vẽ ra, bao phủ gần hết diện tích Biển Đông.
Tuyên bố trên của ông Obama được đưa ra trong bối cảnh ông chuẩn bị lên đường sang Trung Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 và gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần sau.
Văn Việt
Theo VNE
Trung Quốc tự vẽ 'vùng biển' ở Biển Đông, dọa bỏ tù người xâm phạm
Tòa án Tối cao Trung Quốc ban hành bản diễn giải về cái gọi là "các vùng biển của Trung Quốc", dọa phạt tù một năm với hoạt động đánh bắt ở đây.
Các tàu cá của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm nay ban hành một bản diễn giải về cái gọi là "các vùng biển của Trung Quốc". Bản diễn giải không nhắc đến phán quyết từ Tòa Trọng tài ngày 12/7 và tự cho rằng nó phù hợp với cả luật pháp Trung Quốc lẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
"Sức mạnh tư pháp là thành phần quan trọng trong chủ quyền quốc gia", Tòa án Tối cao Trung Quốc cho biết, theo Reuters. "Các tòa án nhân dân sẽ tích cực thực hiện quyền tài phán đối với các vùng lãnh hải Trung Quốc, hỗ trợ cơ quan hành chính quản lý trên biển về mặt pháp lý... bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích của Trung Quốc".
Các vùng biển có quyền tài phán theo cách diễn giải của Trung Quốc bao gồm vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Trung Quốc cảnh báo những người đi trái phép vào lãnh hải Trung Quốc và từ chối rời đi khi bị đuổi hoặc tiếp tục xâm nhập sau khi bị đuổi ra sẽ được coi là phạm tội hình sự "nghiêm trọng" và lĩnh án tối đa một năm tù.
"Cách giải thích này tạo ra sự đảm bảo về mặt pháp lý cho việc thực thi luật đánh bắt cá trên biển", Tòa án Tối cao Trung Quốc cho biết thêm.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông bằng "đường lưỡi bò" tự vẽ ra, đi sát vào vùng biển các quốc gia láng giềng. Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, ngày 12/7 ra phán quyết Trung Quốc không có quyền lịch sử với tài nguyên bên trong cái gọi là "đường lưỡi bò". Tòa còn kết luận không có thực thể nào thuộc quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm phi pháp có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế cho nước này.
Trung Quốc hàng năm còn đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Việt Nam khẳng định việc làm này của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Như Tâm
Theo VNE
Chuyên gia Philippines: Phán quyết 'đường lưỡi bò' không phải viên thuốc thần kỳ Dù thắng trong vụ kiện "đường lưỡi bò", Philippines hiện vẫn áp dụng phương pháp kiên nhẫn, hy vọng sẽ thảo luận với Trung Quốc để giúp giảm căng thẳng Biển Đông. Cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos, trái, là người nhận trách nhiệm đàm phán với Trung Quốc sau phán quyết của Tòa trọng tài. Ảnh: Inquirer Tòa trọng tài Phụ lục...